Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu 068 các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nắm giũ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 82)

Quy mô DN có tác động tích cực tới tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN, tác động có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Hệ số hồi quy là 0.0124 chỉ ra rằng nếu như DN tăng quy mô 1% thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN tăng lên 0.000124%. Kết quả cho thấy rằng, biến số quy mô DN gây ra tác động có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng tác động về mặt kinh tế thì lại rất nhỏ. Sự ảnh hưởng của quy mô DN tương đồng với kết quả được rút ra từ lý thuyết dòng tiền tự do, lý thuyết trật tự phân hạng và nghiên cứu của Afza (2007). Megginson và Wei (2010), Kafayat cùng cộng sự (2014) cũng chỉ ra rằng các quy mô công ty càng lớn thì công ty có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Quy mô DN càng lớn, DN càng có nhiều cơ hội đầu tư, tuy nhiên thì mức độ rủi ro cũng cao hơn, do đó các DN muốn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp như việc DN đối mặt với rủi từ ro kinh doanh. Do quy mô DN được tính bằng logarit của tổng tài sản mà tổng tài sản tăng lên hay giảm xuống phụ thuộc vào các khoản mục trên bảng cân đối kế toán như tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các KPT, hàng tồn kho,.. .nên thực tế các công ty ở Việt Nam chủ yếu quan tâm đến chỉ tiêu vòng quay các KPT, vòng quay hàng tồn kho, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản,.. chưa quan tâm đến tầm quan trọng của quy mô ảnh hưởng như thế nào đến TLTM công ty nắm giữ bởi vì theo lý thuyết dòng tiền tự do, lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực lên tỷ lệ nắm giữ tiền mặt do những DN lớn thường đạt được nhiều thành công trong các hoạt động kinh doanh hơn.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN, tác động trên có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Hệ số hồi quy -0,2831 chỉ ra rằng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN giảm đi 0,2831% nếu như tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng 1%. Kết quả này tương đồng với thuyết trật tự phân hạng và giả thuyết tác động ban đầu của nghiên cứu. Với tác dụng giảm được các rủi ro về đạo đức cũng như tính linh hoạt của mình mà nợ có vai trò thay thế những khoản tiền mặt được nắm giữ trong DN ( theo như Caglayan - Ozkan (2002) và Diamond (1984)). DN vay nợ nhiều thì nắm giữ tiền ít hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Daher (2010) khi ông cho rằng tỷ lệ nợ và TLTM có quan hệ tác động ngược chiều nhau. Hầu hết hiện nay những DN mới thành lập đều thường tìm kiếm

nguồn vốn mới bằng cách đi vay ngân hàng, các tổ chức tài chính vì họ không muốn phân tán quyền kiểm soát DN đến nhiều cổ đông. Việc DN huy động vốn vay cho phép chủ DN dễ dàng kiểm soát các hoạt động DN. Các quyết định về hoạt động của DN sẽ do chủ DN tự đưa ra mà không phải tham khảo ý kiến từ các cổ đông. Các chủ sở hữu sẽ lo lắng vấn đề nhà quản lý lạm dụng quyền hạn để sử dụng tiền mặt của DN vào các mục đích vụ lợi cá nhân, đầu tư vào những dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Không những thế, DN khi vay nợ thì họ sẽ sử dụng đồng tiền nợ để thực hiện mua sắm tài sản, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, đầu tư. DN vay nợ thì sẽ có nghĩa vụ chi trả chi phí tài chính, vì vậy họ không giữ quá nhiều tiền tại quỹ để gây ra sự phát sinh các chi phí cơ hội, chi phí lãi vay mà không thu về được dòng lợi nhuận. Điều này ủng hộ quan điểm rằng có mối quan hệ tốt với ngân hàng sẽ giúp công ty dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn hơn, và do đó công ty không nhất thiết phải giữ nhiều tiền mặt.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN, tác động trên không có mức ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Doanh thu thuần tăng báo hiệu DN thực hiện công việc kinh doanh tốt, có chiến lược kinh doanh hiệu quả và từ đó DN cũng trở nên đáng tin cậy hơn đối với nhà đầu tư hiện tại và tương lai. Vì vậy, DN được đánh giá cao hơn trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên doanh thu thuần tăng thì chưa chắc lượng tiền mặt DN nắm giữ tăng. Điều này có thể được giải thích bằng các chỉ tiêu KPT, hàng tồn kho của DN. Các KPT xuất phát từ hành vi chiếm dụng vốn đến từ những đối tác của DN như khách hàng hay các nhà cung nên nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lượng tiền mặt của DN, vì thế các KPT càng ít thì sẽ càng tốt cho DN đó. Quy mô tính chất các KPT lớn hay nhỏ thì thường phụ thuộc chủ yếu vào việc DN kinh doanh theo hình thức nào (ví dụ công ty thực hiện bán lẻ thì các KPT sẽ ít hơn, còn nếu bán buôn thì các KPT sẽ lớn hơn....). Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào từng DN khác nhau, các DN có những chính sách bán hàng như thế nào trong từng thời kì cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô KPT. Nếu DN đang có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh thì các KPT càng tăng lên và ngược lại. Thông thường sẽ sử dụng số vòng quay KPT để xem xét mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu này. DN được coi là quản lí hiệu quả cũng như kinh doanh hiệu quả khi các KPT tăng nhưng tỷ số vòng quay KPT giữ nguyên

hoặc cùng tăng thể hiện số ngày DN thu được KPT giảm xuống. Ngược lại nếu khối lượng các KPT tăng nhưng doanh thu cũng như quy mô kinh doanh không thay đổi cùng chiều thì cho thấy hoạt động kinh doanh của DN có nhiều biến động hoặc doanh nghiêp đang thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. Do đó, DN cần phải xem xét lại những khoản nợ của khách, nguyên nhân và cách khắc phục. Các chỉ tiêu về hàng tồn kho cũng là biểu hiện cho thấy tình hình kinh doanh của DN hiện tại đang diễn ra như thế nào. Số vòng quay lớn, thời gian tồn kho giảm xuống không chỉ thể hiện công ty sử dụng đồng vốn của mình ngày càng hiệu quả hơn mà còn cho thấy công ty tiêu thụ sản phẩm và bán hàng thuận lợi. Do đó, doanh thu tăng lên chưa thể khẳng định được ảnh hưởng gì tới mức độ tiền mặt của DN.

Tỷ lệ vốn lưu động có tương quan âm với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN, tác động trên có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Hệ số hồi quy -0,366 chỉ ra rằng nếu như tỷ lệ vốn lưu động tăng 1% thì tỷ lệ tiền giảm đi 0,366%. Nhân tố vốn lưu động có mức tác động lớn nhất trong các nhân tố ảnh hưởng còn lại và cũng có thể giải thích rằng đối với việc nắm giữ tiền mặt ít hay nhiều của các DN phụ thuộc vào nhân tố vốn lưu động nhiều nhất. Vốn lưu động chính là giá trị của những tài sản ngắn hạn hay những tài sản mà gắn liền với chu kỳ kinh doanh của DN. Vốn lưu động thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, các KPT của DN và cuối cùng trở lại thành tiền mặt như ban đầu. Vì vậy việc nắm giữ một lượng lớn vốn lưu động giúp cho DN chuyển đổi dễ dàng hơn về dạng tiền mặt khi phải đáp ứng hoạt động thanh toán ngay cho nên nắm giữ vốn lưu động của các công ty ở Việt Nam cũng giống như là một cách thay thế cho lượng tiền mặt cần phải nắm giữ. Do đó, tỷ lệ vốn lưu động tăng lên thì TLTM tron DN sẽ giảm xuống. Kết quả này góp phần cũng cố thêm nhận định và kết quả của những bài nghiên cứu trước đây của Bates và các cộng sự (2009), Opler và các cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2003) và Tong (2006).

Đầu tư TSCĐ có tác động tiêu cực tới TLTM của DN, tác động có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Hệ số hồi quy là -0,148 chỉ ra rằng nếu như quy mô DN tăng 1% thì TLTM giảm xuống 0,148%. Mua sắm TSCĐ (Capex) góp phần làm tăng quy mô công ty, đồng thời, TSCĐ có thể dùng để thực hiện cầm cốkhi vay vốn, dẫn đến lượng tiền mặt tại công ty ít hơn vì dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hơn.

Nghiên cứu của Lee và Song (2007), Bates và các cộng sự (2009) cũng chỉ ra mối tương quan âm giữa chi mua TSCĐ mới và nắm giữ tiền mặt. Mua sắm TSCĐ thể hiện việc DN bỏ vốn ra để mua sắm các TSCĐ mới cho công ty. DN đẩy mạnh mua TSCĐ mới, giảm thu thanh lý từ các tài sản khác cho thấy DN đang bỏ ra một lượng tiền mặt để chi, mua sắm tài sản làm cho khối lượng tiền mặt sẵn có giảm xuống. Các công ty ở Việt Nam nếu có mức đầu tư TSCĐ càng cao thì nắm giữ tiền và tương đương tiền sẽ ít hơn so với các công ty có mức đầu tư TSCĐ ít hơn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2011), họ đưa ra rằng các công ty có đầu tư chi mua TSCĐ cao thì nắm giữ ít tiền mặt hơn bởi vì việc chi mua tài sản rõ ràng khiến cho lượng tiền mặt tại DN giảm. Còn theo Chen và Liu (2013) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa việc đầu tư TSCĐ mới và lượng tiền mặt ở các DN tại Trung Quốc. Còn Kafayat và cộng sự (2014) cũng tìm ra được mối tương quan âm ở các DN phi tài chính của Pakistan.

Hệ số dòng tiền có ảnh hưởng tích cực tới TLTM của DN, tác động có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Hệ số hồi quy là 0,173 chỉ ra rằng nếu như hệ số dòng tiền tăng 1% thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN tăng lên 0,173%. Dòng tiền tăng thể hiện các hoạt động kinh doanh của DN hiệu quả, lợi nhuận thu về cao thì quỹ tiền mặt của DN cũng tăng lên đáng kể. Các công ty nào có lợi nhuận càng nhiều thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ càng lớn thúc đẩy lượng tiền mặt nắm giữ của các DN nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu ở Việt Nam cũng như các nghiên cứu trên thế giới. Với kết quả này củng cố thêm cho thuyết trật tự phân hạng cho rằng các DN có hệ số dòng tiền cao thì nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu ở những nước thuộc khối liên minh kinh tế và tiền tệ và Hofmann (2006) nghiên cứu với những DN tại New Zealand cũng cho rằng dòng lưu chuyển tiền tệ có mối tương quan dương với TLTM các DN nắm giữ ở nước này. Bên cạnh đó giả thuyết về mối tương quan dương giữa dòng tiền và TLTM cũng được Afza và Adnan (2007), Drobetz và Gruninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012), Nguyễn Ngọc Thiện (2014), Phạm Hữu Tín (2014) một lần nữa cũng được khẳng định.

Kết quả hồi quy ở bảng 4.6 cho thấy xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến TLTM mà các công ty Việt Nam nắm giữ, hoạt động chi trả cổ tức (Div)

Biến độc lập Giả thuyết tác động

Kết quả nghiên cứu mô hình

Size - +

Leverage - -

Salegrowth + Không có ý nghĩa

Workingcapital - -

Capex - -

Cashflow + +

Div - Không có ý nghĩa

có tương quan dương với TLTM mà DN nắm giữ. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này lại

không có ý nghĩa thống kê, điều này trái ngược với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Ket quả trong mô hình tác động cố định có sự khác biệt về sự ảnh hưởng của yếu tố chi trả cổ tức lên TLTM so với kỳ vọng. Các lý thuyết về nắm giữ tiền mặt và tác giả đều kì vọng có một mối tương quan âm. Mặc dù vậy, khác biệt này là không đáng kể, bởi vì hệ số tương quan của biến chi trả cổ tức với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt khá nhỏ (nhỏ hơn 0,03) và biến không có ý nghĩa.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Khóa luận được tập trung nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt” của 203 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE trong 9 năm từ 2010-2018. Theo kết quả hồi quy của mô hình trên đã giải quyết được câu hỏi đã được đặt ra cho bài nghiên cứu. Từ kết quả thực nghiệm đã được phân tích, chúng tôi đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động đến lượng tiền mặt mà DN nắm giữ. Qua quá trình phân tích, xử lý số liệu, đồng thời kết quả cảu mô hình được tác giả chạy trên phần mềm Stata, tôi đã thu được kết quả như sau:

• Quy mô DN có tương quan dương đến mức độ nắm giữ tiền mặt của DN. Một DN mà có quy mô càng lớn thì mức độ nắm nắm giữ tiền mặt càng nhiều vì DN có thể đáp ứng các cơ hội đầu tư tiềm năng và đề phòng cho các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

• Tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tương quan âm đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các DN. Nếu các DN sử dụng nhiều nợ hơn để có thể tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mình thì lượng tiền mặt mà DN nắm giữ càng nhiều hơn.

• Tốc độ tăng trưởng của doanh thu không có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của DN.

• Vốn lưu động ròng có mối tương quan âm đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các DN, điều này chứng tỏ rằng các công ty có vốn lưu động ròng càng cao thì mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty càng thấp.

• Đầu tư tài sản cố định có mối tương quan âm với mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty.Vì DN đầu tư vào TSCĐ cũng đồng nghĩa là DN trực tiếp làm giảm lượng tiền mặt, nếu DN chi mua sắm, đầu tư tài sản càng nhiều thì lượng tiền mặt mà DN nắm giữ càng ít hơn. Điều này cũng đồng quan điểm với kết quả bài nghiên cứu của tác giả “Kim và cộng sự” (2011), “Chen và Lu” (2013) và “Kafayat và cộng sự” (2014).

• Dòng tiền có mối tương quan dương với mức độ nắm giữ tiền mặt của các DN. Điều này có nghĩa là nếu các DN có dòng tiền càng cao thì lượng tiền mặt mà

DN nắm giữ càng nhiều hơn. Ket quả này củng cố lý thuyết của thuyết trật tự phân hạng, nghiên cứu của Ferrera và Vlela (2004), Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Drobetz và Grunnger (2007)

• Tỷ lệ chi trả cổ tức không có tác động đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các DN. DN có thực hiện hay không thực hiện chi trả cổ tức, DN có chi trả nhiều hay ít thì điều này cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến lượng tiền mặt mà DN nắm giữ.

Với những kết quả mà bài nghiên cứu phân tích được, chúng ta có thể thấy được việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị tiền mặt của DN đóng vai trò rất quan trọng. Đối với một DN, lượng tiền mặt mà DN nắm giữ không phải lúc nào cũng tạo ra lợi thế cho họ. Khi DN nắm giữ tiền mặt, điều này cho thấy DN luôn có nguồn quỹ sẵn có dồi dào, tạo dựng được niềm tin đối với các nhà đầu tư tiềm năng, từ đó giúp cho DN có thể tăng được nguồn vốn, giá trị thị trường của DN từ đó cũng được nâng lên. Nhưng bên cạnh sự tích cực mà việc nắm giữ tiền mặt mang lại, việc DN nắm giữ quá nhiều tiền mặt trong một vài trường hợp sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực, phát sinh nhiều chi phí cơ hội, một số nhà đầu tư cho rằng DN không biết sử dụng đồng tiền của mình như thế nào cho hiệu quả nên mới tích

Một phần của tài liệu 068 các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nắm giũ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w