Tình hình sử dụng hoá đơn điện tử trên thế giới

Một phần của tài liệu 252 giải pháp tăng cường hoạt động sử dụng hóa đơn điện tử tại công ty TNHH đầu tư sản xuất xây dựng và thương mại đại hùng (Trang 35 - 37)

Hiện nay, HĐĐT ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm mang lại tiện ích cho người sử dụng. Hầu hết các quốc gia triển khai HĐĐT vào cả khu vực công và tư với mục tiêu thúc đẩy thương mại điện tử. Nhận thức được những ưu điểm vượt trội khi các DN sử dụng HĐĐT, nhiều quốc gia đã thực hiện triển khai sử dụng HĐĐT từ rất sớm. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính, tại nhiều quốc gia, đối tượng áp dụng HĐĐT chủ yếu là các DN, người bán hàng, dịch vụ và nhà cung cấp. Việc lập HĐĐT được áp dụng cho các đối tượng giao dịch B2G (giữa DN và Chính phủ), B2B (giữa DN với DN), B2C (giữa DN và khách hàng cá nhân).

Tại châu Âu, HĐĐT được sử dụng phổ biến ở các DN lớn. Một số nước châu Âu đã sử dụng HĐĐT tại các DN của họ ngay cả khi cộng đồng châu Âu chưa áp dụng việc sử dụng này một cách rộng rãi. Các nước Bắc Âu là những nước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Điển hình là Thụy Điển, HĐĐT được đưa vào triển khai từ cuối những năm 1980 và đối tượng là DN, bắt đầu đưa HĐĐT vào 16 thí điểm

đây. S au khi Uỷ ban châu Âu (EC) xác định HĐĐT trở thành một phần của kế hoạch hành động châu Âu điện tử, thì đến năm 2014, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành một sốchỉ thị quy định chính quyền hành chính ở tất cả 28 quốc gia thành viên đến năm 2018 phải sử dụng HĐĐT B2G.

Trong khi đó, ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, việc áp dụng HĐĐT đang ở các giai đoạn khác nhau, mục đích sử dụng HĐĐT là tạo điều kiện cho việc tuân thủ pháp luật thuế và cải thiện số thu thuế.

Từ năm 2014, Indonesia đã xây dựng cơ sở pháp lý cho HĐĐT để từ 1/7/2016, HĐĐT được bắt buộc triển khai đối với toàn bộ các DN. Quy định này đã tránh được việc làm giả hóa đơn do để sử dụng HĐĐT, các DN phải thực hiện một số yêu cầu như cài đặt ứng dụng do Tổng cục Thuế cung cấp, sau đó DN sẽ nhận được “chứng chỉ điện tử”. Ngoài ra, HĐĐT còn giúp Indonesia giảm số hoàn thuế trong khi số thu thuế GTGT tăng lên.

Thái Lan bước đầu triển khai HĐĐT từ năm 2012. Năm 2016, chính phủ nước này đã ban hành chiến lược phát triển quốc gia “Thailand 4.0” với hai mục tiêu chính là phát triển nền kinh tế thành nền kinh tế kỹ thuật số và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2032.

Tại Trung Quốc, cùng với việc cải cách quản lý thuế, cơ quan chức năng đã điện tử hóa con dấu, chữ ký và hóa đơn thông qua công cụ xác nhận danh tính giúp đảm bảo độ chính xác về thông tin. Việc này giúp CQT có thể giám sát tức thì thay vì giám sát hậu kỳ như trước đây. “Cho đến nay, Trung Quốc áp dụng HĐĐT cho tất cả các DN. Mỗi hóa đơn đều có mã QR, con dấu của CQT và hệ thống ký mã hiệu, dùng để quét thông tin trên từng hóa đơn. Thông qua HĐĐT, CQT có thể kiểm tra được lượng hàng tồn kho của DN. Theo lộ trình, Trung Quốc đang thực hiện xây dựng Cục Thuế điện tử nhằm thực hiện chiến lược số hóa quốc gia”, nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính chỉ ra.

Singapore ngay từ năm 2003 đã áp dụng HĐĐT. Theo đó, DN có thể phát hành HĐĐT mà không cần sự chấp thuận trước của cơ quan thu nội địa (IRAS), nhưng phải tuân thủ hướng dẫn lưu giữ hồ sơ đăng ký.

Năm 2008, Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu sử dụng HĐĐT, đến thời điểm này đã có khoảng 500.000 DN và 2,5 triệu hộ kinh doanh sử dụng HĐĐT.

Một phần của tài liệu 252 giải pháp tăng cường hoạt động sử dụng hóa đơn điện tử tại công ty TNHH đầu tư sản xuất xây dựng và thương mại đại hùng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w