Sau một quá trình dài, qua nhiều lần dự thảo thì PLTHADS sửa đổi đƣợc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/01/2004 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực THADS, góp phần vào hoàn thiện pháp luật và khắc phục đƣợc những bất cập của công tác THADS trong thời gian qua.
PLTHADS năm 2004 thể hiện đƣợc tƣ duy mới, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. PLTHADS năm 2004 với những quy định mới, trong đó các bên đƣơng sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phƣơng thức THA... đã thể hiện rõ nét nguyên tắc tự định đoạt của các bên đƣơng sự, bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trƣờng.
Theo quy định của Pháp lệnh THADS năm 2004, “nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được THA, người phải THA căn cứ vào
bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu Cơ quan THA có thẩm quyền ra quyết định THA” (khoản 1 Điều 5). “Người được THA, người phải THA có quyền thoả thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức THA, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” (khoản 2 Điều 6). Thủ trƣởng Cơ quan THA có quyền ban hành quyết định hoãn THA khi “người được THA đồng ý cho người phải THA hoãn việc thi hành” (điểm b khoản 1 Điều 26) và ban hành quyết định đình chỉ việc THA trong trƣờng hợp “người được THA có văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Điều 28). Đƣơng sự vẫn có quyền thỏa thuận với nhau trong các trƣờng hợp cụ thể nhƣ: trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA (điểm c khoản 1 Điều 40), định giá tài sản đã kê biên (Điều 43), giao tài sản để THA (Điều 44), cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ giao vật (Điều 53).
Điều 5 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ cũng có quy định chi tiết về thỏa thuận THA: “1. Các đương sự có quyền thoả thuận về việc THA nhưng việc thoả thuận không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác. 2. Trường hợp vụ việc đang do cơ quan THA tổ chức thi hành, Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ nội dung thoả thuận. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành theo đúng nội dung thoả thuận thì cơ quan THA căn cứ nội dung bản án, quyết định để tổ chức thi hành. Trường hợp các đương sự thoả thuận về việc không yêu cầu cơ quan THA thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định thì cơ quan THA lập biên bản về nội dung thoả thuận và ra quyết định đình chỉ THA đối với phần thoả thuận không yêu cầu THA theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Pháp lệnh THADS. Nếu việc thoả thuận nói trên thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để THA theo đúng quy định của pháp luật thì phải được sự nhất trí của người mua hoặc người nhận tài sản đó để THA theo
quy định tại Điều 44 và Điều 48 của Pháp lệnh THADS”.
PLTHADS năm 2004 đã thể hiện đƣợc quan điểm cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, làm rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động THA, đặc biệt là quy định rõ về quyền thỏa thuận của đƣơng sự trong THADS cũng nhƣ hình thức thỏa thuận, hiệu lực thỏa thuận, nội dung thỏa thuận THADS. Quy định này tạo điều kiện cho đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình trong THADS cũng nhƣ các bản án, quyết định dân sự đƣợc thực hiện nhanh chóng dựa trên quyền thỏa thuận của các đƣơng sự, nâng cao hiệu quả THA.
Nhƣ vậy, PLTHADS năm 2004 và Nghị định hƣớng dẫn thi hành đã có sự trƣởng thành vƣợt bậc về trình độ kỹ thuật lập pháp so với PLTHADS năm 1993 và các văn bản hƣớng dẫn trƣớc đây, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc xúc tiến pháp điển hóa lên thành một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn là LTHADS năm 2008.