Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu 068 các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nắm giũ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 53)

Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện nghiên cứu về những nhân tố tác động đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu có thể khác nhau về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu nhiều nghiên cứu cũng tìm ra những kết quả tương đồng nhau, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu có kết quả khác biệt mới. Sau đây là một số nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam:

Năm 2017, Mai Thanh Giang đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam”. Mẫu nghiên cứu bao gồm 210 quan sát nghiên cứu dữ liệu của 42 công ty trong giai đoạn 2010 - 2014. Bài nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt bình quân của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 12%. Kết quả của mô hình hồi quy REM chỉ ra những doanh nghiệp có mức độ nhận tín dụng thương mại cao, có quy mô lớn và có hiệu quả kinh doanh cao thì có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao. Những doanh nghiệp với tỷ lệ đòn bẩy tài chính lớn thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt ít hơn.

Hay nhà nghiên cứu Phạm Hữu Tín ở Việt Nam dựa trên nghiên cứu “Trade credit, cash holdings, and financial deepening: Evidence from a transitional economy” của Wenfeng Wu, Oliver M. Rui, Chongfeng Wu (2011) xem xét các yếu

tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt và xem xét tác động của tín dụng thương mại đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam. Mau gồm 780 quan sát nghiên cứu dữ liệu của 130 công ty trong giai đoạn 2007-2012. Bài nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam là 12%. Sử dụng phương pháp hồi qui Fixed Effect Model và các kiểm định, tác giả nhận thấy có tác động nghịch chiều giữa cấp và nhận tín dụng thương mại đến nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam. Cụ thể, các công ty nắm giữ thêm 0,6 đồng để trang trải cho 1 đồng nhận tín dụng thương mại, tuy nhiên chỉ dùng 1 đồng khoản cấp tín dụng thương mại dự phòng cho 0,49 đồng tiền mặt.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thiện (2014), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mẫu số liệu theo quý của 20 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013. Thông qua phương pháp hồi quy theo 3 cách: Pooling, Random Effect và Fixed Effect, tác giả đã tìm ra việc nắm giữ tiền mặt tương quan dương với cơ hội đầu tư, đòn bẩy và dòng tiền của công ty, tương quan âm với tài sản lưu động và nợ ngân hàng, việc chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt công ty. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty Việt Nam có xu hướng nắm giữ thêm 0,6 đồng tiền mặt để trang trải cho 1 đồng các khoản nhận tín dụng thương mại.

Năm 2016, TS. Thân Thị Thu Thủy và ThS. Nguyễn Thị Thanh Dung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu 9 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 11 năm từ 2004-2014 thông qua phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect - RE). Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động có tác động tiêu cực lên tỷ lệ trạng thái tiền mặt của các ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tốc độ tăng trưởng nợ, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân và lãi suất bình quân liên ngân hàng có tác động tích cực đến tỷ lệ trạng thái tiền mặt. Tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Năm 2017, thạc sĩ Bùi Đức Hòa của trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu về mức độ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn tập trung xem xét tác động của các yếu tố tài chính như đòn bẩy tài chính, họat động chi trả cổ tức, tính thanh khoản, quy mô, khả năng sinh lời đến mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Tham khảo cơ sở lý thuyết trong nghiên cứu của Opler và cộng sự (1999); tham khảo nghiên cứu và mô hình của Najjar (2012), luận văn sử dụng dữ liệu của hơn 468 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán với giai đoạn 7 năm từ 2009-2016. Luận văn tham khảo nghiên cứu của Subramaniam và cộng sự (2011), áp dụng việc hiệu chỉnh ngành và kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu sau khi đã loại bỏ tác động của yếu tố ngành nghề hoạt động của từng doanh nghiệp trong bộ dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức, khả năng thanh toán và quy mô là những yếu tố quan trọng tác động đến nắm giữ tiền mặt tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản và quy mô có quan hệ ngược chiều với mức độ nắm giữ tiền mặt trong khi chi trả cổ tức có quan hệ cùng chiều. Khả năng sinh lời có mối tương quan dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả trước và sau khi điều chỉnh yếu tố ngành không thay đổi. Kết quả này, ngoại trừ mối quan hệ dương của chi trả cổ tức và khả năng sinh lợi không có ý nghĩa thống kê, ủng hộ cho lý thuyết đánh đổi cũng như khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây như Opler và cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2004), Saddour (2006), Najjar và Belghitar (2011), Uya và Kuzey (2014).

Năm 2018, nhà nghiên cứu Phạm Hà và Phan Đinh Quế Trần đã nghiên cứu đề tài “Anh hưởng hạn chế tài chính đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”. Quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam có sự khác biệt ra sao khi doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán khác nhau. Với dữ liệu là 102 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam và sử dụng phương pháp định lượng, nghiên cứu đã tìm ra được có mối quan hệ đồng biến giữa hạn chế tài chính và nắm giữ tiền mặt đồng thời cho thấy sự nắm giữ tiền mặt vượt trội tại sàn Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam có được biện pháp vượt qua khó khăn về tài chính trong hiện tại và tương lai.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp ❖

Theo thuyết đánh đổi, quy mô công ty và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt có một mối tương quan âm bởi vì các công ty lớn có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài trợ có chi phí thấp (theo nghiên cứu của Ferri và Jones, 1979). Ngoài ra còn có một mối tương quan âm giữa quy mô doanh nghiệp và các thông tin bất cân xứng (Harris và Raviv, 1990), đây là lý do tại sao các công ty lớn không cần tích lũy quá nhiều tiền mặt để tránh việc đầu tư vào các dự án không hiệu quả như các công ty nhỏ làm. Ngược lại, thuyết trật tự phân hạng dự đoán mối quan hệ giữa quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt tương quan dương bởi vì các công ty lớn thường thể hiện tốt hơn so với các công ty nhỏ và do đó cần phải có nhiều tiền mặt (Opler và các cộng sự, 1999). Ferreira và Vilela (2003) nhận thấy có một tương quan âm giữa nắm giữ tiền mặt và quy mô công ty. Về nhu cầu tiền mặt của công ty nói rằng có một lợi thế kinh tế về quy mô trong quản trị tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến các công ty lớn giữ tiền mặt ít hơn các công ty nhỏ. Hơn nữa, các công ty lớn đã được đa dạng hóa nên xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính thấp hơn. Những tranh luận này gợi ý một tương quan âm giữa quy mô công ty và việc nắm giữ tiền. Lee và Song (2007) cũng nhận thấy rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nắm giữ tiền mặt tăng ở khắp mọi nơi bất kể quy mô công ty ra sao. Bigelli và Vidal (2009) cũng nhận thấy một mối tương quan âm giữa quy mô công ty và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ trong các công ty tư nhân. Cho rằng với quy mô lớn, công ty có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài, do đó, giảm nắm giữ tiền mặt trong phòng ngừa thanh khoản.

Nghiên cứu kỳ vọng quy mô doanh nghiệp sẽ tác động ngược chiều đến tỷ lệ tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính ❖

Cả thuyết đánh đổi và thuyết trật tự phân hạng dự đoán tồn tại một mối tương quan âm giữa tỷ lệ đòn bẩy nợ và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Theo thuyết đánh đổi, Caglayan - Ozkan và Ozkan (2002) và Diamond (1984) cho rằng nợ có thể thay thế cho việc nắm giữ nhiều tiền mặt vì nợ làm giảm rủi ro đạo đức và linh hoạt hơn. Tương tự như vậy, theo thuyết trật tự phân hạng, Opler và các cộng sự (1999) phát biểu rằng các công ty có sử dụng lượng tiền mặt dư thừa để trả nợ hoặc tiếp tục tích

lũy tiền mặt mặc dù các công ty có thể có một mức nợ mục tiêu, tiền vẫn được sử dụng theo thuyết trật tự phân hạng. Lý thuyết dòng tiền tự do cũng dự đoán có một mối tương quan âm giữa tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ vì các công ty sử dụng vốn vay ít có thể chịu ít giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho phép nhà quản lý quyết định giữ lượng tiền mặt cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2003) cho rằng có một mối tương quan dương giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt vì tỷ lệ đòn bẩy làm tăng xác suất phá sản và do đó các công ty giữ tiền mặt nhiều hơn để giảm xác suất kiệt quệ tài chính. Theo mô hình đánh đổi khi các công ty gia tăng đòn bẩy tài chính sẽ làm tăng xác suất phá sản do đó các công ty phải giữ tiền mặt nhiều hơn để giảm xác suất kiệt quệ tài chính.

Nghiên cứu kỳ vọng đòn bẩy tài chính sẽ tác động ngược chiều đến mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp ❖

Thuyết đại diện dự báo một mối tương quan âm giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tốc độ tăng trưởng. Những công ty doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao chứng tỏ họ có những cơ hội đầu tư tốt. Theo thuyết đánh đổi, Opler và các cộng sự (1999) và Harris, Raviv (1990) cho rằng tình trạng các công ty có cơ hội đầu tư hơn có thể phải đối mặt với chi phí từ nguồn tài trợ bên ngoài cao hơn. Do đó, để giảm chi phí tài chính, những công ty này dự kiến sẽ giữ lượng tiền mặt lớn hơn để phòng ngừa rủi ro, làm nảy sinh một mối tương quan dương giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tốc độ tăng trưởng. Tương tự như vậy, thuyết trật tự phân hạng dự đoán một mối tương quan dương giữa các cơ hội đầu tư và nắm giữ tiền mặt, kể từ khi các công ty có cơ hội đầu tư cao về mặt lý thuyết có thể thu lợi nhuận cao hơn và do đó có nhiều tiền mặt hơn. Kim, Mauer và Sherman (1998) thấy rằng các công ty có cơ hội đầu tư nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Opler và các cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2003), Lee và Song (2007) và Bates và các cộng sự (2009). Kết luận này cũng được tìm thấy bởi Bigelli và Vidal (2009) khi nghiên cứu các công ty tư nhân.

Nghiên cứu kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sẽ tác động cùng chiều đến mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

❖ Tỷ lệ vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh. Opler và các cộng sự (1999) phát biểu rằng không có mối quan hệ giữa vốn lưu động và mức độ nắm giữ tiền mặt theo thuyết trật tự phân hạng. Thuyết đánh đổi dự đoán một mối tương quan âm giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt vốn lưu động. Bates và các cộng sự (2009), Opler và các cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2003) và Tong (2006) nhận thấy có một mối tương quan âm giữa các tài sản thanh khoản thay thế và nắm giữ tiền mặt. Lee và Song (2007) tìm thấy hệ số tương quan âm đáng kể của các tài sản lưu động sau khi khủng hoảng tài chính châu Á. Bigelli và Vidal (2009) thấy rằng vốn lưu động ròng trong một công ty tư nhân càng cao, công ty này nắm giữ càng ít tiền mặt.

Nghiên cứu kỳ vọng vốn lưu động sẽ tác động ngược chiều đến mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

❖ Đầu tư tài sản cố định

Đầu tư tài sản cố định là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm. Theo nghiên cứu của Kim và cộng sự (2011), Kafayat và cộng sự (2014) cho rằng đầu tư tài sản cố định có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt. Thuyết trật tự phân hạng kì vọng có một mối tương quan âm giữa đầu tư tài sản cố định và nắm giữ tiền mặt bởi vì đầu tư tài sản cố định rõ ràng trực tiếp làm giảm lượng tiền mặt của công ty. Bates và các cộng sự (2009) phát biểu rằng đầu tư tài sản cố định có thể làm tăng khả năng vay nợ và do đó làm giảm nhu cầu tiền mặt bởi vì đầu tư tài sản cố định giúp có được tài sản mà có thể được dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản nợ. Lee và Song (2007) tìm thấy một mối tương quan âm giữa đầu tư tài sản cố định và nắm giữ tiền mặt ở các công ty sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Ngược lại, thuyết đánh đổi kỳ vọng

có một mối tương quan dương giữa chúng bởi vì các công ty có đầu tư tài sản cố

định giữ tiền mặt như một lá chắn chống lại chi phí cơ hội của việc không đủ nguồn lực tài chính. Opler và các cộng sự (1999) nhận thấy rằng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tăng với đầu tư tài sản cố định.

Nghiên cứu kỳ vọng đầu tư tài sản cố định sẽ tác động ngược chiều đến mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

❖ Dòng tiền của doanh nghiệp

Dòng tiền hay còn gọi lưu chuyển tiền tệ là số lượng tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền chuyển vào và ra khỏi doanh nghiệp. Dòng tiền được xác định bởi lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố định. Thuyết đánh đổi dự đoán một mối tương quan âm giữa lợi nhuận và nắm giữ tiền mặt bởi vì các công ty có lợi nhuận thì có dòng tiền đủ để tránh các vấn đề đầu tư không hiệu quả. Nghiên cứu của Kim và các cộng sự (1998); Caglayan-Ozkan và Ozkan (2004) cũng chỉ ra điều tương tự. Bates và các cộng sự (2009) tìm thấy một mối tương quan âm giữa lợi nhuận và nắm giữ tiền mặt. Mặc khác thuyết trật tự phân hạng dự đoán ngược lại, rằng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt biến tích cực với hoạt động lưu chuyển tiền tệ. Ferreira và Vilela (2003) tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho thuyết trật tự phân hạng cho nắm giữ tiền

Một phần của tài liệu 068 các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nắm giũ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w