Đặc điểm nhận dạng:
Con đực trƣởng thành có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở gáy màu trắng. Lƣng, cánh và đuôi màu đen, mép lông màu lam ánh thép. Hai lông đuôi ở giữa
nhọn, dài và ngắn dần ở các đôi tiếp theo 2 bên. Da trần quanh mặt đỏ, tạo thành thuỳ nhỏ ở hai bên trán. Mỏ màu lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ.
Con cái trƣởng thành không có mào rõ ràng. Bộ lông nhìn chung có màu hung nâu. Các phần khác có màu tƣơng tự nhƣ ở con đực.
Phân bố:
- RPH. Động Châu: Với nỗ lực khảo sát bằng phƣơng pháp chuyên gia, bẫy ảnh nhƣng vẫn chƣa tìm thấy loài Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi ở RPH Động Châu.
- Trong nước: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ( huyện Phong Điền, Hải Lăng, Đakrong, Lệ Thủy và Quảng Ninh).
- Thế giới: Chỉ có ở Việt Nam.
Giá trị bảo tồn:
Đã đƣợc đƣa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc EN (Nguy cấp), Danh Lục Đỏ IUCN (2014) ở bậc CR (Rất nguy cấp). Theo Delacour từ năm 1923 Gà lôi lam mào trắng đã đƣợc coi là loài hiếm của họ Trĩ, số lƣợng ít, vùng phân bố hẹp. Kết quả điều tra, nghiên cứu từ năm 1988 đến nay cho thấy các vùng rừng trong khu vực phân bố lịch sử của chúng đã bị hủy hoại nghiêm trọng sau chiến tranh kéo dài, khốc liệt và bị khai thác quá mức. Đồng thời chúng còn bị săn bắt bừa bãi. Hiện nay rất hiếm gặp, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Các ghi nhận về loài Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi ngoài thiên nhiên do Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị thông báo bằng văn bản năm 2000 cho thấy có 01 cá thể Gà lôi lam mào trắng (♂) bị mắc bẫy ở địa phận rừng thuộc khe Làng An, xã Triệu Nguyên, tỉnh Quảng Trị và 02 cá thể Gà lôi lam mào trắng (01♂, 01♀) cùng với 05 quả trứng đã thu giữ đƣợc ở địa phận rừng thuộc xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Đây có thể đƣợc coi là những bằng chứng cuối cùng ghi nhận đƣợc Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi ngoài thiên nhiên cho đến nay.
Tình trạng của Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi ở RPH Động Châu
Tình trạng hiện tại về sự có mặt của loài này ở RPH Động Châu chƣa đƣợc khẳng định chắc chắn. Tất cả những thông tin liên quan đến sự hiện diện của loài này ở RPH Động Châu có đƣợc từ ngƣời dân địa phƣơng ở các bản Rum-Ho và An Bai. Cả hai thôn bản này gần kề với RPH Động Châu và hầu hết ngƣời dân ở đây hiểu biết về động vật hoang dã của khu vực RPH Động Châu.
Năm 2011, Hội Trĩ Thế giới (WPA), Trung tâm tƣ vấn về Đào tạo và phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Quảng Trị (CECARD) và BirdLife đã tiến hành khảo sát sử dụng phƣơng pháp bẫy ảnh ở trên diện rộng của RPH Động Châu và một phần ở KBTTN Đắk Rông (tỉnh Quảng Trị). Kết quả cho đến nay vẫn chƣa khẳng định sự hiện diện của loài này ở các điểm đã khảo sát. Dựa trên số lƣợng bẫy ảnh-ngày đêm (>1.500) ở những sinh cảnh thích hợp của RPH Động Châu có thể kết luận là loài này có thể không hiện diện hoặc nếu có thì ở mật độ rất thấp nên đã không phát hiện thấy ở đây. Kết quả phỏng vấn thông tin về Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi
đƣợc thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn về Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi
STT Tên bản Tổng số hộ dân trong bản Số ngƣời đƣợc phỏng vấn Số ngƣời đã bắt gặp Ngày phỏng vấn
1 Hai Lẹc, xã Kim Thuỷ 41 20 3 19/04/2014
2 An Bai, xã Kim Thuỷ 98 34 4 20/04/2014
3 Rum-Ho, xã Lâm Thuỷ 80 35 9 21/04/2014
4 Mụ Mệ, xã Lâm Thuỷ 63 15 5 22/04/2014
5 Trung Đoàn, xã Lâm Thuỷ 42 18 2 23/04/2014
6 Bạch Đàn, xã Lâm Thuỷ 48 7 2 24/04/2014
7 Mít, xã Lâm Thuỷ 64 12 7 25/04/2014
Từ bảng 3.7 cho thấy: Đã có 32 phiếu biết thông tin hoặc đã từng bắt gặp Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi trong tổng số 141 phiếu phỏng vấn (chiếm 22,70% tổng số phiếu). Trong đó:
- Tại xã Kim Thủy: Số phiếu biết thông tin hoặc đã từng bắt gặp Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi ở bản Hai Lẹc với 3/20 phiếu (chiếm 15,00% số phiếu), bản An Bai với 4/34 phiếu (chiếm 11,76%).
- Tại xã Lâm Thủy: Số phiếu biết thông tin hoặc đã từng bắt gặp Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi ở bản: Rum - Ho với 9/35 phiếu (chiếm 25,71%), Mụ Mệ với 5/15 phiếu (chiếm 33,33%), Trung Đoàn với 2/18 phiếu (chiếm 11,11%), Bạch Đàn với 2/7 phiếu (chiếm 28,57%) và Mít 7/12 phiếu (chiếm 58,33%).