Đánh giá độ thu hồi, xác định LOD và LOQ của Cd trong phép đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích dạng hóa học của cadmi (cd) trong đất thuộc khu vực khai thác quặng pb zn làng hích, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44 - 47)

giá trị R2 là 1 chứng tỏ là đường chuẩn có độ tuyến tính rất tốt. Đảm bảo kết quả đo có độ chính xác và tin cậy.

3.1.2. Đánh giá độ thu hồi, xác định LOD và LOQ của Cd trong phép đo ICP-MS MS

3.1.2.1. Giới hạn phát hiện (Limit of detection – LOD) và giới hạn định lượng (Limit of quantification – LOQ)

Giới hạn phát hiện (limit of detection-LOD) Là nồng độ thấp nhất của chất

phân tích có thể phát hiện được [40].

+ Cách xác định: LOD của phương pháp định tính

- Phân tích lặp trên các mẫu trắng thêm chuẩn ở các nồng độ nhỏ khác nhau 10 lần.

Xác định tỷ lệ phần trăm số lần phát hiện (dương tính) hoặc không phát hiện được (âm tính)

Kết luận: Ví dụ với nồng độ 100 ppm kết luận dương tính không còn chắc chắn 100%.

+ Cách xác định: LOD của phương pháp định lượng (làm trên mẫu thử)

Có thể xác định LOD tương tự các bước như trên nhưng làm trên mẫu thử có nồng độ thấp trong khoảng 5-7 lần LOD ước lượng rồi tính:

LOD = 3 x SD Đánh giá LOD:

Tính R = X/ LOD

Nếu 4 ≤ R ≤ 10 thì nồng độ dung dịch là phù hợp và LOD đáng tin cậy; Nếu R < 4 thì phải dùng dung dịch thử đậm đặc hơn

Nếu R > 10 thì phải dùng dung dịch thử loãng hơn [40]

 2 1 1 1      n k k X X n SD

Giới hạn định lượng (Limit Of Quantification - LOQ)

Giới hạn định lượng được xem là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống định lượng được với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu mẫu trắng (hay tín hiệu nền) và đạt độ tin cậy  95%. Thường người ta chấp nhận tính giới hạn định lượng theo công thức

LOQ = yb + 10 Sb  3 LOD

S là độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đường chuẩn

Giới hạn định lượng bằng 3 lần giới hạn phát hiện hoặc bằng 9 lần độ chênh lệch chuẩn của mẫu trắng [40].

Để đánh giá giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phép đo đối với Cd, chúng tôi tiến hành 5 lần đo lặp lại với dung dịch mẫu trắng. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.2:

Bảng 3.2. Các giá trị Cd trong 5 lần đo lặp lại mẫu trắng

Lần đo Hàm lượng Cd (ppb) 1 0,0020 2 0,0020 3 0,0017 4 0,0019 5 0,0015 Giá trị trung bình 0,0018 Độ lệch chuẩn (SD) 0,00022

Từ các số liệu trên, chúng tôi tính được các giá trị LOD và LOQ theo cách 2 trình bày trong mục 2.1.4 như sau:

LOD = giá trị trung bình + 3* độ lệch chuẩn = 0,00244 (ppb) LOQ = 3*LOD = 0,0072 (ppb)

Như vậy, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng xác định Cd bằng phương pháp ICP-MS là rất nhỏ. Vì vậy, phép đo có thể xác định hàm lượng rất nhỏ của Cd trong các mẫu phân tích bằng phương pháp ICP_MS.

3.1.2.2. Độ thu hồi của phương pháp phân tích

Độ thu hồi (Recovery)

-Gọi Cob là giá trị trung bình từ n lần thử nghiệm lặp lại trên một mẫu hoặc mẫu chuẩn.

-Gọi CCRM là giá trị của mẫu hoặc mẫu chuẩn.

-Ta có độ thu hồi:

[39]

Để đánh giá độ thu hồi của phép đo đối với hàm lượng Cd, chúng tôi tiến hành phân tích 3 lần đo lặp lại với mẫu chuẩn MESS_4. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.3.

Bảng 3.3. Độ thu hồi hàm lượng của Cd so với mẫu chuẩn MESS_4

Lần đo Hàm lượng Cd (ppm) Giá trị trung bình (ppm) Giá trị chứng chỉ (ppm) Hiệu suất thu hồi (%) 1 0,31 0,26 ± 0,04 0,28 92,11 2 0,22 3 0,25

Như vậy là hàm lượng Cd xác định được bằng phương pháp ICP_MS cho kết quả tốt so với giá trị chứng chỉ trong mẫu MESS_4. Độ thu hồi là 92,11% nằm trong giới hạn cho phép khi phân tích hàm lượng ppm là từ 90- 110%. Điều đó chứng tỏ phương pháp phân tích cho độ thu hồi tốt.

CRM obs m C C R

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích dạng hóa học của cadmi (cd) trong đất thuộc khu vực khai thác quặng pb zn làng hích, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44 - 47)