Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 251 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng và nội thất việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 71)

3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Việt

3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

Mặc dù tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE tăng nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động kinh doanh của Công ty bộc lộ những hạn chế sau:

Tỷ suất lợi nhuận thuần ROS tăng nhưng tăng không nhiều tức là công tác quản lý chi phí có cải thiện nhưng trong đó thấy được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quản lý chưa tốt. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2018 tăng mạnh lên tới 146% so với năm 2017 và 6,45% ở giai đoạn sau; còn chi phí quản lý doanh nghiệp thì tăng nhẹ 2 giai đoạn gần đây lần lượt là 13,44% và 1,66%.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong Công ty đang có xu hướng giảm dần từ 2,44 năm 2018 xuống 2,31 năm 2019. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực từ các khoản phải thu thì

vẫn tồn tại những hạn chế trong khâu quản lý hàng tồn kho cũng như tài sản cố định. Cụ thể, vòng quay hàng tồn kho giảm từ 21,63 vòng xuống 19,41 vòng trong giai đoạn này và vòng quay tài sản cố định cũng có chiều hướng giảm trong giai đoạn 2018 - 2019 từ 8,37 xuống 7,94 vòng dù đã dược đầu tư lớn về các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình thi công nhưng kết quả đem lại chưa đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo.

Việc tận dụng đòn bẩy tài chính cũng làm cho cơ cấu nợ của Công ty đang ở mức cao, phụ thuộc nhiều vào chủ nợ, không tự chủ được tài chính dể gây rủi ro cho Công ty về sau.

b) Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

Chi phí bán hàng tăng là do công tác quảng cáo tiếp thị của Công ty vẫn đang đẩy mạnh nhằm đưa thương hiệu của Công ty rộng khắp trên thị trường. Đặc biệt trong năm gần đây Công ty đưa ra các sản phẩm về nội thất nên cũng có các chính sách ưu đãi hơn cho người tiêu dùng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng do bộ phận quản lý kém hiệu quả đặc biệt trong quản lý kho, thường đưa ra những thông tin, những báo cáo chưa kịp thời cho cấp trên, ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc.

Công tác thực hiện quản lý hàng tồn kho chưa thực sự được Công ty chú ý, giá trị hàng tồn kho còn lớn gây ứ đọng vốn trong quá trình kinh doanh của Công ty. Cụ thể vào cuối năm 2019 lượng hàng tồn kho tăng vọt so với năm 2018 - tăng 1,62 lần so với năm 2018 lên tới 2.562.235.162 đồng. Hàng tồn ,kho chủ yếu là nguyên vật liệu dùng cho các công trình, dùng để dự trữ, phần nào đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nguyên nhân do công tác dự báo, phân tích tình hình thị trường của bộ phận phân tích trong Công ty còn chưa tốt các công trình mà Công ty thực hiện thực tế năm 2019 còn ít hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra.

Việc đầu tư thêm các xe chuyên dụng cải tiến như xe chuyên chở nguyên vật liệu, máy trộn bê tông.. ..làm Công ty không còn sử dụng các loại xe cũ như trước đây nữa. Dù

đã có chính sách bán những Công ty muốn thu được một khoản tiền lớn hơn những đề xuất giá thánh lý từ phía đối tác nên vẫn chưa bán được trong năm 2019.

- Nguyên nhân khách quan

Thị trường đầu vào: Phần lớn các nguyên vật liệu phục vụ trong thi công như: sắt, thép, xi măng, cáp điện..có nhiều mặt hàng cần phải nhập khẩu từ nước ngoài, đều phụ thuộc vào giá cả chung của thế giới.

Bên cạnh đó việc có sự biến động lớn về giá NVL trên thị trường tăng trong năm 2020 nên Công ty chủ động tích trữ NVL xây dựng cho năm tới tránh được sự gia tăng các yếu tố đầu vào.

Khoa học công nghệ (KHCN): Trên thế giới KHCN phát triển không ngừng, và việc phát triển KHCN trong thi công không nằm ngoài chiều hướng đó. Các công nghệ phổ biến như: công nghệ thi công asphalt, xử lý nền đất yếu, thi công tầng hầm.. ..chưa được Công ty đưa vào quá trình kinh doanh của mình, tốn nhiều chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua tìm hiểu phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Việt từ năm 2017 - 2019 ta thấy được nhiều điểm tích cực và cũng không thiếu những hạn chế trong quá trình kinh doanh. Từ đó ta sẽ đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

Chương 3: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng và nội thất Việt

1. Định hướng cho hoạt động kinh doanh của Công ty

- Mục tiêu định hướng:

Xây dựng Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Việt ngày càng mạnh hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực xây dựng trên cơ sở tái cơ cấu bộ máy vận hành, tận dụng tối đa các nguồn lực; nâng cao năng lực quản trị trong Công ty.

Xây dựng và đào tạo lãnh đạo có năng lực, ngũ nhân viên, chuyên viên quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.

Thực hiện sắp xếp lại và thay đổi cơ cấu Công ty để thực hiện tốt các công tác quản lý, sử dụng vốn hiệu quả; tạo động lực mạnh mẽ và nâng cao cơ chế quản lý năng động cho Công ty.

- Chiến lược phát triển

Tận dụng tối đa nguồn lực để phát triển, nắm bắt thời cơ, khai thác tối đa nguồn vốn, đầu tư thêm các trang thiết bị tiến tiến nhất vào quá trình kinh doanh; xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, trong lĩnh vực xây dựng.

Ve sản phẩm: Vẫn duy trì hoạt động xây dựng là chính, đồng thời mở rộng hơn trong kinh doanh sản phẩm về nội thất.

Về thị trường: Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa Công ty và khách hàng. Thực hiện tốt với chính sách chất lượng đối với khách hàng, mở rộng thị phần thu hút khách hàng

Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh cải tiến công nghệ kỹ thuật trong quá trình thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng mang về nguồn thu lớn. Đồng thời cũng đào tạo đội ngủ các bộ, công nhân lành nghề, đáp ứng sự phát triển của Công ty. Về tài chính: Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính đảm bảo phát triển lên tục ổn định.

2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Giải pháp 1: Tăng cường khả năng sử dụng tài sản

Với mỗi Công ty đều hướng tới việc sử dụng tài sản hiệu quả nhất có thể hay cũng có thể hiểu tài sản quay vòng liên tục nhất trong một kỳ kinh doanh để tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu . Để làm được điều này những hạn chế về hàng tồn kho nhiều và tồn tại những khó khăn trong việc tận dụng nguồn tài TSCĐ trong Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Việt cần được khắc phục

- Quản lý hàng tồn kho

Thời gian vận động của nguyên vật liệu là từ lúc về nhập kho cho đên khi đưa nó và các công trình và bàn giao, nhiệm thu công trình đó. Giải pháp để giảm thời gian vận động của nguyên vật liệu đó thì Công ty cần đẩy nhanh việc hoàn thành công trình nhờ các trang thiết bị hiện đại kết hợp với đội ngũ nhân công trong quá trình lao động. Do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là về xây dựng nên lượng hàng tồn kho chủ yếu là các nguyên vật liệu công trình, chi phí xây dựng dở dang. Chính vì vậy, Công ty cần xây dựng chiến lược giảm vòng quay hàng tồn kho bằng cách mở rộng quy mô thị trường, các chiến lược thu hút các chủ đầu tư đê có nhiều hơn những công trình được thực hiện. Hơn thế nữa phương pháp quản trị HTK là rất cần thiết, dựa vào thực tế trên Công ty có thể áp dụng mô hình quản trị HTK là mô hình EOQ. Theo phương pháp này Công ty có thể tính toán được lượng hàng mua cần thiết phục vụ cho một kỳ kinh doanh của mình mà vẫn tiết kiệm được chi phí, đây là mô hình đơn giản phù hợp với tình hình hiện tại của Công ty.

- Đối với TSCĐ

Với việc tăng cường đầu tư các máy móc thiết bị phục vụ công trình trong năm vừa qua làm cho tổng tài sản cố định tăng mạnh, tuy nhiên vẫn phải chịu chi phí khấu hao cho các số lượng lớn máy móc cũ mà Công ty chưa bán như máy trộn, xe chở nguyên vật liệu, ... làm giảm lợi nhuận của Công ty. Vì thế cần phải thanh lý những máy móc thiết bị

đã cũ, không còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh của Công ty một phần vừa tăng thêm khoản thu nhập từ thanh lý, cũng loại bỏ được khoản chi phí khấu hao không cần thiết, từ đó làm tăng lợi nhuận trong Công ty.

Giải pháp 2: Cải thiện công tác quản lý chi phí

Xây dựng hệ thống định mức chi phí nội bộ để phục vụ công tác quản trị chi phí, hệ thống định mức chủ yếu bao gồm: định mức về nhân công trực tiếp, định mức NVL trực tiếp, định mức chi phí SXC.

Quản lý NVL tại các công trình thi công chặt chẽ trong quá trình sản xuất thi công để hạn chế tối đa các NVL không cần thiết, tiến hành theo dõi việc xuất vật tư đem đi sử dụng ở từng bộ phận, từng đội để phát hiện kịp thời những bộ phận không hoàn thành định mức, lãng phí nguyên vật liệu. Việc giảm chi phí vật tư không chỉ ở khôi lượng mà cần quan tâm đến giá mua. Công ty cần lựa chọn được nhà cung ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng bán cho Công ty với giá ưu đãi. Khi hoàn thành công trình tăng cường công tác xử lý NVL thừa, tránh lãng phí.

Tiết kiệm chi phí nhân công cần đầu tư thêm máy móc trong thi công để giảm bớt công việc cho lao động. Để sử dụng máy móc thi công hiệu quả cần phải lập kế hoạch điều động máy thi công bám sát thực tế từng công trình, điều chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi tiến độ thi công và cần có các biện pháp bảo dưỡng máy móc định kỳ.

Tinh giảm bộ máy quản lý trong Công ty, cần loại bỏ ngay những bộ phận làm việc kém hiệu quả, thiếu trách nhiệm làm tình hình chung của Công ty giảm sút. Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực tham gia quản lý bộ máy vận hành của Công ty.

Giải pháp 3: Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu

Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Công ty là đến từ VCSH và vốn đi vay, Công ty cần phải chủ động trong việc khai thác nguồn vốn kinh doanh của mình. Ngoài nguồn vốn hiện có Công ty TNHH xây dựng và nội thất Việt cần chủ động khai thác các nguồn vốn trên thị trường tài chính, cần thiết có thể liên doanh với các Công ty khác để tạo thêm vốn cho hoạt động của Công ty.

Với việc tình hình kinh doanh của Công ty cũng không quá khó khăn, lượng tiền mặt dư thừa nhiều Công ty có thể dùng số tiền đấy thanh toán khác khoản nợ bên khác vừa tránh phụ thuộc vào tổ chức khác, lại nâng cao tính tự chủ về tài chính trong Công ty. Dựa vào tình hình hiện tại của Công ty nên để hệ số nợ là 0,5 đảm bảo cân bằng giữa vốn chủ và vốn vay. Khi Công ty phát triển một cách bền vững rồi thì có những điều chỉnh về cơ cấu vốn phù hợp với tình hình nội tại Công ty.

KẾT LUẬN

“Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh” là nội dung quan trọng trong công tác quản trị tài chính của Công ty hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty với nhau để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, vì thế mà các giải pháp tài chính đưa ra giúp Công ty nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh của mình. Từ đó các Công ty có thể cạnh tranh một cách song phẳng với nhau, không có sự e dè, tự tin đánh bại mọi đối thủ.

Công ty TNHH xây dựng và nội thất Việt dù hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra đem lại hiệu quả khi mà doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng qua hàng năm nhưng công tác quản lý chi phí và tài sản của Công ty vẫn chưa được tốt, chưa phản ánh được năng lực của tài sản và nhưng đồng vốn “rót” vào. Vì thế em thấy rằng cần chú trọng hơn nữa công tác phân tích và dự báo, đồng thời xây dựng các phương án tối ưu để điều tiết các khoản thu, chi trong Công ty một cách hiệu quả nhất, việc áp dụng các giải pháp tài chính trên đây là hoàn toàn khả thi trong năng lực của Công ty. Điều này sẽ giúp được cải thiện kết quả kinh doanh và khả năng kiểm soát nguồn lực trong Công ty.

Tuy nhiên do hạn chế về chuyên môn, cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế cho nên vẫn còn nhiều thiếu sót trong đánh giá, những đánh giá có phần còn chưa sát thực nhất cũng chưa phải là tối ưu nhất, còn mang tính chủ quan của mình. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Lê Thị Xuân, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - Học viện Ngân hàng

2. GS.TS.NSƯT Bùi Xuân Phong, năm 2010 Giáo trình phân tích hiệu quả kinh doanh

3. Bùi Thị Nhung năm 2013, “ Nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh tổng hợp dệt may Nam Định” - Luận văn thạc sĩ kinh tế (Học viện Ngân hàng)

4. TS Lê Thị Xuân, Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Học viện Ngân hàng 5. Vũ Thị Mến (Sinh viên K17 Học viện Ngân hàng), “ Giải pháp tài chính nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Khang Huy” - Khóa luận tốt nghiệp.

6. PGS TS Nguyễn Văn Công năm 2005 chuyên khảo sát về báo cáo tài chính, đọc, lập, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB tài chính Hà Nội.

7. Mai Ngọc Cường năm 1999, giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB thống kê TP HCM.

8. BCTC của Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Việt

Một phần của tài liệu 251 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng và nội thất việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w