Sự phân bố của chim theo các dạng sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của các loài chim trĩ thuộc giống lophura ở rừng phòng hộ động châu, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp bảo tồn​ (Trang 58 - 64)

Sự phân bố về thành phần loài chim theo 5 dạng sinh cảnh ở RPH Động Châu đƣợc thể hiện ở bảng 3.5, phụ lục 2 và hình 3.2.

Bảng 3.5. Sự phân bố về thành phần loài chim theo các dạng sinh cảnh

STT Tên họ Sự phân bố theo sinh cảnh

(1) (2) (3) (4) (5) 1 Trĩ Phasianidae 6 10 2 2 2 Bồ câu Columbidae 6 7 4 2 1 3 Yến Apodidae 2 3 2 3 2 4 Cu cu Cuculidae 2 5 1 8 6 5 Gà nƣớc Rallidae 1 6 Diệc Ardeidae 1 1 3 7 Rẽ Scolopacidae 1

STT Tên họ Sự phân bố theo sinh cảnh (1) (2) (3) (4) (5) 8 Cun cút Turnicidae 1 1 1 9 Cú Strigidae 4 4 4 4 10 Ƣng Accipitridae 10 10 10 1 1 11 Nuốc Trogonidae 2 2 2 12 Niệc Bucerotidae 3 2 3 13 Trảu Meropidae 1 1 1 14 Sả rừng Coraciidae 1 1 15 Bói cá Alcedinidae 3 4 3 3

16 Thầy chùa Megalaimidae 3 4 4

17 Gõ kiến Picidae 4 6 6 2 1 18 Cắt Falconidae 1 1 1 19 Vẹt Psittacidae 1 1 20 Mỏ rộng Eurylaimidae 2 2 2 21 Đuôi cụt Pittidae 3 4 22 Nhạn rừng Artamidae 1 23 Chim nghệ Aegithinidae 1 1 24 Phƣờng chèo Campephagidae 7 7 7 2 25 Bách thanh Laniidae 1 1 26 Vàng anh Oriolidae 1 1 1 1

27 Chèo bẻo Dicruridae 4 6 2 6 2

28 Rẻ quạt Rhipiduridae 1 1 1 1

29 Đớp ruồi mỏ quặp

Monarchidae 2 2 1 1 1

30 Quạ Corvidae 4 4 1

31 Bạc má Paridae 2 1 1

32 Chiền chiện Cisticolidae 1 1

33 Chào mào Pycnonotidae 2 2 2 5 3

STT Tên họ Sự phân bố theo sinh cảnh

(1) (2) (3) (4) (5)

35 Khƣớu Timaliidae 19 22 15 19 2

36 Vành khuyên Zosteropidae 1

37 Chim lam Irenidae 1 1 1 1

38 Sáo Sturnidae 4

39 Hoét Turdidae 2 2

40 Đớp ruồi Muscicapidae 6 6 6 5 1

41 Chim xanh Chloropseidae 2 2 2 2

42 Chim sâu Dicaeidae 1 1

43 Hút mật Nectariniidae 3 5 3 5 1

44 Sẻ Passeridae 1

45 Chìa vôi Motacillidae 1 2

Số họ 26 34 21 32 29

Tỷ lệ % số họ 57,8 75,6 46,7 71,1 62,2

Số loài 101 132 78 93 50

Tỷ lệ % số loài 63,1 82,5 48,8 58,1 31,2

Ghi chú: Phân bố theo các dạng sinh cảnh: (1) - Rừng kín thƣờng xanh ít bị tác động; (2) - Rừng kín thƣờng xanh đã bị tác động mạnh; (3) – Rừng trên núi đá vôi; (4) - Trảng cỏ, trảng cây bụi; (5) - Đồng ruộng, nƣơng rẫy.

26 101 34 132 21 78 32 93 29 50 0 20 40 60 80 100 120 140 Rừng kín thường xanh ít bị tác động Rừng kín thường xanh đã bị tác động mạnh Rừng trên núi đá vôi Trảng cỏ, trảng cây bụi Đồng ruộng, nương rẫy Số họ Số loài

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố của họ và loài chim theo các dạng sinh cảnh

- Sự phân bố của họ theo các dạng sinh cảnh: Dạng sinh cảnh gặp nhiều họ nhất là rừng kín thƣờng xanh đã bị tác động mạnh với 34 họ (chiếm 75,6% tổng số họ ghi nhận đƣợc ở RPH Động Châu); tiếp đến là dạng sinh cảnh trảng cỏ, trảng cây bụi với 32 họ (chiếm 71,1%); dạng sinh cảnh đồng ruộng, nƣơng rẫy với 29 họ (chiếm 64,4%); dạng sinh cảnh rừng kín thƣờng xanh ít bị tác động với 26 họ (chiếm 57,8%); thấp nhất là dạng sinh cảnh rừng trên núi đá vôi với 21 họ (chiếm 46,7%).

- Sự phân bố của loài theo các dạng sinh cảnh: Qua thống kê về sự phân bố của loài theo 5 dạng sinh cảnh, ta nhận thấy sinh cảnh gặp nhiều loài nhất là rừng kín thƣờng xanh đã bị tác động mạnh với 132 loài (chiếm 82,5% tổng số loài ghi nhận đƣợc ở RPH Động Châu); tiếp đến là dạng sinh cảnh rừng kín thƣờng xanh ít bị tác động với 101 loài (chiếm 63,1%); dạng sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi với 93 loài (chiếm 58,1%); dạng sinh cảnh rừng trên núi đá vôi với 78 loài (chiếm 48,8%) thấp nhất là dạng sinh cảnh đồng ruộng, nƣơng rẫy với 50 loài (chiếm 31,2%).

Sự phân bố của chim ở 5 dạng sinh cảnh của RPH Động Châu có sự khác nhau về thành phần loài và số lƣợng cá thể của loài nhằm thích nghi với điều kiện sống của chúng. Sự phân bố của các họ và loài ƣu thế trong 5 dạng sinh cảnh ở RPH Động Châu đƣợc thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các họ và loài ƣu thế trong các dạng sinh cảnh TT Dạng sinh cảnh Các họ ƣu thế (số loài) 1 Rừng kín thƣờng xanh ít bị tác động

Khƣớu Timaliidae ( 19 loài); Ƣng Accipitridae (10); Phƣờng chèo Campephagidae (7); Trĩ Phasianidae (6), Bồ câu Columbidae (6); Đớp ruồi Muscicapidae (6) 2 Rừng kín thƣờng xanh đã bị tác động mạnh

Khƣớu Timaliidae ( 22 loài); Trĩ Phasianidae (10); Ƣng Accipitridae (10); Bồ câu Columbidae (7), Phƣờng chèo

Campephagidae (7); Gõ kiến Picidae (6); Chèo bẻo Dicruridae (6); Đớp ruồi Muscicapidae (6)

3 Sinh cảnh rừng trên núi đá vôi

Khƣớu Timaliidae ( 15 loài); Ƣng Accipitridae (10); Phƣờng chèo Campephagidae (7); Gõ kiến Picidae (6); Đớp ruồi Muscicapidae (6); Bồ câu Columbidae (4); Cú Strigidae (4); Thầy chùa

Megalaimidae (4)

4 Trảng cỏ, trảng cây bụi

Khƣớu Timaliidae ( 22 loài); Cu cu Cuculidae (8); Chèo bẻo Dicruridae (6); Chào mào Pycnonotidae (5); Đớp ruồi Muscicapidae (5); Hút mật Nectariniidae (5)

5 Đổng ruộng, nƣơng rẫy

Cu cu Cuculidae (6 loài); Sáo Sturnidae (4); Chim chích Sylviidae (3); Chào mào Pycnonotidae (3); Diệc Ardeidae (3), Bói cá Alcedinidae (3)

Sinh cảnh rừng kín thường xanh ít bị tác động

Các họ chim ƣu thế cho dạng sinh cảnh này là họ Khƣớu Timaliidae 19 loài; Ƣng Accipitridae 10; Phƣờng chèo Campephagidae 7; ba họ Trĩ Phasianidae, Bồ câu Columbidae; Đớp ruồi Muscicapidae đều có 6 loài. Đây là dạng sinh cảnh có sự phân bố của nhiều loài chim có giá trị bảo tồn cao so với các dạng sinh cảnh khác nhƣ: Trĩ sao, Niệc Nâu,… Các loài đặc trƣng cho dạng sinh cảnh này chủ yếu thuộc họ Khƣớu Timaliidae,...

Khi dạng sinh cảnh này bị mất đi dẫn đến làm mất sinh cảnh sống của các loài chim quý hiếm cấp quốc gia và quốc tế, đẩy các loài này đứng trƣớc nguy cơ bị diệt

vong. Cho nên, để bảo vệ đƣợc các loài quý hiếm cần phải bảo vệ đƣợc sinh cảnh sống của chúng.

Sinh cảnh rừng kín thường xanh đã bị tác động mạnh

Với đặc trƣng về thảm thực vật đa dạng, nhiều tầng tán, sinh cảnh này là nơi thích hợp cho việc làm tổ và kiếm ăn của nhiều loài chim, nơi tập trung sự phân bố của nhiều loài chim nhất so với các dạng sinh cảnh khác. Các họ ƣu thế ở sinh cảnh này là họ Khƣớu Timaliidae 22 loài; hai họ Trĩ Phasianidae; Ƣng Accipitridae đều có 10 loài; hai họ Bồ câu Columbidae, Phƣờng chèo Campephagidae đều có 7; Gõ kiến Picidae; Chèo bẻo Dicruridae; Đớp ruồi Muscicapidae có 6 loài.

Đây là dạng sinh cảnh có số loài nhiều nhất trong 5 dạng sinh cảnh chính ở RPH Động Châu. Danh sách về thành phần loài chim nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu ở dạng sinh cảnh này. Nếu dạng sinh cảnh này bị đe doạ, dẫn đến thành phần loài chim bị giảm sút và làm mất đi tính đang dạng sinh học của khu hệ chim ở RPH Động Châu.

Sinh cảnh rừng trên núi đá vôi

Các họ chim ƣu thế gồm: Khƣớu Timaliidae 15 loài; Ƣng Accipitridae 10; Phƣờng chèo Campephagidae 7; Gõ kiến Picidae; Đớp ruồi Muscicapidae đều có 6 và Bồ câu Columbidae; Cú Strigidae; Thầy chùa Megalaimidae đều có 4 loài. Ở sinh cảnh này số lƣợng họ chiếm tỷ lệ thấp, nghèo nàn só loài chỉ cao hơn sinh cảnh đồng ruộng. Các loài chim đặc trƣng cho sinh cảnh này thƣờng là những loài ƣa hoạt động ở những nơi rộng rãi, gần ngƣời. Phổ biến nhất là các loài trong họ Khƣớu (Timaliidae) và họ Phƣờng chèo (Campephagidae). Ngoài ra còn gặp các loài thuộc họ Thầy chùa (Megalaimidae)…

Dạng sinh cảnh có vai trò thấp nhất đối với sự đa dạng về thành phần loài chim so với các dạng sinh cảnh khác. Tuy vậy, nó cũng là dạng sinh cảnh sống không thể thiếu của một số loài chim nhƣ: Hút mật, Chèo bẻo, Cu gáy, cu ngói. Do vậy, bảo vệ tốt dạng sinh cảnh rừng trên núi đá vôi cũng là bảo vệ đƣợc sự đa dạng về thành phần loài chim ở RPH Động Châu.

Sinh cảnh trảng cỏ, trảng cây bụi

Các họ chim gặp nhiều loài là họ Khƣớu Timaliidae 22 loài; Cu cu Cuculidae 8; Chèo bẻo Dicruridae 6; Chào mào Pycnonotidae; Đớp ruồi Muscicapidae đều có 5 loài.

Đặc biệt dạng sinh cảnh này là vùng cƣ trú ƣa thích của các loài thuộc nhóm chào mào, nhóm chèo bẻo và nhóm chích bông. Khi dạng sinh cảnh này bị đe doạ dẫn đến làm suy giảm về số lƣợng loài và số lƣợng cá thể của loài có đời sống gắn liền với dạng sinh cảnh này. Do vậy, bảo vệ đƣợc dạng sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi cũng là bảo vệ đƣợc các loài chim đặc trƣng của sinh cảnh, chính là bảo vệ đƣợc sự đa dạng thành phần loài chim ở RPH Động Châu.

Sinh cảnh đồng ruộng, nương rẫy

Thƣờng gặp các loài thuộc họ Cu cu Cuculidae 6; Sáo Sturnidae 4; Chim chích Sylviidae; Chào mào Pycnonotidae; Diệc Ardeidae, Bói cá Alcedinidae đều có 3 loài. Dạng sinh cảnh này là nơi kiếm ăn của các loài thuộc các họ: Bồng chanh, Sả, Trảu, Bìm bịp,…

Một số loài chim đã nêu ở trên có môi trƣờng sống gắn liền với dạng sinh cảnh này. Do đó, để bảo vệ đƣợc loài, cần phải bảo vệ đƣợc sinh cảnh sống của chúng là dạng sinh cảnh đồng ruộng, nƣơng rẫy.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, 5 dạng sinh cảnh chính ở RPH Động Châu đều có vai trò quan trọng đối với sự đa dạng về thành phần loài chim ở RPH Động Châu. Trong đó, 2 dạng sinh cảnh có vai trò quan trọng nhất đối với công tác bảo tồn là: Dạng sinh cảnh rừng kín thƣờng xanh ít bị tác động và dạng sinh cảnh rừng kín thƣờng xanh đã bị tác động đang phục hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của các loài chim trĩ thuộc giống lophura ở rừng phòng hộ động châu, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp bảo tồn​ (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)