Giải pháp sử dụng hợp lý TNTN và PTKT bền vững cho huyệnDiễn Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Diễn Châu – Nghệ An (Trang 31 - 33)

5. Cấu trúc bài báo cáo

3.2.2. Giải pháp sử dụng hợp lý TNTN và PTKT bền vững cho huyệnDiễn Châu

Một số đề xuất kiến nghị về định hướng sử dụng tài nguyên và bố trí hợp lý không gian sản xuất theo hướng bền vững

- Chuyển đổi đất sử dụng

Qua việc đánh giá cảnh quan huyện, chúng ta có cái nhìn tổng quá về tình hình sử dụng đất của huyện,có rất nhiều khu vực đất đai đang bị bỏ hoang, chúng ta có thể chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất này để nâng cao hiệu quả trong khai thác tài nguyên của địa phương

- Đẩy mạnh phát triển thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt là một nguồn lợi mà huyện Diễn Châu chưa tận dụng tốt trong phát triển kinh tế, việc các công trình thủy lợi chưa có phát triển đồng bộ gây khó khăn trong việc cung cấp nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản và cho ngành nông nghiệp. . Tuy nhiên, việc phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.Tuy chỉ nuôi trồng được một vụ/năm nhưng cần có các biện pháp khoanhvùng và quy hoạch khoa học theo hình thức nông – lâm kết hợp nhằm khai thác 1cách hiệu quả nhất và bảo vệ môi trường khu vực, tránh việc đào ao thả cá thiếu quy hoạch ngay trên đất nông nghiệp

- Phát triển giống cây trồng phù hợp

Với điều kiện thiên nhiên tương đối khắc nghiệt, hằng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão đổ bộ vào, nên việc lựa chọn những giống cây ngắn ngày và cây chịu ngập sẽ giúp người dân giảm bớt được thiệt hại do thiên nhiên gây nên.

Đồng thời, với sự đa dạng về các giống câytrồng sẽ làm cho các nông sản của huyện trở nên phong phú hơn

VD: Trên vùng đất khô cằn, hoang hóa, nông dân Lưu Đình Liên, xã Diễn Liên đã mạnh dạn tìm hiểu và đưa trên 400 gốc thanh long ruột đỏ vào trồng. Mặc dù, đây là cây trồng kén đất, nhưng nhờ học hỏi kỹ thuật từ nhiều kênh thông tin, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hợp lý nên qua 3 lứa quả đầu, ông Liên thu lãi trên 70 triệu đồng. Ưu điểm của thanh long đỏ ruột quả ngọt, đẹp, giàu chất dinh dưỡng nên thị trường ưu dùng. Với hiệu quả mang lại, hiện nay ông tiếp tục trồng thêm 400 gốc thanh long trong vụ tới.

Thực hiện NQ Đảng bộ huyện khóa 30, Diễn Châu đã ban hành đề án tái cơ cấu và đề án ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Theo đó nhiều cơ chế hỗ trợ cho nông nghiệp được ban hành kịp thời, tạo động lực giúp nông dân mạnh dạn đưa mô hình mới vào sản xuất. Hiện nay, toàn huyện đã xây dựng được 500 héc ta cánh đồng mẫu lớn, 8 mô hình liên kết “4 nhà” trong nông nghiệp, 3 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trên 220 trang trại quy mô lớn. Tiêu biểu như mô hình nuôi đà điểu, lợn rừng, vịt trời, trồng dưa lưới, thanh long đỏ ruột, dưa lê, trồng nấm, cây dược liệu…trung bình mỗi năm lãi từ 200 đến hàng tỷ đồng. Đây là nền tảng quan trọng để Diễn Châu thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Những mô hình mới, sản xuất hàng hóa thu nhập cao đang dần thay đổi tập quán canh tác nông nghiệp truyền thống của người nông dân Diễn Châu. Đây là hướng đi hiệu quả cần được hỗ trợ nhân rộng để đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững, phù hợp với xu thế hiện đại hóa nông nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Diễn Châu – Nghệ An (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w