GIAI ĐOạN Từ NĂM 2008 ĐếN NAY

Một phần của tài liệu lv65-1904160511311-220228044045 (Trang 38 - 42)

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, LTHADS năm 2008 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 2014 góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong công tác THADS, khắc phục tình trạng án tồn đọng kéo dài, nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và lọi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nƣớc.

Trong LTHADS năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LTHADS năm 2014 vẫn giữ nguyên quy định về thỏa thuận THA giữa ngƣời đƣợc THA và ngƣời phải THA; tôn trọng tự do ý chí và quyền tự định đoạt của các đƣơng sự - một trong những nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự.

Đó là các quy định tại Điều 6 LTHADS, Điều 48 (hoãn THA), Điều 50 (đình chỉ THA), Điều 74 (thỏa thuận khi tài sản THA thuộc sở hữu chung với ngƣời khác), Điều 78 (thỏa thuận trong trƣờng hợp áp dụng biện pháp cƣỡng chế trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA), Điều 98, Điều 100, Điều 104,

Điều 105 (thỏa thuận trong trƣờng hợp áp dụng biện pháp cƣỡng chế kê biên tài sản), Điều 113 (thỏa thuận khi tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của ngƣời khác), Điều 114 (thỏa thuận trong trƣờng hợp cƣỡng chế thực hiện nghĩa vụ trả tài sản).

Ngoài ra, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định về thỏa thuận THADS cụ thể tại các Điều 5, Điều 16.

Nhìn lại chặng đƣờng lịch sử hình thành và phát triển của THADS Việt Nam từ năm 1945 đến nay có thể thấy: ý nghĩa, vai trò của công tác THADS và pháp luật THADS ngày càng đƣợc nhận thức đầy đủ hơn, sâu rộng hơn, chiếm vị trí ngày càng xứng đáng trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp Việt Nam. Từ chỗ tổ chức THA chỉ do Thừa phát lại, Ban Tƣ pháp xã (1945- 1950), thẩm phán huyện (1950-1959); nhân viên THA, Chấp hành viên tại các Tòa án địa phƣơng (1960-1993) thực hiện, đến nay đã có một hệ thống các cơ quan THADS; từ chỗ chỉ đƣợc thể hiện trong một vài văn bản pháp luật hình thức thấp (Thông tƣ, Điều lệ tạm thời...) đến nay đã trở thành hệ thống pháp LTHADS và hiện nay đang tiến tới xây dựng dự án Bộ luật THA với mức độ pháp điển rất cao, điều chỉnh một cách toàn diện các lĩnh vực THA, trong đó có THADS.

Trong đó, xu hƣớng chung của pháp LTHADS ngày càng thể hiện rõ nét nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đƣơng sự trong quá trình THA. Một thời gian khá dài (từ năm 1950 đến năm 1989), nguyên tắc tự định đoạt của đƣơng sự bị phủ nhận, thay vào đó vào đó là việc Nhà nƣớc chủ động hoàn toàn trong hoạt động THA. Việc THA đƣợc tiến hành không phụ thuộc vào ý chí của ngƣời đƣợc THA. Nhƣng từ năm 1990 đến nay, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong quá trình THADS lại đƣợc khôi phục và thể hiện nhƣ là xu thế tất yếu và sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài trong tƣơng lai.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Việc nghiên cứu lý luận về thỏa thuận THADS là quan trọng và cần thiết, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Trong chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thỏa thuận THADS, cơ sở của việc quy định về thỏa thuận THADS cũng nhƣ khái quát quá trình hình thành và phát triển các quy định về thỏa thuận THADS trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Những vấn đề lý luận chung về thỏa thuận THADS đã tạo ra một nền tảng vững chắc để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành cũng nhƣ thực trạng việc áp dụng các quy định về thỏa thuận THADS trong thực tiễn, từ đó đƣa ra những kiến nghị để hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật ở các chƣơng tiếp theo của luận văn.

Chƣơng 2

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội, chế định Thừa phát lại đƣợc thực hiện trong phạm vi cả nƣớc kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Do đó, sau khi bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật, các đƣơng sự có quyền yêu cầu cơ quan THADS hoặc tổ chức thừa phát lại THA. Bên cạnh đó, theo khoản 13 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP thì khi tổ chức THA, Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về THA theo quy định của Nghị định này. Trong trƣờng hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật về THADS. Điều này có nghĩa là, các đƣơng sự đều có quyền thỏa thuận về việc THADS khi cơ quan THADS hay tổ chức thừa phát lại tổ chức thi hành bản án, quyết định dân sự. Việc thỏa thuận này đƣợc thực hiện theo các quy định của pháp LTHADS. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu về việc thỏa thuận giữa ngƣời đƣợc THADS, ngƣời phải THADS, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong THADS về việc thi hành bản án, quyết định dân sự. Còn thỏa thuận giữa tổ chức thừa phát lại với cơ quan THA, Tòa án về tống đạt THA; Thỏa thuận giữa các đƣơng sự và tổ chức thừa phát lại về xác minh điều kiện THA, về lập vi bằng, về chấm dứt việc THA sẽ đƣợc nghiên cứu ở các công trình khác.

2.1. QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Theo Điều 6 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì các đƣơng sự có quyền thoả thuận về việc THA, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ - CP quy định thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật,

trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí THA thì Chấp hành viên, thừa phát lại có quyền từ chối nhƣng phải lập biên bản và nêu rõ lý do. Do đó, nguyên tắc thỏa thuận THADS của đƣơng sự là:

Một phần của tài liệu lv65-1904160511311-220228044045 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)