Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 609 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán TSCĐ

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán thu nhận một khách hàng. Sau khi chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng, KTV sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán như sau:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: KTV cần đánh giá khả năng chấp nhận thư mời kiểm toán dựa vào việc xem xét tính liêm chính của BGĐ công ty khách hàng. KTV có thể đánh giá rủi ro KSNB của khách hàng, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các sai sót trọng yếu có thể có trên BCTC. Đối với khách hàng mới của công ty, KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV năm trước thực hiện để hỗ trợ cho công việc lập kế hoạch kiểm toán. KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm để có thể nắm vững hơn tình hình hoạt động của khách hàng. Đối với khách hàng cũ, hàng năm KTV phải cập nhật thông tin về khách hàng và đánh giá có thể phát sinh những rủi ro nào khiến KTV và công ty kiểm toán phải ngừng cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho khách hàng đó.

- Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: KTV có thể phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc khách hàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của các cuộc kiểm toán trước (đối với khách hàng cũ). Bước công việc này ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán KTV cần thu thập để có thể ước lượng được quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Tuyết Minh

- Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: Đội ngũ kiểm toán phải là những người có trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, có tính độc lập; có đầy đủ kinh nghiệm và sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh để thực hiện kiểm toán.

- Ký kết hợp đồng kiểm toán: Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ có liên quan khác.

Thu thập thông tin cơ sở

Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích và xác định thời gian cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán.

- Tìm hiều về tình hình kinh doanh của khách hàng: Giúp cho KTV có đầy đủ nhận thức và xác định các nghiệp vụ về TSCĐ thực hiện trong hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Với phần hành kiểm toán TSCĐ, công ty Kiểm toán cần quan tâm đến các thông tin:

+ Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việc tìm hiểu những thông tin này giúp Kiểm toán viên xác định được liệu khách hàng có nhiều TSCĐ hay không và TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC hay không.

+ Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác động đến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật...

+ Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra để đạt tới mục tiêu này. Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong tương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ hay không.

- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung: Hồ sơ này có các tài liệu liên quan đến sơ đồ tổ chức bộ máy; điều lệ công ty; chính sách tài chính kế toán. Bằng việc tìm hiểu này, KTV sẽ có được những nét khái quát ban đầu về khách hàng trước khi thực hiện kiểm toán.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Tuyết Minh

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nhằm xem xét các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các tài liệu mà KTV cần hướng tới bao gồm: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; Các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, Biên bản thanh tra, kiểm tra của năm hiện hành hoặc của vài năm trước; Biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp HĐQT, Ban giám đốc của công ty khách hàng. Những thông tin này có ảnh hưởng đến việc trình bày trung thực các thông tin trên BCTC; Các hợp đồng, các cam kết quan trọng,...

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Ở trong giai đoạn này, sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích. Các thủ tục phân tích được Kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại cơ bản sau:

- Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác định nguyên nhân. Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu của ngành.

- Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toán một số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư.

Đánh giá KSNB của khách hàng:

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng, KTV đi vào tìm hiểu KSNB của Công ty, qua đó, KTV nhận diện và đánh giá được các rủi ro trọng yếu, làm cơ sở cho thiết kế các thủ tục kiểm toán. Đánh giá KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, giám sát các hoạt động kiểm soát. Việc đánh giá KSNB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Tuyết Minh

Đánh giá trọng yếu và rủi ro: - Đánh giá trọng yếu:

Xác định mức trọng yếu ban đầu: KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về tính trọng yếu (căn cứ theo tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản...) cho toàn bộ BCTC. Sau đó phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Thông qua các biện pháp kiểm toán, KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của TSCĐ đã xác định trước đó và đưa ra kết luận về TSCĐ.

- Đánh giá rủi ro:

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR). Căn cứ vào rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đã đánh giá cho khoản mục TSCĐ, KTV dự kiến rủi ro phát hiện để lựa chọn phạm vi, phương pháp kiểm toán cho phù hợp.

Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy ra trong từng phần hành kiểm toán. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra thường liên quan tới các nội dung cụ thể như sau:

Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản ánh sai lệch so với thực tế.

Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ có thể sai về cách tính và trích khấu hao.

Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại.

Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê TSCĐ có thể không được phân loại theo đúng hình thức thuê tài sản, Tài sản thuê hoạt động có thể bị phân loại thành Thuê tài chính.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Tuyết Minh

Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán TSCĐ

Ke hoạch kiểm toán tổng thể do các trưởng nhóm kiểm toán lập, và phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán.

Một phần của tài liệu 609 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w