Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 247 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH tin học trí việt (Trang 27 - 31)

Nhóm nhân tố nội sinh của mỗi doanh nghiệp thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp đó. Hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh đều gắn kết chặt chẽ với nhóm nhân tố nội sinh này. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn hết sức chú ý đến nhóm nhân tố này.

* Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý,... chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải luôn liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức, đó là văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của mình, nâng cao vị thế đối với người tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Ban giám đốc doanh nghiệp

Các thành viên của ban giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ những lợi ích trước mắt như: tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, góp phần gián tiếp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp

Những người quản lý chủ chốt có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ê kíp quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp. Người quản lý làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới, với chuyên viên, vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tưởng mới, sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp.

- Các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân

Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi khi tay nghề lao động kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn đảm bảo được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ người lao động của mình, giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say lao động và tinh thần lao động tập thể, từ đó hiệu quả kinh doanh dần được nâng cao.

* Nguồn tài chính

Đây là nhân tố quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

* Máy móc thiết bị và công nghệ

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao khi trong tay họ là cả một hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.

Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ dàng, tuy nhiên doanh nghiệp cần biết cách sử dụng với quy mô hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất.

* Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách chinh phục được họ (hình thức mua bán, thanh toán, vận chuyển hợp lý nhất).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng kết, khái quát các vấn đề về hiệu quả kinh doanh. Em đã đưa ra các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng được khung lý thuyết sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Trí Việt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TIN HỌC TRÍ VIỆT

Một phần của tài liệu 247 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH tin học trí việt (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w