Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên​ (Trang 27 - 31)

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Phú Lương, ngoài ra nhân dân Phú Lương còn trồng thêm các loại cây lương thực và hoa màu khác như: Ngô, Khoai, sắn.. cây công nghiệp như: chè, lạc, đỗ tương…cây ăn quả như: nhãn…trong đó chè có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Phú Lương là huyện có diện tích trồng chè lớn thứ 2 trong tỉnh sau huyện Đại Từ.

Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú Lương còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, gà, vịt… để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho cây trồng. Trong chăn nuôi, ngành chăn nuôi cá phát triển nhất tại xã Cổ Lũng, cùng với sự phát triển sản xuất nông nghiệp, Phú Lương còn đẩy mạnh

việc trồng cây lâu năm nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp trong và ngoài tỉnh như: gỗ, tre , nứa…

Chợ phiên là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng đã có từ xưa, lớn nhất là chợ Đu. Ngày nay thương mại và dịch vụ phát triển rộng hầu khắp các xã, Đu là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của huyện.

* Tăng trưởng kinh tế

Trong 3 năm (2015 – 2017) mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, cụ thể:

Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất qua giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016/2015 2017/2016 BQC Tổng GTSX 2.343,8 2.251,1 2.627,9 107,5 104,2 98,4 Nông lâm thủy sản 1.012,5 1.053 1.04,1 104 101 98 Công nghiệp xây dựng 393 433 498 110 115 104 Thương mại dịch vụ 938 1.035 1.065 110 103 97

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2015 – 2017 tăng 284 tỷ đồng. Năm 2015 và 2016 ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, đến năm 2017 thì ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất.

Tổng giá trị sản xuất qua các năm tăng. Năm 2016 tăng 7% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 4% so với năm 2016, mặc dù tổng giá trị sản xuất tăng qua các năm nhưng bình quân chung 3 năm lại giảm 2%.

Công nghiệp xây dựng là nghành tăng trưởng cao nhất qua 3 năm. Năm 2016 tăng 10% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 15% so với năm 2016, bình quân 3 năm tăng 4%.

Thương mai và dịch vụ tăng trưởng cao qua 3 năm. Năm 2016 tăng 10% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 3% so với năm 2017, tuy nhiên bình quân 3 năm lại giảm 3%.

Mặc dù kinh tế huyện còn gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ cao. Tổng giá trị sản xuất không tăng cao nhưng khá ổn định, nhận thấy sự chuyển dịch cơ cấu đang dần chuyển biến tốt giảm nông lâm nghiệp và tăng dần công nghiệp và dịch vụ.

3.1.2.3. Điều kiện xã hội

Theo số liệu thống kê của huyện Phú Lương đến năm 2017 Phú Lương có 107.409 người, mật độ dân số 291 người/km2. Sinh sống trên địa bàn huyện có 8 dân tộc chính trong đó daant ộc kinh chiếm đa số, tiếp đến là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chỉ, La Chí, Sán Dìu, Dao, H’ Mông và người Hoa.

Cư dân Phú Lương gồm nhiều bộ phận hợp thành. Một bộ phận vốn là dân bản địa có mặt từ lâu đời, một bộ phận là dân phu được tuyển mộ và làm thuê cho tư bản Pháp trong các đồn điền và hầm mỏ, một bộ phận khác vốn là đồng bào ở các tỉnh miền xuối di cư lên khai phá đồi nương, mở rộng làng bản, sinh cơ lập nghiệp. Tương tự như đặc thù dân cư của Thái Nguyên là điểm chuyển tiếp giữa miền xuôi và miền ngược, huyện Phú Lương có nhiều dân tộc sinh sống, đây là một trong những nét cơ bản tạo nên những nét văn

hóa chung của dân cư ở đây, là điểm hội tụ giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện.

Các dân tộc trên địa bàn Phú Lương sống xen kẽ nhau trong các làng, bản trên khắp địa bàn huyện. Cư dân Phú Lương có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú đa dạng, có nhiều lễ hội trong năm như: Tết nguyên đán, lễ hội khai xuân, cầu mùa, tết thanh minh, lễ thượng điền, lễ hạ điền…tùy theo mỗi xóm mà có ngày hội chính.

Trên địa bàn huyện có một số công trình văn hóa, nghệ thuật thể hiện đời sống tâm linh của nhân dân như: Đền Đuổm, đền Giang Tiên, đền Phủ Bà…

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Trong 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, toàn huyện đã cải tạo và nâng cấp được 222 công trình với trên 160 km đường bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm. Đến nay, toàn huyện có 193,2 km/204,2 km đường trục xã đạt chuẩn; 194,37 km/344,57km đường trục thôn đạt chuẩn; 185,06 km/371 km đường trục xóm không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, nâng cấp: xây dựng 40 trạm biến áp, cải tạo và nâng cấp 144 km đường điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt trên 98% hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 85,5%, đảm bảo cung cấp điện hục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn. Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa: 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, có mạng lưới Internet đến trung tâm xã. Đầu tư nâng cấp, xây mới 26 trường học; mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, xây dựng mới được 12 trạm y tế, sửa chữa nâng cấp 4 trạm y tế. Toàn huyện có 13/13 xã đã xây dựng nhà văn hóa xã đat tiêu chuẩn, 249/253 xóm có nhà văn hóa xóm đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên​ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)