doanh nghiệp
a, Mục tiêu kiểm toán:
Mục tiêu kiểm toán nói chung
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo thông tu số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính): “ Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của nguời sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đua ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có đuợc lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đuợc áp dụng hay không.
Trên cơ sở đó, mục tiêu chung của kiểm toán CPBH và CPQLDN là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó xác nhận đuợc CPBH và CPQLDN đã đuợc phản ánh một cách trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
Mục tiêu kiểm toán cụ thể:
Phù hợp với mục tiêu tổng thể của kiểm toán BCTC cũng nhu mục tiêu chung của khoản mục CPBH và CPQLDN, mục tiêu kiểm toán cụ thể của khoản mục này đảm bảo nội dung của 6 cơ sở dẫn liệu sau đây:
- Phát sinh: Các khoản chi phí đã ghi sổ phải thực sự phát sinh. - Đầy đủ: Mọi khoản chi phí phát sinh đều đuợc ghi nhận.
- Chính xác: Các số liệu của CPBH và CPQLDN cần phải khớp giữa sổ cái và sổ chi tiết. Các phép tính phải đúng về mặt số học.
- Đánh giá và phân bổ: Các khoản CPBH và CPQLDN đuợc đánh giá, phân bổ và ghi nhận phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
- Đúng kỳ: Chi phí phải đuợc ghi nhận đúng kỳ mà chúng phát sinh.
- Trình bày và thuyết minh: CPBH và CPQLDN phải đuợc phân loại và trình bày phù hợp với chế độ kế toán.
b, Căn cứ kiểm toán:
- Các chính sách, quy định và chế độ do Nhà nuớc ban hành nhu: Thông tu 200/2014/TT-BTC, Thông tu 133/2016/TT-BTC, Các văn bản pháp luật khác có
liên quan.
- Báo cáo tài chính, chủ yếu là báo cáo có liên quan đến các khoản mục chi phí hoạt động nhu BCKQHĐKD, Thuyết minh BCTC, Bảng cân đối tài khoản. - Sổ cái, sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 641, 642 và sổ cái các tài khoản có
liên quan nhu TK111, TK112, TK214, TK331, TK334, TK338,... - Các chứng từ gốc nhu:
Chứng từ liên quan đến thu chi bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng nhu phiếu thu, phiếu thu, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, có của ngân hàng,...
hàng và quản lý doanh nghiệp như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ,...
Chứng từ liên quan đến chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác như hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê dịch vụ, hàng hóa, Phiếu giao hàng, Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm,...
Chứng từ liên quan đến chi phí lương nhân viên và các khoản trích theo lương như: Bảng chấm công, bảng tính lương, phiếu thanh toán lương, sổ phụ ngân hàng (nếu trả lương bằng hình thức chuyển khoản), Phiếu chi (nếu thanh toán lương bằng tiền mặt), giấy xác nhận nộp tiền của cơ quan bảo hiểm,...
Các quy chế, quy định, chính sách của công ty liên quan đến định mức chi phí, việc trích lập và phân bổ chi phí hoạt động trong kỳ, chính sách bảo hành sản phẩm, hàng hóa, hợp đồng lao động và các quy chế liên quan đến lương, thưởng phụ cấp cho nhân viên,...Các tài liệu khác có liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN.