Ngày 28/8/1989, Hội đồng Nhà nƣớc (nay là Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội) đã ban hành PLTHADS đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cƣờng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động THADS.
Với PLTHADS năm 1989, lần đầu tiên những quy định về THADS đã đƣợc pháp điển hóa. Việc tập trung thống nhất những quy định về THADS vào một hình thức văn bản pháp lý có hiệu lực cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật trong việc THADS, góp phần bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của tập thể và công dân, góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Với việc ban hành Pháp lệnh năm 1989, cơ chế THA đã có bƣớc thay đổi cơ bản. Theo Pháp lệnh này, cơ chế kết hợp quyền tự định đoạt của đƣơng sự với sự chủ động của cơ quan THA và Chấp hành viên đã tạo ra sự phát triển mới trong công tác THADS. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự - một trong những nguyên tắc đặc trƣng của dân sự, trƣớc đây mới chỉ đƣợc áp dụng trong giai đoạn xét xử thì nay đã đƣợc vận dụng trong giai đoạn THADS. THADS là một giai đoạn độc lập, tiếp theo giai đoạn xét xử. Trong giai đoạn này, ngƣời đƣợc thi hành vẫn có quyền tự định đoạt quyền lợi của mình, có quyền yêu cầu ngƣời phải THA thi hành những phán quyết của Tòa án nhƣng cũng có quyền tự hòa giải, thỏa thuận với ngƣời phải THA về phƣơng thức thi hành, thậm chí không yêu cầu ngƣời phải THA thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự đã trở thành một nguyên tắc quan trọng trong công tác THADS.
Pháp lệnh số 23-LCT/HĐNN8 ngày 28/8/1989 của Hội đồng Nhà nƣớc về THADS quy định: “Người được THA căn cứ vào bản trích lục bản án, quyết định có quyền yêu cầu người phải THA thi hành. Nếu người phải THA không tự nguyện thi hành thì người được THA có quyền gửi đơn đến Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm hoặc sở thẩm đồng thời là chung thẩm vụ án để yêu
cầu THA, Bản trích lục bản án, quyết định của Toà án phải được gửi kèm theo đơn yêu cầu THA” (Điều 14); “Người được THA yêu cầu hoặc đồng ý cho người phải THA hoãn việc thi hành” (điểm b khoản 1 Điều 18).
Mặc dù cơ chế THA đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, đội ngũ cán bộ làm công tác này đƣợc củng cố, tăng cƣờng một bƣớc nhƣng sự chỉ đạo điều hành công tác THA vẫn chƣa đƣợc thay đổi phù hợp. Cơ quan THA và Chấp hành viên thuộc Tòa án, do Tòa án trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ và chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về kết quả của hoạt động THA. Hơn nữa, Tòa án vừa là cơ quan xét xử duy nhất, vừa là cơ quan làm nhiệm vụ THA là chƣa thực sự đảm bảo tính khách quan, công bằng trong hoạt động THADS, khó lòng tránh khỏi sự băn khoăn, lo lắng trong nhân dân về hiệu quả công tác này.