Lợi nhuận thuần được xác định theo công thức:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu hoạt động + Doanh thu tài chính — (Chi phí hoạt động + chi phí tài chính + chi phí quản lý CTCK)
Trong đó:
- Doanh thu hoạt động là số tiền công ty thu được trong kỳ từ hoạt động kinh doanh chính của mình
- Doanh thu tài chính là số tiền công ty thu được trong kỳ từ các hoạt động liên quan đến vốn của doanh nghiệp như tham giá góp vốn liên doanh, đầu tư mua bán
chứng khoán ngắn và dài hạn, cho thuê tài sản. Các hoạt động đầu tư khác như chênh
lệch lãi tiền vay của ngân hàng, cho vay vốn, ...
- Chi phí hoạt động là số tiền công ty bỏ ra để thu được doanh thu hoạt động trong kỳ
- Chi phí tài chính là những khoản chi phí liên quan đến hoạt động về vốn của công ty như chi phí các hoạt động tài chính nói trên
- Chi phí quản lý CTCK là số tiền công ty bỏ ra trong kỳ để quản lý, vận hành công ty như tiền lương, các chi phí mua ngoài ...
Ý nghĩa kinh tế:Lợi nhuận thuần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công tymột cách tổng quan sau khi đã trừ đi các chi phí.
+ Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác = Doanh thu khác — Chiphí khác
Trong đó:
- Doanh thu khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, các khoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,
tiền phạt do các bên vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp, các khoản nợ khó đòi đã
LNST T ng tài s nổ ả
+ Lợi nhuận kế toán trước thuế (EBT)
Lợi nhuận kế toán trước thuế (EBT) là một mục trên Báo cáo kết quả HĐKD của công ty, nó đo lường hiệu quả tài chính của công ty, được tính toán bằng cách lấytổng lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác.
EBT = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác
Ý nghĩa kinh tế:EBT cho biết thu nhập của công ty trong mối liên hệ với lãi vay,
khấu hao, chi phí bán hàng, chi phí quản lí CTCK và các chi phí hoạt động khác được
khấu trừ từ tổng doanh thu.
+ Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng (dịch vụ) trừ đi tất cả các khoản chi phí và thuế TNDN. Căn
cứ tính thuế phụ thuộc vào thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn
thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
LNST = EBT - Thuế TNDN
Ý nghĩa kinh tế: Lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông được phép sử dụng, nó phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty
đó có tốt hay không. Với các công ty cổ phần chứng khoán, khoản lợi nhuận ròng sẽ là phần để các cổ đông coi xét liệu có nên tiếp tục để người này, người kia quản trị doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó các NĐT có thể nhận biết CTCK đó có “khỏe”
hay không, các nhà phân tích sẽ nhìn phần phần trăm lãi ròng trên tổng doanh thu, nếu tỉ lệ đó càng lớn chứng tỏ CTCK đó ngày càng tăng trưởng, kinh doanh có lãi, từ
đó thu hút đầu tư hơn. Hơn nữa LNST giúp công ty dễ dàng vay vốn hơn. Với một công ty lớn có nghĩa là tiền sở hữu của họ nhiều, từ đấy các ngân hàng sẽ lấy khoản 20
ROS = LNST Doanh thu thu nầ
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu thuần của CTCK đạt được trong kỳ. Tỷ suất này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận mà CTCK thu được. Ta có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các CTCK khác.
Sự biến động của tỷ số này cho biết sự thay đổi về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu tỷ suất này cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Nếu một công ty có ROS cao hơn năm trước chứng tỏ các chiến lược kinh doanh của CTCK này đạt kết quả tốt hơn năm trước và ngược lại.
Còn khi so sánh tỷ suất ROS của công ty với chỉ số trung bình ngành, mà tỷ suất này lại thấp hơn chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có vấn đề, đòi hỏi CTCK phải phân tích và tìm biện pháp để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Công thức xác định tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản như sau:
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để dùng để đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu
tư mà công ty bỏ vào. Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng tài sản mà CTCK dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó thể hiện việc quản lý tài sản, phân phối và sản xuất có hiệu quả hay không. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị. Hệ số ROA thường
có chênh lệch giữa các ngành. Những ngành sản xuất, chế tạo, xây dựng, vận tải,... thường có ROA nhỏ hơn so với cách ngành không phải đầu tư vào tài sản như ngành
Phân tích chỉ tiêu ROA theo phương pháp phân tích Dupont
Tỷ suất lợi nhuận của tài sản biểu hiện mối quan hệ mật thiết giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) và vòng quay của tổng tài sản.
Thực vậy, từ công thức tính tỷ suất lợi nhuận của tổng tài sản có thể suy ra mối quan hệ đó bằng công thức khai triển dưới đây:
LNST LNST Doanhthuthu nầ ROA = —:- - -■ _ ■ =---— —— ×——:---——
T ng tài s n Doanhthuthu n T ngtàis nổ ả ầ ổ ả
Từ công thức khai triển trên có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của tài sản. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao thì lợi nhuận trên
tài sản càng tăng. Để có thể tăng được ROS thì công ty cần nghiên cứu những biện pháp nhằm tăng doanh thu và quan trọng hơn là giảm chi phí để tăng lợi nhuận đạt được. Số vòng quay tài sản cũng là nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời trên tài sản. Cụ thể, nếu doanh thu thuần lớn và tổng tài sản nhỏ thì số vòng quay lớn. Trong thực tế, hai chỉ tiêu này thường có mối quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản tăng thì doanh
thu thuần cũng tăng, ví dụ như khi CTCK nới lỏng chính sách tín dụng thương mại giúp công ty thúc đẩy được doanh số dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng từ đó tăng doanh thu thuần. Muốn tăng số vòng quay tài sản doanh nghiệp cần phân tích các nhân tố liên quan để đưa ra được những mặt lợi và hại nhằm nâng cao số vòng quay của tài sản thích hợp.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu LNST ROE = vx~M√gΛ,iu⅛..
V n ch s h uố ủ ở ữ
Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà CTCK bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận đồng thời cũng cho biết mức độ hiệu quả của công ty trong việc tạo ra thu nhập cho những cổ đông của họ.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu đạt hiệu quả, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông, lợi nhuận để lại
vốn để mở rộng công ty. Phân tích chỉ tiêu ROE góp phần nâng cao khả năng đầu tư của công ty, giúp nhà quản trị có quyết định đúng đắn để tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho mục đích kinh doanh. Trên hết, đây là hệ số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ các cổ phần thường, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Nếu ROE của công ty cao sẽ giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn, giá mỗi cổ phiếu sẽ lên cao. Ngược lại, ROE thấp và giảm qua các
năm thì sẽ khó có thể thu hút vốn đầu tư, công ty sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng Phân tích chỉ tiêu ROE theo phương pháp phân tích Dupont
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa tỷ suất
sinh lợi của trên doanh thu thuần với vòng quay tài sản và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu.Ta có thể thấy rõ mối quan hệ này thông qua công thức sau đây:
ROE = ---×---×---—---Doanh thu thu n T ng tài s n V n ch s h uLN ST ầ Doanh thu thu n T ng tài s nổ ả ốầ ổủ ở ữả
ROE = ROS × S vòng quay t ng tài s n × H s đòn b y tài chínhố ổ ả ệ ố ẩ
Muốn thay đổi giá trị của ROE ta phải tìm cách thay đổi giá trị của các tỷ số thành phần. Hay nói một cách rõ ràng hơn để tăng ROE, CTCK có 3 sự lựa chọn cơ bản để tăng chỉ tiêu ROE:
- Một là, công ty có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Hai là, công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản.
- Ba là công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách vay nợ thêm vốn để đầu tư và giảm bớt vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt
Như vậy, trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủsởhữu, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh chocôngty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIA TĂNG LỢI NHUẶN TẠI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Năm 2016, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Một trong số những cổ đông sáng lập của VNDIRECT là Tập đoàn đầu tư tài chính IPA. VNDIRECT hoạt động theo giấy phép số 22/UBCK - GPHĐKD ngày 16/11/2006 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp với đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm hoạt động Môi giới chứng
khoán, Lưu ký chứng khoán, Tư vấn tài chính doanh nghiệp, Tự doanh, Bảo lãnh phát
hành và Quản lý danh mục đầu tư.
• Tầm nhìn: VNDIRECT trở thành sự lựa chọn hàng đầu của mọi nhà đầu tư.
• Sứ mệnh: Phát triển trường tồn vì lợi ích của mỗi khách hàng, mỗi cổ đông và mỗi nhân viên
• Giá trị cốt lõi: Chính trực - Tận tâm - Tri thức nghề nghiệp - Thái độ tích cực
• Slogan: Wisdom to success (Hội tụ trí tuệ - Lan tỏa thành công)
Với mục tiêu trở thành Công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường Việt Nam, VNDIRECT luôn nỗ lực tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động, sẵn sàng thay đổi để thích nghi với thị trường tại mọi thời điểm. Đến với công ty, VNDirect mong muốn mọi khách hàng đều cảm nhận được sự nhiệt huyết trong từng sản phẩm, cách phục vụ. Giá trị mà Công ty đem đến cho khách hàng không chỉ đơn giản là các dịch vụ về
giao dịch chứng khoán mà quan trọng hơn hết đó là làm thế nào để giúp khách hàng có sức khỏe tài chính và an tâm đầu tư.
^ Năm 2007: Công ty tiến hành tăng VĐL lên 300 tỷ đồng và là DN đầu tiên tại Việt Nam cung cấp giải pháp giao dịch chứng khoán trực tuyến toàn diện.
^ Năm 2008: VNDIRECT đầu tư nền tảng công nghệ riêng, tự phát triển hệ thống Core system và tạo tiền đề đầu tiên cho nền tảng số của VNDIRECT.
^ Năm 2009: Công ty đi đầu trong việc tạo ra các sản phẩm đột phá mới trên thị trường, tiền đề đầu tiên cho các sản phẩm tương lai và quyền chọn, hoạt động cho
vay margin, và các công cụ tài chính hỗ trợ cho giao dịch.
^ Năm 2010: Công ty tăng vốn điều lệ hai lần từ 300 lên 450 và lên 1.000 tỷ đồng vào cuối năm.
^ Năm 2011: Lần đầu dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán tại sàn giao dịch HNX. Công ty bắt đầu tập trung xây dựng nền móng đầu tiên cho hoạt động Môi giới
giao dịch chứng khoán cho khách hàng cá nhân.
^ Năm 2012: Công ty ra mắt cổng kết nối FIX Bloomberg, cung cấp thành công sản phẩm Direct Market Access cho khách hàng tổ chức. Công ty cũng ký kết hợp tác phát triển hoạt động phân tích để cung cấp tới khách hàng tổ chức nước ngoài
cùng với CIMB.
^ Năm 2014: VNDIRECT tăng vốn điều lệ lên gần 1.550 tỷ đồng, VCSH xấp xỉ 1.900 tỷ đồng và trở thành 1 trong 3 CTCK có vốn lớn nhất trên sàn. Công ty tập trung vào hoạt động giao dịch môi giới và cho vay margin, xây dựng nền tảng quản trị rủi ro của hoạt động này và giúp Công ty mở rộng được thị trường thu hút khách hàng cá nhân giao dịch chứng khoán.
^ Năm 2015: VNDIRECT lọt TOP 10 CTCK có thị phần giao dịch trái phiếu lớn nhất trên cả 2 sàn và được vinh danh là 1 trong 3 CTCK thành viên có dịch vụ môi giới tốt nhất giai đoạn 2005 - 2015.
^ Năm 2016: VNDIRECT có số lượng tài khoản cá nhân và tổng tài sản ròng của khách hàng do VNDIRECT quản lý đạt xấp xỉ 26 nghìn tỷ đồng, lớn nhất thị 26
^ Năm 2017: VNDIRECT được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và chuyển sàn giao dịch cổ phiếu VND từ HNX sang niêm yết
tại HOSE. VNDIRECT là CTCK có hiệu quả hoạt động trên vốn tốt nhất trong các công ty chứng khoán.
^ Năm 2018: VNDIRECT tiếp tục tăng vốn lên 2.204,3 tỷ đồng, trở thành Công
ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn thứ 3 thị trường. Đồng thời công ty tiếp tục chuyển
dịch nền tảng hoạt động kinh doanh ngân hàng số, và kết nối với các thị trường khách
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 của VNDIRECT)
2.1.4 Tình hình nguồn lao động tại VNDIRECT
Sau 13 năm hoạt động, VNDIRECT đã trở thành một CTCK định hướng bán lẻ,
với vốn chủ sở hữu 3.248 tỷ đồng. Nền tảng cạnh tranh khác biệt của Công ty chính là giá trị văn hóa và con người được xây dựng và nuôi dưỡng ngay từ những ngày
đầu thành lập. Số lượng đội ngũ nhân sự của công ty luôn có sự biến động qua các năm, tuy nhiên đa phần là các nhân sự trẻ có độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. Tính đến ngày 31/12/2019 công ty có 827 nhân sự chính, giảm 153 người so với cuối năm 2018 và đồng thời cũng là năm đầu tiên công ty có cơ cấu nhân sự nữ nhiều hơn nhân sự nam.
Tất cả đội ngũ công ty đều là những con người tận tâm, chính trực, trình độ chuyên môn cao và luôn có thái độ tích cực trước mọi biến động của thị trường. Mọi giá trị đều hướng tới khách hàng là phương châm hành động của công ty trong mỗi giao dịch mà công ty cung cấp. Nhờ đó mà VNDIRECT hiện này đã khẳng định được
bản thân mình là một trong những CTCK có dịch vụ uy tín nhất trên thị trường.
2.1.5 Các dịch vụ công ty cung cấp
Cũng như các CTCK khác trên thị trường, VNDIRECT cũng thực hiện các nghiệp vụ như: Nghiệp vụ môi giới, nghiệp vụ tự doanh, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụ quản lý DMĐT, nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Tùy từng mục
tiêu phát triển mà công ty sẽ mở rộng, thiết kế các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng mà họ theo đuổi. Đây đều là nguồn thu chính nhằm tạo