Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 27)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng cao phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm tọa độ địa lý từ 21º55’ độ vĩ bắc, 105º37’ đến 105º46’ độ kinh đông; Phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam và đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Định Hóa, phía tây Nam giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ.

Hiện nay, huyện Phú Lương có 13 xã và hai thị trấn. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22 km về phía Bắc.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ lên xuống thấp, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông bắc hanh, khô. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ cao, có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22ºC, lượng mưa trung bình từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%. Đặc biệt gió mùa Đông bắc trung bình mỗi năm có khoảng 21 – 22 đợt tràn qua làm nhiệt độ giảm xuống đột ngột, có giông đi kèm nhất là vào đầu tháng 9, tháng 10, cuối tháng 4, tháng 5 hàng năm làm ảnh hưởng sức khỏe của con người, cây trồng và vật nuôi.

3.1.1.3. Điều kiện đất đai, địa hình

*Địa hình:

Huyện Phú Lương có diện tích tự nhiên 368.82 km2, trong đó đất nông nghiệp 119.79 km2; đất lâm nghiệp 164.98 km2 (chiếm 44.73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thủy sản 6.65 km2; đất phi nông nghiệp 46.63km2; đất chưa sử dụng 31.64 km2. Với 3 loại đất chính là ferarit vàng đỏ trên phần thạch sét, đất ferarit vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá macsma bazo và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây dài ngày, chủ yếu

là các loại chè, cây ăn quả, và được huyện bố trí theo hướng nông – lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Phú Lương có sông, suối, con sông lớn nhất là sông Đu, dài khoảng 45 km. Sông Đu được tạo bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Đông bắc xã Hợp Thành, một nhánh bắt nguồn từ phía bắc xã Động Đạt. Hai nhánh này hợp lưu ở phía trên thị trấn Đu, chạy dọc theo địa bàn huyện qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm (cũ). Nguồn nước có vai trò lớn trong việc cung cấp nước tưới tiêu cho các diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện.

Sông Cầu, với tổng chiều dài 17 km chảy qua các xã Phú Đô, Tức Tranh là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất của các xã phía nam của huyện.

*Địa hình:

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 m đến 400 m. Các xã vùng phía Bắc và tây Bắc của huyện có nhiều núi cáo, độ cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; Thảm thực vật dày, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía Nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi núi thấp, độ dốc thường dưới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía Bắc xuống phía Nam huyện độ cao giảm dần.

Do địa hình bằng phẳng hơn các huyện khác trong tỉnh nên mạng lưới giao thông vận tải của huyện tương đối phát triển. Đường số 3 chạy suốt theo chiều dọc của huyện thao hướng Bắc lên các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và biên giới Việt – Trung, theo hướng Nam về Hà Nội. Ngoài trục đường chính này, Phú Lương còn có mạng lưới đường liên xã, liên bản, liên huyện đã và đang được củng cố và mở rộng tạo điều kiện cho Phú Lương mở rộng quan hệ giao lưu với các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)