Không chỉ đối với các nước phát triển, là những nước có cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn, mà đối với cả những nước đang phát triển như Việt Nam, ngành du lịch đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự ổn định của chính trị và xã hội. Chính vì vậy, nhà nước ta hết sức quan tâm tới hoạt động du lịch và đặt sự phát triển của ngành này là một trong những mục tiêu lâu dài của quốc gia.
Quản lý nhà nước về du lịch là một trong những bộ phận của quản lý nhà nước. Các cơ quan, tổ chức của Nhà nước sử dụng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm để xây dựng nên hệ thống các công cụ và biện pháp có tính quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra một cách ổn định, hiệu quả, phát triển, đảm bảo các mục tiêu phát triển đất nước nói chung và du lịch nói riêng theo hướng bền vững.
Như vậy, cũng giống như các hoạt động khác, hoạt động du lịch chịu sự quản lý nhà nước, nhà nước thực hiện các vai trò quan trọng sau:
• Xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai cho hoạt động du lịch, đảm bảo hai yếu tố: vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giữ được những gì thuộc về truyền thống cũng như bảo vệ cho quốc gia nguồn tài nguyên du lịch một cách tốt nhất.
• Tạo lập một môi trường pháp lý cũng như hệ thống liên quan đến hoạt động du lịch một các đầy đủ, chính xác, khách quan, bao gồm cả hoạt động du lịch của các địa phương và khu vực theo đặc điểm đặc biệt nếu có.
• Hình thành sự cân bằng giữa các lợi ích về du lịch và các hoạt động khác, hợp lý về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể chính của hoạt động du lịch bao gồm: người dân, các nhà đầu tư và du khách.
Cũng giống như các hiện tượng xảy ra trên thế giới, du lịch cũng có quá trình hình thành và phát triển. Để có thể xác định được phương hướng, chiến lược cho
ngành du lịch, trước hết, cần tìm hiểu xem ngành du lịch nói chung đang có những chuyển biến gì, có gì mới được quan tâm, cái gì cũ đã lạc hậu, hay nói cách khác đó chính là xu thế.
Khách hàng của ngành du lịch ngày càng được mở rộng. Du lịch hiện nay không còn là nhu cầu quá cấp cao, phải thật sự điều kiện, giàu có, thượng lưu mới được đáp ứng. Rất nhiều đối tượng có thể đi du lịch, không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài nhờ vào xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà nhiều loại hình du lịch cũng được ra đời, đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Đặc biệt là sự phát triển của hình thức du lịch tự túc. Du lịch tự túc được thực hiện bởi các cá nhân một cách dễ dàng hơn, khách hàng được tự mình trải nghiệm những điều mới, thú vị, chủ động về thời gian, chi phí, con người. Một mục tiêu hết sức quan trọng mà không chỉ một ngành nghề, một quốc gia hướng tới đó là sự phát triển bền vững, thì đối với du lịch, mục tiêu này càng được quan tâm hơn vì chủ yếu du lịch là đi đến những vùng đất mới, trải nghiệm những hoạt động giải trí, khám phá, khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như nhân tạo, và chắn chắn rằng, những việc làm này sẽ ảnh hưởng tới môi trường một cách sâu sắc, theo hai hướng: một là tích cực, góp phần cải thiện môi trường sống, hai là tiêu cực, phá huỷ môi trường tự nhiên. Ý thức về vấn đề sức khoẻ, an ninh, môi trường ngày càng được nâng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những thay đổi trong cách suy nghĩ làm sao hài hoà được tất cả các lợi ích mà vẫn bảo vệ môi trường. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Nhờ vào mạng internet, các hoạt động tìm hiểu về địa điểm du lịch, đặt vé máy bay, khách sạn, lên lịch trình, kinh nghiệm du lịch được chia sẻ một cách nhanh chóng, tiện lợi về mặt thời gian và giảm thiểu chi phí rất nhiều.
Xu hướng xảy ra là để chúng ta bắt kịp, bắt kịp như thế nào và hiệu quả ra sao thì cần phải có nhà nước định hướng một cách cụ thể.. Để có thể tận dụng được những cơ hội, nắm bắt được xu thế toàn cầu đang tiếp diễn mà vẫn hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, khắc phục những tồn tại là vấn đề quan trọng, đòi hỏi nhà nước cần có những định hướng rõ ràng và dài hạn cho các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Từ những kinh nghiệm trên thế giới và của Việt Nam đúc kết thời gian qua, bài học kinh nghiệm du ngành du lịch ở đây là phải đạt được những lợi ích tổng thể, hài hoà giữ kinh tế, xã hội, và môi trường nhằm phát triển một cách bền vững, xây dựng thành công cho Việt Nam một hình ảnh đẹp, một ấn tượng tốt không những về phong cảnh, con người mà còn là chất lượng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện, đặt các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động du lịch, có liên kết với ngành du lịch một vị trí quan trọng vì chính những doanh nghiệp này sẽ trực tiếp tạo ra các dịch vụ du lịch cho Việt Nam, chỉ khi các doanh nghiệp này hoạt động tốt, thì du lịch Việt Nam mới có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
Chính sách phát triển du lịch được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, theo đó:
1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. 3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch; b) Lập quy hoạch về du lịch;
c) Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương; d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây: a) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao; b) Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
đ) Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch; e) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
g) Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
5. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.