Giải pháp trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 551 hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76)

3.1.1. về quá trình thu thập thông tin về khác hàng

Thời gian và chi phí kiểm toán luôn bị giới hạn cho nên nguồn thông tin chủ yếu KTV sử dụng vẫn là thông tin do khách hàng cung cấp. Vì thế không đảm bảo được rằng thông tin thu thập được là đầy đủ và chính xác, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá sơ bộ về khách hàng.

Để khắc phục vấn đề này, KTV cần đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin về khách hàng ví dụ như tham khảo ý kiến từ chuyên gia, các nguồn thông cáo, báo chí, so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, v.v. Tuy giải pháp này sẽ làm tăng chi phí và đòi hỏi cần dành nhiều thời gian của KTV những sẽ đảm bảo KTV sẽ thu thập được thông tin khách quan để từ đó nâng cao chất lượng của đánh giá sợ bộ về khách hàng được kiểm toán.

3.1.2. Về thiết kế chương trình kiểm toán

Khung mẫu chương trình kiểm toán nên được xây dựng linh hoạt và phù hợp cho từng loại đối tượng khách hàng và đặc biệt là khoản mục CPTT. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng. Ngoài ra, khung mẫu chương trình kiểm toán nên được quan tâm mở rộng sang cho các số loại khách hàng hoạt động sản xuất, thương mại, v.v. cũng như có điều chỉnh cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp.

3.1.3. Về khâu đánh giá rủi ro và chấp nhận kiểm toán

Để tạo ra sự đồng bộ trong công tác đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, DTT VN bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của KTV và công ty kiểm toán đối với khách hàng thì nên thiết kế một bảng câu hỏi đánh giá về tính trung thực của ban quản lý công ty khách hàng và phản hồi về chất lượng cung cấp dịch vụ của DTT VN.

3.1.4. Về đánh giá kiểm soát nội bộ của khách hàng

Hiện nay, DTT VN đang sử dụng bảng câu hỏi thiết kế chung cho mọi khách hàng để tìm hiểu và mô tả KSNB của khách hàng. KTV có thể mở rộng khung đánh

giá HTKSNB, rủi ro tiềm tàng đối với CPTT nhằm đáp ứng đa dạng hơn đặc điểm của khách hàng, đặc biệt khi DTT VN có rất nhiều khách hàng cả quy mô, lĩnh vực khác nhau.

Công ty nên đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể, ví dụ như đưa ra bảng điểm đối với mỗi câu hỏi, và thang điểm sẽ được chia theo mức độ: yếu, trung bình, khá hoặc tốt của HTKSNB.

3.2. Giải pháp trong quá trình thực hiện kiểm toán

3.2.1. về thủ tục phân tích

Để có thể sử dụng tối ưu được tác động của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán, từ đó đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện hiệu quả và cắt giảm bớt chi phí, một số giải pháp được đưa ra như sau:

Nhằm có cái nhìn khách quan nhất về tình hình quản lý chi phí hay khả năng hoạt động của khách hàng so với các doanh nghiệp cùng ngành, bên cạnh việc tiến hành thủ tục phân tích xu hướng biến động CPTT của niên độ này với niên độ trước, KTV cần chú ý đến việc phân tích biến động giữa liên tục qua các tháng, để xác định được các tháng có phát sinh CPTT lớn hoặc bất thường để tiếp tục bóc tách, đào sâu. Một hệ thống các chỉ tiêu phân tích nhằm phân tích đánh giá được các xu hướng, biến động, chênh lệch của khoản mục cần được hoàn thiện để KTV có thể phân tích khoản mục một cách toàn diện hơn. Ngoài ra, KTV cần thu thập thêm thông tin về CPTT của các công ty cũng lĩnh vực hay trung bình ngành để có cái nhìn so sánh.

Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cần được phân tích đánh giá. Thủ tục này giúp KTV đánh giá về các luồng tiền phát sinh ra vào ở đơn vị khách hàng. Ví dụ chi tiết, KTV có thể thông qua dòng tiền từ hoạt động SXKD để đánh giá về giả định hoạt động liên tục, khả năng sinh lời,v.v. Đây chính là ưu điểm của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ so với việc phân tích báo cáo KQHĐKD và BCĐKT.

3.2.2. về phương pháp chọn mẫu

Do số lượng mẫu nhỏ cho nên chọn mẫu để tiến hành thủ tục thử nghiệm chi tiết của khoản mục CPTT dài hạn phần lớn vẫn dựa vào kinh nghiệm và xét đoán

nghề nghiệp của KTV, trong đó xu hướng phổ biến nhất vẫn là lựa chọn theo biến động lớn. Do đó, KTV có thể vô tình bỏ sót các rủi ro trọng yếu trên BCTC dẫn đến đưa ra kết luận sai cho khoản mục.

Để khắc phục tình trạng này, KTV cần cân đối giữa xét đoán nghề nghiệp và sử dụng phần mềm chạy mẫu trên EMS để chọn mẫu ngẫu nhiên, hạn chề rủi ro kiểm toán.

3.3. Giải pháp trong quá trình hoàn thành kiểm toán

3.3.1. về nội dung kết luận của khoản mục

Phần kết luận thu được sau quá trình kiểm toán từng khoản mục nên được trình bày chi tiết hơn bằng cách trình bày cụ thể các thủ tục đã thực hiện, những hạn chế xảy ra trong quá trình kiểm toán, kèm theo những đề xuất gắn liền với những hạn chế đã gặp phải. Các đơn vị khách hàng được kiểm toán luôn có nhu cầu muôn KTV sẽ đưa ra được những giải pháp hoàn thiện HTKSNB đang có tại doanh nghiệp cho nên việc trình bày những hạn chế còn tồn tại cũng rất cần thiết và quan trọng.

3.3.2. Về khâu soát xét thông tin sau ngày khóa sổ

Các thông tin về các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC cần được KTV quan tâm bằng cách phỏng vấn BGĐ và Kế toán trưởng của đơn vị khách hàng. Nếu có phát sinh cần đánh giá tính trọng yếu của các sự kiện đó đến thông tin trên BCTC, sau đó đề xuất các bút toán điều chỉnh kịp thời (nếu có) và trao đổi, thống nhất lại với khách hàng. Sau cùng để đảm bảo các thông tin trên BCTC là trung thực, hợp lý cho người sử dụng trên các khía cạnh trọng yếu.

3.3.3. Về khâu tổng hợp kết quả kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán nên chú trọng hơn vào công đoạn tổng hợp kết quả kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, ngoài việc những lúc trưởng nhóm đôn đốc làm việc, các trợ lý kiểm toán cũng nên duy trì thái độ tự giác để hoàn thành công việc kịp tiến độ và báo lại kết quả để trưởng nhóm kịp thời. Nếu tiến độ làm việc theo sát với kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán mới có thể tổng hợp lại các bút toán điều chỉnh nhằng trao đổi, thống nhất với khách hàng cũng như

hoàn thành việc phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý cho khách hàng đúng hẹn theo thời gian trong hợp đồng đã ký kết.

Có thể nói, áp lực về mặt thời gian trong mùa kiểm toán là không thể tránh khỏi, ty nhiên, công việc soát xét vẫn cần được thực hiện với chất lượng tốt nhất. Để làm được điều đó, trước hết các KTV phải luôn giữ cho mình một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Điều này giúp KTV phân bổ được thời gian hợp lý để có thể thực hiện đủ các soát xét cần thiết. Thêm vào đó, công ty cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện chuyên môn cho các KTV để nâng cao nghiệp vụ, giảm sai sót trong quá trình làm việc và giúp cho công việc soát xét được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

3.4. Những kiến nghị với môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp

để hoàn

thiện quy trình kiểm toán CPTT tại Deloitte

3.4.1. Kiến nghị với Bộ tài chính và các cơ quan ban ngành khác cóliên quan liên quan

Các Bộ, ban, ngành mà đứng đầu là Bộ Tài chính trong thời gian qua đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan khác để sửa đổi cũng như ban hành các văn bản tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho lĩnh vực kiểm toán độc lập. Tuy nhiên DTT VN cũng như hầu hết công ty kiểm toán độc lập khác ở nước ta vấn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khiến khiến cho hoạt động kiểm toán bị đánh giá thấp hơn tầm quan trọng của nó. Nguyên nhân có thể kể đến là do các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam so với chuẩn mực kiểm toán Quốc tế vẫn còn nhiều điểm thiếu sót và chưa hợp lý. Trong điều kiện hiện nay, làn sóng đầu tư nước ngoài đang tràn đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để có thể kêu gọi được vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thì đòi hỏi các chuẩn mực này ngày càng phải phù hợp với thông lệ Quốc tế nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo những đặc điểm kinh tế thực tiễn tại nước nhà. Vì vậy:

- Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán để đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý tạo nên khung luật lệ cần thiết cho hoạt động kiểm toán như luật, pháp lệnh về kiểm toán độc lập trong đó

- Kết quả kiểm toán có tầm ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế cho nên Nhà nước cũng cần gai tăng quản lý, kiểm soát

chặt chẽ chất lượng hoạt động kiểm toán.

- Cho dù các chế độ kế toán, kiểm toán luôn được cập nhật từng ngày, nhưng lại thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết dẫn đến việc áp dụng vào thực tiện

đôi khi

khó khăn. Do đó cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng, thi hành

luật kế

toán một cách nhanh chóng và thuận lợi.

3.4.2. Kiến nghị với các Hiệp hội nghề nghiệp về Kế toán, Kiểm

toán tại Việt Nam

Các hiệp hội cần liên kết chặt chẽ với Nhà nước để tăng cường hơn nữa hoạt động giảm sát và quản lý chất lướng đ ối với các công ty kiểm toán, các KTV. Bên cạnh đó, với cương vị là các hiệp hội nghề nghiệ, vài trò chính của hiệp hội nên được chú trọng phát huy hơn nữa thông qua việc tích cực tham gia xây dựng các chính sách, quy định trong kiểm toán cũng như không ngừng tăng cường, mở rộng các hoạt động hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức cuộc thi cấp chứng chỉ KTV quốc gia.

3.4.3. Kiến nghị với công ty TNHH Deloitte Việt Nam

DTT VN nên tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm toán bằng cách công nghệ hóa các thủ tục mang tính lặp lại để tiết kiệm thời gian và công sức. Bởi chính công tác kế toán hiện tại vẫn còn mang tính thủ công, gây khó khăn cho các KTV khi thời gian kiểm toán có hạn. Ngoài ra, các ứng dụng kiểm toán hiện đang áp dụng cũng cần cập nhật và hoàn thiện nhiều để đảm bảo tính ổn định.

Với vấn đề về nhân lực nghiêm trọng, DTT VN cần phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tuyển dụng và tập huấn sau tuyển dụng. Cần xây dựng thêm kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức thường xuyên cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tác phòng làm

3.4.4. Kiến nghị với KTV

Vai trò của KTV vô cùng quan trọng bởi KTV là người trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán BCTC. Vì vậy, để nâng cao chất lượng kiểm toán, khả năng cạnh tranh thì KTV phải trau dồi để nâng cao chuyên môn và tính chuyên nghiệp của bản thân.

KTV phải nghiêm túc tuân thủ các đạo đức nghề nghiệp cũng như không ngừng nâng cao rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, các thông tư nghị định cần phải được nắm chắc và tác phòng làm việc chuyên nghiệp. Việc nắm vững và thường xuyên cấp nhận các chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán trong khi tiến hành công việc là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo cho công việc kiểm toán được tiến hành theo đúng theo qui định đối với các KTV của DTT nói riêng và những người hành nghề kiểm toán nói chung.

3.1.5. Kiến nghị với khách hàng

Vì thời gian kiểm toán có hạn, khách hàng cần phải quán triệt hợp tác với phía KTV bao gồm cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết, trả lời đầy đủ các câu hỏi phỏng vấn, thống nhất những kiến nghị và các bút toán điều chỉnh để việc phát hành các BCTC được được diễn ra nhanh chóng và kịp thời cũng như đảm bảo BCTC được trình bày trung thực hợp lý, hạn chế tối đa các sai sót xảy ra.

Ngoài ra, công ty khách hàng nên có giải pháp xây dựng hệ thống KSNB mạnh hơn, bao trùm được toàn bộ các hoạt động của công ty, đặc biệt là nên sửa đổi áp dụng các khuyến nghị về HTKSNB của KTV sau mỗi cuộc kiểm toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những nhược điểm rút ra được từ quá trình phân tích thực trạng, chương 3 đề cập đến các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán CPTT trong kiểm toán BCTC ở Deloitte Việt Nam trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, để hoàn thiện quy trình kiểm toán CPTT cần có sự tác động từ mô trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp, do đó, luận văn đưa ra thêm kiến nghị thay đổi về các môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những trình bày của em về đề tài iiHoan thiện quy trình kiểm toán chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện ”.

Thông qua việc thực hiện đề tài và khảo sát thực tiễn qua quá trình kiểm toán khoản mục CPTT do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện, em đã có cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán CPTT nói riêng. Qua đó giúp em có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của khoản mục CPTT cũng như ảnh hưởng của nó tới các khoản mục khác và tới tổng thể BCTC. Cũng thông qua nghiên cứu đề tài em nhận thấy được những ưu nhược điểm của quy trình kiểm toán BCTC và khoản mục CPTT từ đó đưa ra một số khuyến nghị giải pháp để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán CPTT tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam.

Vì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt thời gian thực hiện cũng như kinh nghiệm, do đó, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cũng như của các anh chị KTV để bài luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Với lòng biết ơn sâu sắc, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Ngọc Trâm cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Kế toán, Kiểm toán - Học viện Ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2020 Sinh viên

Ngô Lê Nhật Hạ

ST

T Nội dung 1 2 3 4 -5

F SV có khả năng vận dụng các kiến thức trong công việc ɪ

2 SV có khả năng lập kê hoạch, tô chức và quản lý công việc ɪ

3 SV nãng động, chủ động hòa nhập với môi trường cùa doanh

nghiệp____________________________________________ X

4 SV có nũng lực phôi họp với các đông nghiệp trong giải quyêt

công việc________________________________________ X

5 SV cỏ dạo đức và cỏ trách nhiệm Uong công việc X

6 SV tự tin trong công việc ɪ

SV chăm chi làm việc hoàn thành công việc dược giao ^x

8 SV nhiệt tình và say mé công việc dược giao ɪ

9 SV có khả năng giao tiếp tốt X

IO SV có khà năng làm việc dộc lập

ɪ 1

1 SV có tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp ɪ

1

2 SV chắp hành tốt nội quy về thời gian, trang phục và các quy định X

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp, truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2020

Một phần của tài liệu 551 hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w