Hiện nay, đã có những tiêu chuẩn thẩm định giá hướng dẫn cụ thể các phương pháp về ĐGDN cũng như quy trình định giá , rất chi tiết rõ ràng cụ thể. Thế nhưng ĐGDN trong hoạt động M&A thì vẫn chưa có khung pháp lý nào để các công ty thẩm định có th ể dựa vào. Các tổ chức định giá chỉ dựa trên những tiêu chuẩn mà Bộ Tài Chính đã đưa ra, từ đó xây dựng sao cho phù h ợp. Không ch ỉ ĐGDN mà cả khái niệm, việc tư vấn hay chính các ho ạt động liên quan các giao dịch M&A còn chưa được nêu một cách cụ thể, rõ ràng nào trong các văn bản pháp luật. Hầu hết nằm ở những công trình trên sách được dịch từ nước ngoài hay tác phẩm của tác giả Việt được viết trên s ự tham khảo từ các nước phát triển. Vì vậy, Nhà Nước nên xây dựng những quy định pháp luật cho các thương vụ M&A từ khái niệm, các loại hình, giá trị các bên thu được đằng sau mỗi giao dịch thành công, và đặc biệt là quy trình, phương pháp định giá đối với các DN tham gia M&A.
Từ hành lang pháp lý cụ thể, các cơ quan chức năng có thể xây dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực thẩm định giá, có những biện pháp xử lý mạnh tay những trường hợp, những công ty vi ph ạm quy định, những tiêu chuẩn thẩm định giá. Hơn nữa, việc thành lập một cơ quan đặc biệt để giám sát tình trạng hoạt động của các tổ chức định giá cũng rất cần thiết.
Các trường đại học, cao đẳng đào tạo trong lĩnh vực này phải được giám sát chặt chẽ về nội dung, chất lượng đào tạo cũng như định hướng việc làm. Học phải đi đôi với hành, vì vậy Nhà nước có thể đưa ra các công văn khuy ến khích các tổ chức định giá tiếp nhận những sinh viên đào tạo chính quy chuyên ngành này vào
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Văn Tâm
làm thực tập sinh,... Các cơ quan, tổ chức nắm quyền liên quan cũng nên tạo điều kiện cho việc để các trường học được tiếp xúc với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước trong lĩnh vực ĐGDN cũng như hoạt động M&A.