Những nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu 068 các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nắm giũ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 36)

Nadiri (1969) đi tiên phong trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt bằng cách thu thập dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất tại Mỹ giai đoạn 1948-1964 để ước lượng mô hình liên quan đến mức độ mong muốn nắm giữ tiền mặt trong thực tế. Kết quả cho thấy nhân tố quyết định đối với số dư tiền mặt trong thực tế được xác định bởi: sản lượng sản xuất của doanh nghiệp, lãi suất đi vay, tỷ lệ giá thành sản xuất kỳ vọng.

Opler và cộng sự (1999) đã thu thập dữ liệu từ năm 1971 đến năm 1994 trên 1048 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ sử dụng dữ liệu bảng, họ đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho lý thuyết đánh đổi. Họ phát hiện ra rằng các công ty có cơ hội tăng trưởng mạnh và dòng tiền biến động lớn hơn sẽ giữ số dư tiền mặt cao hơn. Họ cũng nhận thấy rằng các công ty có quy mô lớn và các công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt thấp hơn. Họ sử dụng các biến kiểm soát đó là chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, chi tiêu vốn để kiểm soát mức chi đầu tư.

Một nghiên cứu khác từ Faulkender (2002) đã được thực hiện trên 2800 doanh nghiệp phi tài chính và phi nông nghiệp ở Mỹ. Phát hiện chính trong nghiên cứu của họ là sự bất cân xứng thông tin và sự khó khăn về tài chính đóng một vai trò quan trọng trong mức độ quyết định việc nắm giữ bao nhiêu tiền mặt công ty. Tác giả cũng tìm thấy một mối liên hệ tích cực giữa độ tuổi của công ty, đòn bẩy tài chính và chi phí lãi vay cho mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty. Ngoài ra, nghiên cứu tìm thấy quy mô công ty có tác động tiêu cực đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

Dittmar và Smith (2003) đã thu thập mẫu cho hơn 11000 công ty ở 45 quốc gia và nhận thấy rằng các công ty ở các quốc gia có sự bảo vệ cổ đông yếu hơn sẽ nắm giữ gấp đôi tiền mặt so với các công ty ở các quốc gia có sự bảo vệ cổ đông tốt hơn. Ông cũng nhận thấy rằng khi quyền lợi của cổ đông không được bảo vệ, các

yếu tố thúc đẩy nhu cầu nắm giữ tiền mặt như cơ hội đầu tư sẽ trở nên ít quan trọng hơn đối với công ty.

Ferreira và Vilela (2004) đã nghiên cứu yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty, sử dụng một mẫu gồm 400 công ty trong 12 quốc gia trong khối Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) trong giai đoạn 1987-2000. Kết quả của họ cho thấy rằng nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với cơ hội tăng trưởng và dòng lưu chuyển tiền tệ và có mối tương quan âm với khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, nợ ngân hàng và phát triển thị trường vốn. Nợ ngân hàng và nắm giữ tiền mặt có tương quan âm, chứng minh rằng với một mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, cho phép công ty nắm giữ ít tiền mặt hơn cho động cơ phòng ngừa. Ngoài ra, các công ty tại các quốc gia có bảo vệ nhà đầu tư tốt và sở hữu tập trung nắm giữ ít tiền mặt hơn, minh chứng cho vai trò chi phí đại diện trong việc giải thích mức tiền mặt. Ferreira và Vilela cũng nhận thấy rằng sự phát triển thị trường vốn có tương quan âm đối với mức tiền mặt, trái với quan điểm của động cơ đại diện.

Ozkan và Ozkan (2004) đã thực hiện nghiên cứu trên 1029 công ty có trụ sở tại Anh trong giai đoạn 1995 đến 1999. Họ nhấn mạnh trong nghiên cứu của họ rằng cơ cấu sở hữu của các công ty đóng vai trò chính trong việc xác định lượng tiền mặt nắm giữ của công ty. Họ cũng nhận thấy rằng khả năng của một công ty tạo ra dòng tiền nội bộ và tính thanh khoản của một công ty có mối quan hệ tiêu cực với mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty. Ngoài ra, họ nhận thấy rằng mức độ nợ ngân hàng và cơ hội đầu tư có mối quan hệ tích cực với mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty.

Một nghiên cứu khác của Nguyen (2005) cho 1528 công ty phi tài chính ở Nhật Bản đã niêm yết trong giai đoạn 1999-2002. Nghiên cứu của ông phù hợp với lý thuyết trật tự và phù hợp với lý thuyết đánh đổi. Ông kết luận rằng các công ty có quy mô lớn ở Nhật Bản sẽ có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt thấp hơn so với các công ty nhỏ. Ông cũng nhận thấy rằng các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn, trả cổ tức cho các cổ đông của họ và có khả năng tốt hơn để tạo ra dòng tiền nội bộ nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Ông cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy và tăng trưởng doanh số để nắm giữ tiền mặt.

Toyoko Hachiya năm 2005 tìm kiếm và chứng thực các bằng chứng về nắm giữ tiền mặt cho các công ty Nhật Bản được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, tập trung vào tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp trong nắm giữ tiền mặt và tác động của việc nắm giữ tiền mặt đối với giá trị doanh nghiệp. Ông nhận thấy quyền sở hữu nội bộ và quan hệ với ngân hàng của các công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lượng tiền mặt nắm giữ. Kết quả cho thấy các cổ đông nước ngoài chọn những công ty có lợi nhuận để đầu tư và các công ty này có mức tiền mặt cao hơn. Họ chứng minh bằng chứng rằng việc nắm giữ tiền mặt dẫn đến các vấn đề trong nội bộ cơ quan và tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp và đặc điểm quản trị ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp.

Saddour (2006) giải thích các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty bằng cách sử dụng hồi quy dữ liệu bảng. Nhà nghiên cứu đã kiểm tra 297 công ty Pháp trong giai đoạn 1998 đến 2002 dựa trên lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự. Ông thấy rằng các công ty đang phát triển của Pháp có mức tiền mặt cao hơn so với các công ty đang giai ở đoạn bão hòa. Ông cũng nhận thấy rằng các công ty Pháp tăng mức tiền mặt khi họ có dòng tiền nội bộ cao hơn và các hoạt động rủi ro hơn. Các công ty Pháp sẽ giảm mức độ nắm giữ tiền mặt khi họ có đòn bẩy cao. Không những thế, Saddour cũng phân tách quan sát thành hai nhóm: công ty đang phát triển và công tyđang ở giai đoạn bão hòa. Ông cũng nhận thấy rằng đối với các công ty đang phát triển, có mối liên hệ tiêu cực giữa quy mô, mức độ tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn với mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty. Mặt khác, đối với các công ty ở giai đoạn bão hòa của Pháp; có mối tương quan dương giữa quy mô, mức đầu tư và cổ tức với các cổ đông.

Guney và cộng sự (2006), thực hiện nghiên cứu trên 4096 công ty từ 5 quốc gia Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ trong giai đoạn 1996 đến 2000. Họ đã thực hiện phân tích hồi quy bảng và thấy rằng đặc điểm của công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp ở các quốc gia đó. Ông nhận thấy dòng tiền nội bộ, đòn bẩy, chi tiêu vốn và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tiêu cực với việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Kết quả từ

nghiên cứu này cũng xác định rằng tính thanh khoản của công ty và cơ hội đầu tư có mối quan hệ tích cực với việc nắm giữ tiền mặt của công ty.

Tại New Zealand, Hofmann (2006) đã kiểm tra các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty của các công ty phi tài chính. Phát hiện của ông cho thấy rằng nhân tố chính quyết định việc nắm giữ tiền mặt của các công ty New Zealand là cơ hội phát triển, biến động dòng thu của công ty, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức, và tài sản lưu động. Trong khi cơ hội tăng trưởng và biến động dòng thu tương quan dương với nắm giữ tiền mặt; chi trả cổ tức cao và dự phòng tài sản có tính thanh khoản cao làm cho các công ty nắm giữ tiền mặt thấp hơn.

Drobetz và Gruninger (2007) đã xem xét vấn đề nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ở Thụy Sĩ trong giai đoạn 1995 đến 2004. Họ thấy rằng các biến quản trị doanh nghiệp không có tác động đáng kể đến việc nắm giữ tiền mặt. Sử dụng phân tích hồi quy đơn giản, họ chỉ ra quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, đòn bẩy tài chính và quyền sở hữu của người quản lý đều có liên quan tiêu cực đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Họ cũng nhận thấy rằng dòng tiền nội bộ, hoạt động thanh toán cổ tức có liên quan tích cực đến việc nắm giữ tiền mặt. Ngoài ra, họ tìm thấy một mối quan hệ không đáng kể giữa quy mô hội đồng quản trị và nắm giữ tiền mặt của công ty.

Afza và Adnan (2007) thực hiện nghiên cứu trên 205 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Pakistan trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2005, phát hiện ra rằng các công ty có quy mô lớn hơn của Pakistan thì nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Họ tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa dòng tiền nội bộ của công ty với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Mặt khác, họ tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa cơ hội đầu tư, vốn lưu động ròng và đòn bẩy.

Bates et al (2009) đã thực hiện nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt cho các công ty Hoa Kỳ trong giai đoạn 1980 đến 2006. Nghiên cứu này cho thấy các công ty có khả năng tiếp cận vốn bên ngoài kém, có dòng tiền nội bộ lớn hơn và có cơ hội đầu tư tốt hơn sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Họ nhận thấy rằng quy mô doanh nghiệp, vốn lưu động ròng, tỷ lệ đòn bẩy nợ và các công ty trả cổ tức có mối liên hệ tiêu cực với mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty. Họ cũng chỉ ra chi tiêu vốn và các công ty có chi tiêu nghiên cứu và phát triển lớn hơn có mối quan hệ tích cực với việc nắm

giữ tiền mặt của công ty. Bates et al cũng lập luận rằng các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn nắm giữ nhiều tiền mặt hơn vì những cú sốc bất lợi và khó khăn tài chính là tốn kém nhất đối với các công ty này.

Năm 2010, Youngjoo Lee điều tra sự ảnh hưởng lâu dài của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đối với việc nắm giữ tiền mặt của công ty ở 8 quốc gia Đông Á. Tỷ lệ tiền mặt trên tài sản trung bình của các công ty châu Á gần như tăng từ 6,7% năm 1996 lên 12,1% năm 2006 trong giai đoạn 10 năm sau cuộc khủng hoảng. Sự gia tăng đột ngột của các công ty nắm giữ tiền mặt là rất phổ biến không liên quan đến quy mô doanh nghiệp, hoạt động chi trả cổ tức, tỷ lệ đòn bẩy hay vấn đề hạn chế tài chính. Các công ty châu Á xây dựng nắm giữ tiền mặt bằng cách giảm các hoạt động đầu tư như chi tiêu vốn và hoạt động mua lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Nghiên cứu thấy rằng sự gia tăng lượng nắm giữ tiền mặt không phải do những thay đổi về đặc điểm của công ty mà là do thay đổi chức năng nhu cầu tiền mặt của công ty, điều này cho thấy cuộc khủng hoảng đã thay đổi hệ thống các chính sách nắm giữ tiền mặt của công ty. Cụ thể, các công ty có độ biến động dòng tiền cao là một trong những yếu tố chính để giải thích tỷ lệ tiền mặt nắm giữ cao hơn. Những phát hiện này một phần phù hợp với động cơ phòng ngừa của nắm giữ tiền mặt trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Nghiên cứu của Chen và Mahajan (2010), đã nghiên cứu những ảnh hưởng của của kinh tế vĩ mô lên tính thanh khoản của công ty. Số liệu nghiên cứu được lấy trên 15 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và 31 nước không thuộc EU trong giai đoạn 1994-2004. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng cố định (Fixed-effect panel data regressions). Chen và Mahajan (2010) đã phát hiện ra ba điều sau: sự ra đời của đồng Euro và việc thành lập kinh tế và Liên minh tiền tệ (EMU) đã làm giảm tính thanh khoản của công ty trong EU. Trong việc chuyển đổi sang đồng tiền tệ chung trong khối liên minh, tiền mặt và nợ ở các nước trong EU có tính thay thế cao hơn với các nước không thuộc EU. Các biến quản trị công ty như nắm giữ cổ phiếu liên tục, quyền chống giám đốc và các quyền chủ nợ là nhân tố quyết định quan trọng của tính thanh khoản của công ty và nên bỏ qua trong các nghiên cứu về tính thanh khoản của công ty quốc tế.

Còn trong bài nghiên cứu của Megginson và Wei (2010) đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt và giá trị của tiền mặt trong các công ty tư nhân của Trung Quốc giai đoạn 1993-2007. Thông qua phân tích hồi quy, họ phát hiện ra rằng, các công ty có lợi nhuận lớn và cơ hội phát triển cao nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Nợ và vốn lưu động có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt, trong khi nắm giữ tiền mặt giảm khi nhà nước tăng quyền sở hữu.

Một nghiên cứu khác của Kusnadi (2011) đã thực hiện trên 500 công ty Singapore được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) và Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE) từ năm 2000 đến 2005. Ông thấy rằng các cơ chế quản trị nội bộ như đặc điểm hội đồng quản trị và sự tập trung quyền sở hữu là những yếu tố dự báo quan trọng nắm giữ tiền mặt của công ty. Ông phát hiện ra rằng các công ty có cơ cấu quản trị yếu và tỷ lệ hội đồng quản trị độc lập có xu hướng nắm giữ tiền mặt lớn hơn. Họ cũng nhận thấy rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa quyền sở hữu nội bộ và nắm giữ tiền mặt. Họ cũng thêm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tính hữu hình tài sản, chi tiêu vốn, cơ hội đầu tư và cổ tức để kiểm soát các tác động cụ thể của công ty.

Kim et al (2011) đã thực hiện nghiên cứu trên 125 công ty nhà hàng được niêm yết của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ năm 1997 đến năm 2008. Họ cho rằng lý thuyết đánh đổi có thể giải thích các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Họ tìm thấy trong các công ty nhà hàng ở Hoa Kỳ, quy mô công ty, tỷ lệ vốn lưu động, chi tiêu vốn và tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ tiêu cực đến tỷ lệ tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ. Họ cũng nhận thấy rằng các nhà hàng có cơ hội đầu tư lớn hơn cũng bị hạn chế về tài chính hơn và cần tích trữ nhiều tiền mặt hơn để tài trợ cho các dự án mới.

Năm 2011, Al-Najjar điều tra việc nắm giữ tiền mặt của công ty ở các nước đang phát triển. Cụ thể, nhà kinh tế xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn và chính sách cổ tức đối với việc nắm giữ tiền mặt ở Brazil, Nga, Ản Độ và Trung Quốc và so sánh kết quả của ông với mẫu nghiên cứu tương tự ở 2 nước Mỹ và Anh. Mau thống kê chứa 1992 công ty trên khắp các quốc gia này trong giai đoạn 2002- 2008. Kết quả cho thấy cấu trúc vốn và chính sách cổ tức ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt. Có sự tương đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển về các yếu tố

Một phần của tài liệu 068 các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nắm giũ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w