ẢNH HƯỞNG CỦATỶ GIÁ TỚI DU LỊCH

Một phần của tài liệu 871 tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động du lịch ở việt nam (Trang 26)

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới họat động du lịch

Một trong những nghiên cứu mang tính tổng quát tiền đề về hoạt động du lịch đó là iiPhan tích tổng quát về hoạt động du lịch" của tác giả Geoffrey (1995) như đã đề cập ở “Tổng quan nghiên cứu”. Trong bài viết này, tác giả đã có những tổng hợp về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch quốc tế thông qua phân tích các công trình nghiên cứu về chủ đề này trước đây. Rất nhiều yếu tố được đề cập tới như thu nhập, xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế, ... là nguyên nhân cho sự phát triển nhanh chóng và tất yếu của du lịch. Du lịch là nhu cầu và nhu cầu này là khác nhau giữa các quốc gia, bao gồm cả quốc gia đi và quốc gia đến. Bài viết cũng khẳng định rằng nhu cầu này sẽ thay đổi trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong một nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân không ổn định và kém, thì chắc chắn nhu cầu du lịch của họ là rất thấp. Khách du lịch phần lớn sẽ đặt sự quan tâm của mình cho những quốc gia có sự ưu đãi và “dễ dãi” đối với việc đến và đi trong quá trình du lịch, những yêu cầu về visa, an toàn cho khách du lịch, pháp luật là một trong những tiêu chí được xem xét hàng đầu trong việc lựa chọn địa điểm du lịch. Một yếu tố quan trọng nữa phải kể đến đó là sự khác biệt. Sự khác biệt về văn hoá, trải nghiệm, cảnh vật sẽ kích thích mong muốn khám phá của con người, cung cấp cho con người những điều mới mà đất nước của họ không có. Những nhận định ở trên đều phù hợp với các kết quả tính toán mà tác giả thực hiện. Bài viết từ năm 1995 tổng hợp những công trình từ năm 1950, cho thấy mức tăng trưởng chung của du lịch quốc tế là 4,5%, con số này thể hiện thị hiếu cơ bản và xu thế của du lịch quốc tế. Sau 25 năm phát triển, thì chắc chắn con số này còn cao hơn nhiều so với trước đây, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của kinh tế, xã hội, con người để thấy được tầm quan trọng mà du lịch đem lại.

Khi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch, mô hình được sử dụng nhiều nhất đó là mô hình lực hấp dẫn. Mô hình này cũng đã được áp dụng nhiều trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thương mại quốc tế, dịch chuyển dân cư hay đầu tư quốc tế. Với mong muốn xây dựng một công thức phù hợp nhằm xác định vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch, Clive Morley và cộng sự (2014) đã có công trình đề xuất một nền tảng lý thuyết cho mô hình này. Những tác giả đã nhận ra rằng, trong những bài phân tích trước đây liên quan đến chủ đề này, các nhà nghiên cứu đã áp dụng mô hình lực hấp dẫn như một mô hình thực nghiệm và điều này là thiếu cơ sở lý thuyết. Bởi lẽ luồng du lịch là sự di chuyển của con người còn trong thương mại là sự di chuyển của hàng hoá, do đó cơ chế hình thành nên những nhu cầu này cũng không giống nhau. Bài viết chỉ ra việc xây dưng mô hình nhu cầu du lịch bằng cách lấy logarit, đưa ra giả thuyết về tương quan giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực, động lực và sự ràng buộc ngân sách trong việc sử dụng số tiền cho việc du lịch. Thông qua đó, việc đánh giá các chính sách liên quan đến du lịch sẽ trở nên chính xác hơn, giúp các nhà hoạch địch chính sách có các quyết định đúng đắn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế của mình trong môi trường du lịch ngày càng đa dạng và phức tạp.

1.3.2. Tác động của tỷ giá tới hoạt động du lịch

Nội dung cơ bản liên quan đến mối quan hệ này đã được chỉ ra bởi nhà nghiên cứu Glauco De Vita (2014). Tác giả chỉ ra tác động dài hạn của chế độ tỷ giá tới dòng du lịch quốc tế. Theo đó, việc duy trì tỷ giá hối đoái tương đối ổn định sẽ giúp thu hút khách du lịch quốc tế. Nhà nghiên cứu khẳng định về tác động tương đối rõ ràng của tỷ giá đối với dòng du lịch. Khi quyết định phá giá tiền tệ, tức là số tiền để trả cho một sản phẩm, dịch vụ ở nước quốc gia đó sẽ rẻ hơn so với sản phẩm, dịch vụ tương đương ở nước ngoài, khách du lịch quốc tế đến với quốc gia đó sẽ phải chi trả lượng tiền ít hơn, từ đó thu hút, gia tăng lượng khách du lịch và ngược lại. Kết quả tính toán cho thấy chế độ tỷ giá ảnh hưởng đáng kể tới luồng du lịch, đặc biệt là việc sử dụng đồng tiền chung là một trong những ưu thế để người dân ở các nước thành viên có thể đến du lịch ở các nước thành viên khác một cách dễ dàng hơn. Trong khi đó, chế độ tỷ giá hối đoái nhị phân lại không có những quan hệ rõ ràng đối với số lượng khách du lịch.

Tỷ giá cũng là một trong những yếu tố được nghiên cứu trong bài phân tích tổng hợp của Geoffrey (1995) ở phần trước. Tác giả nhận định rằng tỷ giá hối đoái có tác động đến nhu cầu du lịch có thể thay đổi theo quốc gia đến.

Cụ thể, trong các bài viết về đề tài tác động của tỷ giá hối đoái đến du lịch được thực hiện ở một số nước, có các nhận định và đánh giá đặc biệt về mối quan hệ này như sau.

Bài viết về ảnh hưởng của việc giảm giá đồng đôla Canada đối với dòng du lịch Mĩ đến Canada của tác giả Chadee và Mieczkowski (1987). Hai nhà nghiên cứu áp dụng mô hình OLS, sau khi tính toán đã có những phát hiện rằng những lợi ích của việc giảm giá này thực sự là không đáng kể. Lý do được tìm hiểu là vì khi đồng tiền này giảm giá thì cùng lúc đó, các nước Tây Âu và Mêxico có đồng tiền bị phá giá còn mạnh mẽ hơn và trở thành địa điểm du lịch mà người dân Hoa Kì lựa chọn. Hơn thế nữa, nhìn chung, giá cả tương đối ở Canada hầu như cao hơn ở mỹ, đặc biệt là các mặt hàng như xăng, rượu, thuốc lá.

Một kết quả cũng khá đặc biệt xoay quanh đề tài này chính là trường hợp du lịch của Ý, được thực hiện phân tích bởi hai nhà nghiên cứu Donnna và Tianshu (2010). Kết quả cho thấy rằng tỷ giá hối đoái có những ảnh hưởng khác nhau tới nhu cầu du lịch của các nước tới Ý, thậm chí những biến động của tỷ giá không làm thay đổi nhu cầu này. Nguyên nhân được cho là do du lịch Ý quá phong phú và đa dạng, khách du lịch được trải nghiệm vô vàn các hoạt động, các địa điểm của Ý được công nhận là di sản thế giới nhiều hơn ở bất cứ quốc gia nào. Chính những điều tuyệt vời này đã khiến cho dù tỷ giá có biến động thì lượng khách du lịch của Ý vẫn được duy trì ở mức độ ổn định.

Từ những tổng hợp về cơ sở của việc nghiên cứu tác động của tỷ giá tới hoạt động du lịch kể trên có thể thấy, tỷ giá là một trong những yếu tố được dùng để xác định số lượng khách du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các nền tảng về mô hình lực hấp dẫn được xây dựng tạo điều kiện cho việc nghiên cứu về đề tài này một cách dễ dàng và chính xác hơn. Thực tế cho thấy mỗi quốc gia, trong từng thời kì, tuỳ thuộc vào bối cảnh khác nhau mà ảnh hưởng của tỷ giá tới du lịch quốc tế là không giống nhau. Và điều này càng là động lực để em thực hiện việc tìm hiểu về mối quan hệ này ở Việt Nam là như thế nào. Những thông tin, những nghiên cứu đi

trước chính là cơ sở để em thực hiện công trình này một cách hiệu quả nhất, đưa tới những nhận định chính xác và hợp lý cho chính sách về tỷ giá cũng như du lịch ở Việt Nam hiện nay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 với nội dung: “Cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá tới hoạt động du lịch” đã trình bày những thông tin, kiến thức cơ bản, mang tính nền tảng để tiền hành bài nghiên cứu một cách khoa học và chính xác hơn. Thông qua quá trình tìm hiểu, chọn lọc, tổng kết và đánh giá các nhánh nghiên cứu của bài viết bao gồm: Các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch, tỷ giá ảnh hưởng tới nền kinh tế và tỷ giá ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, em đã chọn được những phần kiến thức hữu ích, phù hợp với đề tài chủ đề nghiên cứu là Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam”

Trong bài viết này, tỷ giá được xác định là giá cả của một đồng nội tệ được biểu thị theo USD ( USD là đồng tiền định giá ).

Từ thực tiễn cũng như những nhận định khoa học của các nhà kinh tế trước đây có thể thấy tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng lớn hay không, giống nhau hay không giữa các quốc gia thì lại chịu tác động của nhiều yếu tố khác. Và bên cạnh tỷ giá hối đoái, lựa chọn du lịch quốc tế cũng được xác định bởi đa dạng các yếu tố. Tỷ giá biến động, du lịch phát triển, đòi hỏi các nhà kinh tế, doanh nghiệp và Chính phủ phải có những nghiên cứu, đánh giá một cách kịp thời và chính xác.

Chương 1 đã trình bày những kiến thức và nội dung cơ bản nhất, làm cơ sở cho bài nghiên cứu và các chương phân tích, đánh giá về sau của bài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG VỀ DU LỊCH VÀ TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tỷ giá và du lịch không phải là ít, các nghiên cứu về tỷ giá chủ yếu ảnh hưởng tới cán cân thương mại quốc tế, hoạt đông xuất nhập khẩu, lạm phát, các nghiên cứu về du lịch thì mang tính thời điểm và là đánh giá chung của các Bộ, ban, ngành. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá tới du lịch lại rất hạn chế. Việc xác định thực trạng về tỷ giá và du lịch tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào sẽ là bước đầu trong việc phân tích ảnh hưởng của tỷ giá tới du lịch quốc tế ở Việt Nam. Bài viết thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ này trong giai đoạn 2000 - 2018.

2.1.1. Thực trạng tỷ giá VNĐ

“Thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng” là cụm từ để miêu tả tình hình của nước ta từ năm 2000 đến nay. Bắt kịp xu thế, theo kịp thời đại chính là mục tiêu, hoạt động, thực tế đang diễn ra tại Việt Nam. Mở cửa đất nước giúp cho Việt Nam giao lưu với nhiều tổ chức, hiệp hội, quốc gia trên thế giới, dần khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Kết qủa đạt được cho sự cố gắng của toàn dân, Chính phủ Việt Nam là những con số tăng trưởng ấn tượng, dẫn đầu khu vực và thế giới. 7,26% là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2010. Ở giai đoạn tiếp theo, chỉ số này duy trì ở mức 6,3%/năm (Số liệu tính toán từ World Bank). Chính nhờ sự phát triển của nền kinh tế, tình hình chính trị ôn hoà mà tỷ giá của đồng Việt Nam là tương đối ổn định so với các đồng tiền khác trên thế giới.

Chế độ tỷ giá ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước quyết định vào năm 1999 là chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên thực tế IMF ghi nhận về chế độ này lại linh hoạt hơn nhiều. Giai đoạn 2000 - 2007 là cơ chế tỷ giá neo có điều chỉnh, gia đoạn 2008 - 2013 là cơ chế neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh và từ năm 2014 trở đi thì việc điều chỉnh tỷ giá đã phần nào được linh hoạt hơn. Chế độ tỷ giá được thực hiện với mục tiêu duy trì tỷ giá ở mức độ phù hợp, ổn định phát triển

kinh tế. Tỷ giá trung tâm do NHNN tính toán là tỉ giá so với USD. IMF xác định chế độ tỷ giá ở Việt Nam là neo cố định theo đồng USD.

Biểu đồ 2.1 Tỷ giá chính thức USD/VNĐ giai đoạn 2000 - 2018

Số liệu thu thập từ World Bank

Năm 2000, Việt Nam thực hiện cơ chế tỷ giá neo cố định ở mức khoảng 14.000VNĐ/USD. Mức tỷ giá này khá ổn định và được neo điều chỉnh dần lên mức 16.000 vào năm 2007. Từ năm 2007 đến năm 2011 là khoảng thời gian chỉ số này có nhiều sự thay đổi. Với sự kiện gia nhập WTO, nguồn vốn nước ngoài đầu tư gia tăng, lượng ngoại tệ đổ vào lớn là điều kiện cho đồng tiền của Việt Nam lên giá vào khoảng đầu năm 2008. Tuy nhiên đi kèm với đó là lạm phát ngày càng mạnh mẽ. Không lâu sau, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy thoái kinh tế, VNĐ mất giá trầm trọng, trung bình mỗi năm khoảng 7% so với USD do các đợt phá giá mạnh. Các biện pháp hành chính được sử dụng kết hợp để làm dịu và kiểm soát được thị trường. Giai đoạn 2008 - 2011, tỷ giá được neo với biên độ được điều chỉnh, vì mục tiêu giảm sức ép lên VNĐ. Nhờ xử lý kịp thời và quyết đoán, tỷ giá VNĐ/USD dần ổn định trở lại, linh hoạt hơn với những biến động của thị trường trong giai đoạn 2012 - 2018.

Các chỉ số về NEER và REER trong giai đoạn này cũng có sự biến đổi, chia làm các kì nhất định. Trong 5 năm đầu của thế kỉ XIX, việc thực hiện cơ chế neo tỷ gía có điều chỉnh gần tương đồng với mức lạm phát với các nước đối tác thương

mại nên hai chỉ số này đều tăng với mức khá giống nhau. Sang đến năm 2006, do khá cứng nhắc trong việc điều chỉnh tỷ giá mà NEER và REER bắt đầu có sự chênh lệch lớn: NEER có xu hướng tăng còn REER thì lại giảm. Từ năm 2011 đến nay, các nhà kinh tế nhận định tiền đồng của Việt Nam đang được định giá tương đối cao và lên giá so với giỏ tiền tệ - theo Phan Thanh Thanh (2018).

Nhìn lại một cách tổng quát, nhờ vào các chính sách liên quan đến duy trì một mức tỷ giá ổn định mà tỷ giá của đồng Việt Nam tương đối ít biến động, tỷ giá USD/VNĐ tăng khoảng 3% giữa các năm trong giai đoạn đề tài thực hiện nghiên cứu 2000 - 2018.

2.1.2 Thực trạng du lịch Việt Nam

Việt Nam vốn luôn được đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng cho khách du lịch quốc tế. Nhờ vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi, cảnh quan đa dạng, phong phú, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, con người thân thiện, mến khách, du lịch Việt Nam đã thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế, đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng tiềm năng cho đất nước.

Có thể nói, du lịch đóng vai trò quan trọng, là chìa khoá cho sự phát triển theo hướng hội nhập quốc tế, đưa hình ảnh Việt Nam tới bạn bè thế giới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, khai thác tiềm năng du lịch ở Việt Nam đang rất được quan tâm và đẩy mạnh, đặc biệt là du lịch quốc tế.

Biểu đồ 2.2 Lượng khách quốc tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000 - 2018

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Trong những năm đầu của giai đoạn 2000 - 2018, ngành du lịch Việt Nam còn phát triển khá chậm chạp. Tuy nhiên từ năm 2010 trở đi, những con số thể hiện

Một phần của tài liệu 871 tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động du lịch ở việt nam (Trang 26)