Như đã trình bày ở trên, có thể thấy, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế với nhiều sự biến đổi, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có những động thái linh hoạt hơn trong việc duy trì mức tỷ giá, vừa chắc chắn mà vẫn phải có hiệu quả tác động nhất định.
Đầu tiên, chính sách tiền tệ với nội dung thực hiện kiểm soát tình hình lạm phát và các vấn đề kinh tế vĩ mô, thông qua việc căn chỉnh mức tỷ giá phù hợp với thực tế thị trường thế giới, đặc biệt là sự biến động của đồng USD. Liên quan đến biên độ dao động, con số này được bảo đảm ở khoảng 3%. Ngân hàng Nhà nước cũng có những thông báo liên quan đến điều chỉnh về tỷ giá trong mỗi năm nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các chủ thể của nền kinh tế. Nếu có những biến động bất thường của nền kinh tế, những biện pháp nhất định của nhà nước sẽ được áp dụng kịp thời để bình ổn lại tình hình một cách sớm nhất. Nhờ vào đó, sự tín nhiệm dành cho nhà nước sẽ được đảm bảo và thị trường tài chính cũng như ngoại hối sẽ ổn định hơn
Những biện pháp được áp dụng trực tiếp nhằm can thiệp vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối bằng việc bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối, làm gánh nặng lên tỷ giá sẽ được giảm bớt phần nào. Về vấn đề thời gian, nếu như sự biến đông vẫn còn tiếp diễn thị buộc phải điều chỉnh tỷ giá, có thể là điều chỉnh lớn, sau đó ổn định dần.
Các chính sách, quan tâm liên quan đến tín dụng cũng đã được thực thi như việc tăng lãi suất VND kì hạn lên khoảng 4% dành cho các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại. Lợi ích của việc này là làm cho các bất cập về đầu cơ nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ sẽ giảm bớt vì sức hút của các tài sản ghi bằng nội tệ sẽ cao hơn.