7. Dự kiến đóng góp của luận văn
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung các chuyên đề thuộc phần Sinh lý học
HỌC, THPT
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung các chuyên đề thuộc phần Sinh lý học động vật động vật
Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, SH là môn học đƣợc lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp, hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học, đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
Chƣơng trình môn Sinh học vừa hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã đƣợc học ở giai đoạn giáo dục cơ bản; vừa giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức sinh học cốt lõi, các phƣơng pháp nghiên cứu và ứng dụng sinh học, các nguyên lí và quy trình công nghệ sinh học thông qua các chủ đề: sinh học tế bào; sinh học phân tử; sinh học vi sinh vật; sinh lí thực vật; sinh lí động vật; di truyền học; tiến hoá và sinh thái học.
Chƣơng trình môn SH hiện nay đƣợc xây dựng theo những quan điểm sau: - Tiếp cận với xu hƣớng quốc tế: Bên cạnh việc tiếp thu, kế thừa thành công, ƣu điểm của chƣơng trình môn Sinh học hiện hành của Việt Nam, Chƣơng trình môn Sinh học còn đƣợc xây dựng trên cơ sở nghiên cứu sâu chƣơng trình môn học này của một số quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế (Anh, Australia, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc, một số bang của Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,...).
- Thực hiện giáo dục định hƣớng nghề nghiệp: Nội dung môn Sinh học đƣợc xây dựng làm cơ sở cho các quy trình công nghệ gắn với các lĩnh vực ngành nghề, vì vậy trong yêu cầu cần đạt của từng chủ đề luôn yêu cầu
học sinh liên hệ với các ngành nghề liên quan. Nội dung kiến thức môn Sinh học vừa thể hiện các đặc tính cơ bản của tổ chức sống ở các cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển; vừa cung cấp nguyên lí công nghệ ứng dụng sinh học nhằm định hƣớng cho học sinh lựa chọn ngành nghề trong bối cảnh phát triển của công nghệ sinh học và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ.
- Thực hiện giáo dục phát triển bền vững: Chƣơng trình môn Sinh học chú trọng giúp học sinh phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng; khả năng chung sống hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững.
Bên cạnh chƣơng trình SH đại trà, Bộ cũng biên soạn khung chƣơng trình cho THPT chuyên tƣơng ứng với các lớp 10, 11 và 12.
Phần sinh lí học động vật trong sinh học 11 THPT chuyên gồm các chuyên đề sau: Chuyên đề trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng (gồm dinh dƣỡng và tiêu hóa ở động vật, hô hấp và trao đổi khí ở động vật, vận chuyển các chất trong cơ thể động vật, miễn dịch ở động vật, bài tiết và cân bằng nội môi); chuyên đề cảm ứng ở động vật; chuyên đề sinh trƣởng và phát triển; chuyên đề sinh sản.
Chuyên đề trao đổi chất và chuyển hóa năng lƣợng cần đạt đƣợc những mục tiêu sau:
- Trình bày đƣợc các hình thức tiêu hóa ở động vật (tiêu hóa nội bào, ngoại bào)
- Mô tả đƣợc các quá trình tiêu hóa trong các cơ quan tiêu hóa ở động vật. - Trình bày đƣợc các đặc điểm của các bề mặt trao đổi khí.
- Mô tả đƣợc hoạt động trao đổi khí ở các đối tƣợng động vật khác nhau. - Liệt kê đƣợc các thành phần của hệ tuần hoàn, kể tên các kiểu hệ tuần hoàn, mô tả đƣợc cấu trúc của tim và hệ mạch.
- Phân tích đƣợc các ƣu điểm và hạn chế của các hình thức tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn.
- Giải thích đƣợc chiều hƣớng tiến hóa của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn từ đó chỉ ra đƣợc sự thích nghi và sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng.
- Phân tích đƣợc mối quan hệ giữa huyết áp, vận tốc máu và tỏng tiết diện mạch.
- Chứng minh đƣợc sự bất thƣờng trong các cơ chế hoạt động liên quan đến các bệnh tật phát sinh về tiêu hóa, hô hấp, tim mạch,…
- Biết đƣợc các biện pháp phòng tránh nguy cơ các bệnh chuyển hóa, bệnh hô hấp và tuần hoàn.
- Thực hiện đƣợc các thao tác thí nghiệm về tìm hiểu cấu tạo của tim, biết cách đo huyết áp, thực hành đếm nhịp tim,…
- Phân tích đƣợc các quá trình điều hòa, bài tiết để đảm bảo cân bằng nội môi, các quá trình bài tiết ở thận,...
Chuyên đề cảm ứng ở động vật cần đạt đƣợc các mục tiêu:
- Nhắc lại đƣợc KN cảm ứng ở động vật.
- Trình bày đƣợc chiều hƣớng tiến hóa của hệ thần kinh
- Trình bày đƣợc các khái niệm về cảm ứng, tập tính, phản xạ,...
- Mô tả đƣợc cơ chế hình thành điện thế và các yếu tố ảnh hƣởng đến điện thế. Cơ chế của dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
- Mô tả đƣợc cấu trúc của các loại xynap điện và hóa học, trình bày đƣợc cơ chế truyền tin quan xy náp, kể ra đƣợc các ƣu và nhƣợc điểm của mỗi loại xy náp.
- Trình bày đƣợc các thành phần và chức năng của chúng trong hệ thần kinh. - Phân tích đƣợc vai trò của hệ thần kinh trong hoạt động của sinh vật. - Mô tả đƣợc các khâu trong một cung phản xạ, phân tích vai trò của từng khâu.
- Giải thích đƣợc cơ sở thần kinh của các loại tập tính.
- Phân tích và nhận biết đƣợc các loại tập tính ở động vật, vận dụng đƣợc vào trong thực tiễn.
- Giải thích đƣợc một số bệnh lý liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh.
- Giải thích đƣợc sự khác biệt trong dẫn truyền xung thần kinh ở các loại dây thần kinh.
- Phân tích đƣợc ảnh hƣởng của hoạt động thần kinh đến các hoạt động của các hệ cơ quan khác.
Chuyên đề sinh trƣởng và phát triển ở động vật cần đạt các mục tiêu:
- Nhắc lại đƣợc các KN về sinh trƣởng, phát triển ở động vật.
- Mô tả đƣợc mối quan hệ giữa sinh trƣởng và phát triển ở các đối tƣợng động vật.
- Chỉ ra đƣợc sự khác biệt giữa các kiểu phát triển ở động vật.
- Kể tên đƣợc các tuyến nội tiết tham gia vào điều hòa sinh trƣởng và phát triển ở động vật.
- Trình bày đƣợc vai trò của các loại hoocmmon.
- Phân tích đƣợc các cơ chế điều hòa sinh trƣởng và phát triển.
- Trình bày đƣợc các cơ chế truyền tin, phân tích ƣu và nhƣợc điểm cảu mỗi con đƣờng truyền tin.
- Giải thích đƣợc nguyên nhân, cơ chế phát sinh các bệnh liên quan đến bất thƣờng trong hoạt động của các cơ quan nội tiết, các hoocmon...
Chuyên đề sinh sản ở động vật cần đạt đƣợc các mục tiêu:
- Trình bày đƣợc các khái niệm về sinh sản, kể ra đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của các hình thức sinh sản.
- Mô tả đƣợc các cơ chế nguyên phân và giảm phân từ đó mô tả đƣợc các quá trình phát sinh giao tử.
- Mô tả đƣợc quá trình thụ tinh ở động vật và ngƣời.
- Phân tích đƣợc các biến đổi trong chu kì kinh nguyệt và chu kì rụng trứng ở ngƣời và động vật.
- Phân tích đƣợc chiều hƣớng tiến hóa trong sinh sản, phân tích đƣợc ƣu nhƣợc điểm của mỗi hình thức sinh sản.
- Giải thích đƣợc cơ sở của các biện pháp phòng tránh thai, các cơ chế điều hòa sinh sản, các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật