5. Cấu trúc bài báo cáo
3.2.1. Định hướng phát triển bền vững
Kết quả nghiên cứu, phân tích cấu trúc, chức năng kết hợp với đánh giá cảnh quan sẽ là một cơ sở khoa học đáng tin cậy để phát triển các loại cây trông phù hợp với từng đặc điểm và điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu…
Trồng trọt
Cây lúa: Phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, đầu tư thâm canh, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là khâu giống để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm, có thể nâng lên một năm 3 vụ lúa ở những vùng có điều kiện
Cần quy hoạch thành vùng tập trung với quy mô trên 30% tổng diện tích trồng lúa để phát triển các loại giống lúa chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu
Đối với những cây hoa màu, Tập trung phát triển các vùng rau chuyên theo hướng thâm canh tăng năng suất, ở khu vực vành đai thành phố, thị xã và các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và các xã đồng bằng ven biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh
Lâm nghiệp
Làm tốt công tác khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt khoảng 59%/MT cũ 60%. Phát triển lâm nghiệp xã hội theo hướng xã hội hoá nghề rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền
vững và nâng cao chất lượng rừng. Tập trung tăng nhanh diện tích rừng trồng; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất để tạo hệ sinh thái bền vững nhằm bảo vệ quỹ đất, quỹ gen, môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh và giao đất cho các hộ theo khả năng sử dụng đối với diện tích đất trống, đồi núi trọc
Về đất thổ cư: Cần xử lý các sự án treo, các dự án kém hiệu quả. Phát triển các khu dân cư có quy hoạch hợp lý, rõ ràng