hoạt
động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vạn Đạt Thái Bình
3.1.1. Sự cần thiết
Với cơ chế thị trường như hiện nay, tất cả các thành phần kinh tế đều đã được bình đẳng hóa, đồng thời từ đó cũng tạo ra thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại được trong môi trường đó, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp luôn cần phải ở trong trạng thái tốt nhất, và hệ thống kế toán, công cụ quản lý kinh tế, tài chính, cũng cần được nắm bắt và sử dụng để tối ưu hiệu quả. Trước xu hướng phát triển và đổi mới không ngừng của nền kinh tế thị trường về hầu hết mọi mặt, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế, mở rộng cửa khẩu thương mại, việc hoàn thiện hệ thống kế toán cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường là vô cùng cần thiết. Tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cũng không nằm ngoài phạm vi của công tác kế toán nói chung, đây là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại.
Việc hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh không phải bất kỳ đề xuất nào cũng có thể áp dụng vào được, để có thể đạt được hiệu quả trong việc cải thiện hệ thống kế toán, cần phải áp dụng chọn lọc các biện pháp dựa trên những đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc cụ thể. Đặc điểm của kế toán hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là vừa phải phản ánh hiệu suất bán hàng, vừa giám sát quá trình tạo doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, giúp các nhà quản trị phát hiện được các ưu điểm trong hoạt động kinh doanh cũng như những tồn đọng trong quy trình bán hàng. Điều này yêu cầu sự chặt chẽ trong công tác hạch toán, từ đó đặt ra những tiêu chuẩn về thông tin kế toán như cần phải thiết thực, bám sát mục tiêu kinh doanh, hỗ trợ cho các nhà quản trị.
Ngoài các yêu cầu trên, về phía ban quản lý cấp nhà nước, cấp bộ cũng phải ban hành các thông tư, chuẩn mực, các nghị định, văn bản hướng dẫn, đồng thời
cũng cần tiếp thu các thông tin, ý kiến của cấp dưới, kịp thời sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống kế toán. Việc này cũng góp phần giúp công tác ở đon vị chấp hành tốt hon các nguyên tác kế toán trong phạm vi hoạt động của đon vị.
3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện
Để phù hợp với yếu tố thị trường và cả co chế quản lý hiện hay, việc hoàn thiện kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu mà các nhà quản lý doanh nghiệp đặt ra, dựa trên phân tích về các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về tính chính xác, khoa học, công tác hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Tuân thủ chế độ tài chính và kế toán hiện hành: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, thể hiện từ
việc tuân thủ nguyên tắc sử dụng tài khoản, chuẩn mực, phưong pháp hạch toán
và lập hệ thống sổ sách, lập báo cáo tài chính.
- Phù hợp với đặc điểm kinh doanh, hệ thống quản lý và khả năng tài chính của đon vị: Mỗi doanh ghiệp đều có loại hình kinh doanh cụ thể, riêng biệt và có những yêu cầu khác nhau tưong ứng kèm theo, vậy nên kh vận dụng chế độ kế
toán cần bảo đảm tính phù hop đối với chính bản thân đon vị. Việc vận dụng này cũng cần có sự thống nhất về mặt tổ chức như sử dụng chứng từ, tài khoản
hay sử dụng hệ thống sổ sách, báo cáo.
- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác: Nhiệm vụ co bản của kế toán là cung cấp các thông tin kinh tế cho các nhà quản trị để họ từ đó có thể phân tích, nghiên cứu đưa ra các chiến thuật hoạt động của doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin không những cần đảm bảo tính kịp thời, hợp lý, trung thực mà còn phải đưoc trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
- Cân nhắc đến việc tiết kiệm chi phí nhưng không làm ảnh hưởng đến tính hiệu
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Vạn Đạt Thái Bình
3.2.1. Giải pháp cho việc hạch toán ngoại tệ
về vấn đề liên quan đến ngoại tệ và tỷ giá, cần rèn cho kế toán thói quen thường xuyên kiểm tra tỷ giá, hướng dẫn họ hạch toán đảm bảo nguyên tắc hạch toán ngoại tệ, xử lý chênh lệch theo đúng thông tư 200 của Bộ Tài chính: - Khi phát sinh giao dịch thanh toán ngay, kế toán hạch toán theo tỷ giá thực tế
ngày giao dịch: Nợ TK 112/111 Có TK 511
- Khi phát sinh giao dịch trả chậm, kế toán hạch toán theo tỷ giá thực tế ngày giao dịch:
Nợ TK 131 Có TK 511
Đến khi khách hàng thanh toán, kế toán hạch toán: Nợ TK 112: theo tỷ giả thực tế ngày thanh toán Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá
Có TK 131: theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh ngày bán hàng
Để đào tạo kế toán viên, Công ty có thể tổ chức các khóa đào tạo tập trung, mời các chuyên gia về để hướng dẫn về kiến thức cho họ, hoặc có thể áp dụng phương pháp tiết kiệm chi phí hơn như đào tạo on-job.
3.2.2. Giải pháp cho việc hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ
Kế toán cần cẩn thận khi hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ, thu thập đủ chứng từ và kiểm tra kĩ càng trước khi xuất hóa đơn, tránh để sai sót về sau. Khi thu hộ khách hàng cần phải xuất hóa đơn GTGT, chứng từ thu tiền theo quy định, sau đó tiến hành bàn giao các khoản đã thu hộ doanh thu này kèm theo bảng kê các hoá đơn GTGT, chứng từ thu tiền bản gốc cho bên nhờ thu hộ theo hợp đồng. Khi chi hộ thì sau khi nhận được hóa đơn của khách hàng, kế toán xuất hóa đơn kèm chứng từ thu tiền cho khách hàng nhờ chi hộ. Các khoản chi hộ cho khách hàng không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty nên các khoản này đều không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào; không được
tính vào chi phí được trừ cũng như doanh thu khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
3.2.3. Giải pháp cho việc thu thập chứng từ
Phải tạo ra tư tưởng cho kế toán rằng không thể mặc định rằng thông tin trong chứng từ nhận được là hoàn toàn chính xác. Kế toán viên cần có thói quen xác minh liệu các thông tin nhận được đã chính xác và đầy đủ hay chưa và ngay lập tức sửa chữa nếu thông tin không chính xác, thiếu hoặc sai sót. Ngoài ra, kế toán có thể liên hệ với nhà giao nhận qua mail hay liên lạc bằng điện thoại nếu cần bộ chứng từ gốc hay bản sao. Đối với vận đon (B/L), lưu ý rằng người nhận hàng cần phải xuất trình vận đon gốc (House B/L) cho người giao nhận tại điểm đến để nhận hàng. Với tư cách là bên trung gian, cầu nối giữa người nhận và người gửi, cũng như là bên liên hệ thuê hãng tàu vận chuyển, cần xác định những thỏa thuận rõ ràng về thời gian và cách thức xuất trình chứng từ giữa người gửi hàng và người nhận hàng.
3.3. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp
3.3.1. Kiến nghị của Nhà nước
Pháp luật và các chính sách tài chính do Nhà nước ban hành có tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp logistics nói riêng. Để các doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hon, tạo ra nhiều giá trị hon, Nhà nước có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý và tối giản hóa các thủ tục thưong mại
Các thủ tục pháp lý liên quan đến kinh tế hiện nay còn nhiều khâu rườm rà, phức tạp, gây khó dễ cho các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến xuất-nhập khẩu như ngành logistics thì các thủ tục hải quan lại càng dễ gặp khó khăn và rắc rối. Bên cạnh việc mở cửa nền kinh tế thị trường, Nhà nước nên tạo điều kiện đầy đủ để xúc tiến cho các doanh nghiệp tiến ra thị trường quốc tế. Nhà nước cần đon giản hóa các thủ tục hành chính và cải thiện thái độ phục vụ của các cán bộ Nhà nước để doanh nghiệp có thể dễ dàng làm việc cùng co quan hành chính Nhà nước.
Các chuẩn mực, luật kế toán đưa vào thực tiễn sử dụng cũng cần được cải thiện để kế toán viên có thể phát huy vai trò của mình một cách hiệu quả hơn. Hiện tại, để bắt kịp với xu hướng thế giới, việc học hỏi, đối chiếu chuẩn mực đang sử dụng của bản thân với các chuẩn mực kế toán trên thế giới là một điều cần thiết. Qua quá trình học hỏi, so sánh, rất có thể sẽ nhận thức được những điểm lạc hậu, không hợp lý trong chuẩn mực hiện hành, từ đó phát hiện ra những cách áp dụng chuẩn mực thông minh, hợp lý hơn.
- Ban hành, đưa vào thực tiễn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp được coi là nguồn lực to lớn để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, mối quan hệ cộng sinh này không chỉ cần có sự đóng góp của doanh nghiệp mà cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Chính sách hỗ trọ của Nhà nước có thể là hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về chính sách xuất-nhập khẩu hay có thể là trợ cấp về chính sách thuế. Đối với các doanh nghiệp nói chung, và riêng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì các chính sách này là chất bôi trơn, là bàn đạp để họ tiến lên phía trước, tạo ra nhiều giá trị và đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Hơn thế nữa, đây cũng là một yếu tố xây dựng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường trong nước lẫn ngoài nước mang tính cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
- Công nghệ hóa nguồn nhân sự
Bắt nguồn từ việc đáp ứng yêu cầu đặt ra của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với sự tác động mạnh mẽ lên cơ cấu việc làm, phương thức vận hành sản xuất, và bao trùm lên cả lực lượng lao động, việc Nhà nước đồng hành với các doanh nghiệp và người dân lao động trong quá trình thay đổi và thích ứng để bắt kịp với thời đại hiện nay có tầm quan trọng không nhỏ trong tăng trưởng kinh tế. Nguồn nhân sự hiện nay cần đuổi kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, và Nhà nước cần hỗ trợ họ trong việc trang bị kiến thức, năng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp để họ không bị đứng ngoài cuộc trong sự phát triển chung của doanh nghiệp, của ngành và của đất nước.
Bước đầu, Nhà nước có thể phối hợp với chuyên môn khảo sát phương hướng sản xuất kinh doanh, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong đội ngũ nhân sự, từ đó đề xuất và triển khai các khóa đào tạo phù hợp. Về lâu dài, có thể tổ chức các chương trình hỗ trợ các trường trong thông tin tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp để sinh viên ra trường có cơ hội việc làm tốt, cũng như giúp DN có được đội ngũ nhân sự chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Về phía các cơ sở đào tạo, có thể xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo theo yêu cầu thực tế sản xuất của các DN.
3.3.2. Kiến nghị của Bộ tài chính
- Áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quản lý hải quan, quản lý thuế: khai hải quan điện tử và nộp thuế điện tử.
Điều này có thể tạo rất nhiều thuận lợi, tiết giảm thời gian, chi phí cho DN. Thay vì mất thời gian và công sức cử nhân lực đi thực hiện các thủ tục trực tiếp, DN có thể chỉ mất một ít thời gian và nhân sự cho các thủ tục hành chính trực tuyến, cắt bớt được những công đoạn rườm rà trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, DN có thể tận dụng thời gian đấy để tạo ra giá trị mới, cắt giảm được chi phí, thời gian đi lại và tiết kiệm được nguồn nhân lực của mình.
Bộ tài chính có thể chỉ đạo Tổng cục Hải quan triển khai chương trình quản lý giám sát hải quan tự động với cảng biển và kho bãi. Từ kiểm tra hồ sơ giấy, giám sát thủ công, Hệ thống quản lý, giám sát tự động đã thay đổi phương thức kiểm tra, giám sát thành phương thức quản lý hiện đại, dựa trên hệ thống công nghệ thông tin, kết nối thông tin giữa ba 3 khâu trước, trong thông quan và kiểm soát hàng hoá qua khu vực giám sát, đảm bảo quản lý, giám sát hàng hóa tự động từ khi đưa vào đến khi đưa ra khỏi kho hàng không nhanh chóng. Việc áp dụng hệ thống này, kết nối cơ quan hải quan và DN cảng, DN kho bãi, không phải luân chuyển chứng từ giấy, giảm tiếp xúc của DN với cơ quan hải quan, giảm 1/3 thời gian làm thủ tục với cơ quan hải quan và DN kho bãi cảng.
Qua việc thu thập thông tin trước về chuyến bay để phân tích và kiểm tra, các cơ quan có thể nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thời gian và nhân lực liên quan đến việc tiếp nhận các hồ sơ giấy thủ công; đồng thời định hướng sớm đối tượng quan
trọng để từ đó ứng dụng các phương thức quản lý rủi ro, đối chiếu, giám sát hàng hóa. Việc này cũng sẽ tăng cường khả năng phát hiện các hành vi buôn lậu, gian thương, giúp cơ quan quản lý ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp này, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
- Đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và
kết nối chính thức với các đối tác thương mại ngoài ASEAN
Cơ chế một cửa ASEAN là một môi trường trong đó các Cơ chế một cửa quốc gia hoạt động và tích hợp với nhau. Cơ chế này có rất nhiều điểm mạnh như:
+ Số lượng thủ tục kiểm tra chuyên ngành được triển khai trên một cửa ASEAN tăng với tốc độ nhanh.
+ Sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện các thủ tục hành chính, với hệ thống hồ sơ, tài liệu điện tử, doanh nghiệp chỉ cần ngồi tại trụ sở và gửi hồ sơ điện tử lên Cổng thông tin một cửa quốc gia để hoàn thành thủ tục cấp phép và thông quan lô hàng. Việc này có ích rất nhiều trong rút ngắn thời gian làm thủ tục và giúp việc thông quan trở nên thuận lợi hơn. + Với cách làm truyền thống, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí chuẩn bị hồ sơ, chi
phí đi lại để thực hiện các tục cấp phép và thông quan, ứng dụng Công thông tin một cửa quốc gia sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được các loại chi phí nói trên.
+ Giảm thiểu gian lận trong quá trình làm thủ tục hành chính: các thông tin như Hồ sơ, ngày giờ doanh nghiệp gửi và các thông tin liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ được công bố công khai, minh bạch tại Cổng thông tin một cửa quốc gia qua hệ thống.
+ Người dân sẽ ít phải tiếp xúc với cơ quan quản lý Nhà nước hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, từ đó cũng sẽ ít xảy ra những vấn nạn tiêu cực, những tình huống một bộ phận cán bộ, công chức nhũng nhiễu hơn. + Tất cả các thông tin trong hồ sơ doanh nghiệp hay người dân gửi đến đều