thôn mới
Một là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựngNTM, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về kinh kế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng hệ thống chính trị, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tư tưởng không trông chờ nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ và phát huy vai trò, trách nhiệm đối với từng tổ chức, từng ngành, từng cán bộ đảng viên và mỗi một quần chúng nhân dân.
Hai là: Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của trên về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ xã đến xóm. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp quản lý cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với phương châm “dễ làm trước khó làm sau” không nóng vội, càng không để mất cơ hội.
Về công tác lãnh đạo, tổ chức để nhân dân làm. Việc này phải được đặc biệt chú ý để cả hệ thống chính trị đều được vận hành dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã. Xây dựng nông thôn mới, mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, vì vậy khi lãnh đạo và tổ chức thực hiện phải làm sao để chính nhân dân trong xã tự giác tham gia, góp công, góp của để tất cả cùng chung tay xây dựng thành công NTM.
Ba là: Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư và con em thành đạt xa quê, các doanh nghiệm có tiềm lực và tâm huyết với quê hương, khai thác các nguồn thu tại địa phương “Lấy sức dân để lo cho dân” là chính.
Bốn là: Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.
Năm là: Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm sơ, tổng kết, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên và biểu dương kịp thời những tập thể điển hình, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng NTM.
Sáu là: Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, ban quản lý ở xã và các tiểu ban ở đơn vị xóm; tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện chương trìnhNTM; nêu cao vai trò, trách nhiệm, nhất là người đứng đầu cấp ủy và chính quyền.
Bảy là: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đi vào chiều sâu, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể ở địa phương; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về nội dung và hình thức tuyên truyền, tập trung vào cơ chế, chính sách mới và các cách làm hay, sáng tạo, các kinh nghiệm, các mô hình sản xuất có hiệu quả, các điển hình tiêu biểu trên mọi lĩnh vực để nhân rộng, hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được.
Tám là: Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực hành cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới là cán bộ xã, xóm, gắn cuộc vận động ‘‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư’’ với phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới.
Chín là: Tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện; huy động tối đa nguồn lực của địa phương, xây dựng cơ chế lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn. Mười là: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng đến chất lượng dạy nghề và công tác hướng nghiệp cho người dân; gắn công tác
đào tạo nghề với các đề án tạo việc làm, đề án giảm nghèo nhằm nâng cao mức thu nhập.
Mười một là: Ban hành quy chế thi đua, khen thưởng, biểu dương, vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Chương trình.