Hoạt tính sinh học của một số dẫn xuất diazacrown ether

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và hoạt tính gây độc tế bào của các dẫn xuất dị vòng dibenzo 1,7 dioxa4,11 diazacyclotetradecine​ (Trang 29 - 34)

Trong thời gian gần đây, nhóm nghiên cứu tổng hợp Hữu cơ 2 khoa Hóa học - Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổng hợp thành công một số dẫn xuất diazacrown ether [4].

Sơ đồ 1.18 Phản ứng ngưng tụ đa tác nhân tổng hợp các dẫn xuất crown ether

Kết quả khảo sát hoạt tính gây độc tế bào đã cho thấy các hợp chất này có khả năng thể hiện hoạt tính ức chế tế bào khá tốt. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất diazacrown ether được tiến hành thử nghiệm trên 3 dòng tế bào ung thư:

Hep-G2: Ung thư gan người Lu: Ung thư phổi

RD: Ung thư cơ vân tim.

Bảng 1.1 Kết quả thí nghiệm hoạt tính gây độc tế bào

STT Mẫu

Dòng tế bào

Cell survival( CS) % Kết luận

Hep-G2 Lu RD 1 DMSO 100,0±0,0 100,0±0,0 100,0±0,0 2 Chứng(+) 1,8±0,5 1,2±0,1 0,5±0,6 Dương tính 3 37b 98,2±0,1 95,7±0,6 47,6±0,8 Dương tính 4 37c 90,4±0,0 91,4±0,2 41,2±0,5 Dương tính 5 35a 79,6±0,5 94,7±0,5 37,6±0,6 Dương tính 6 35b 39,5±0,4 90,9±0,2 90,4±0,8 Dương tính

Bốn mẫu (37b, 37c, 35a, 35b) dương tính với tế bào ung thư dòng RD và Hep- G2 được thử nghiệm tiếp để xác định giá trị IC50:

Bảng 1.2 Giá trị IC50 của 4 mẫu dương tính qua thử sơ bộ

STT Mẫu

Dòng tế bào

Giá trị IC50 (μg/mL) Kết luận

Hep-G2 LU RD 1 Chứng 0,31 0,42 0,22 Dương tính 2 37b >5,00 >5,00 4,81 Dương tính 3 37c >5,00 >5,00 4,23 Dương tính 4 35a >5,00 >5,00 4,49 Dương tính 5 35b 3,79 >5,00 >5,00 Dương tính

Có 3 azacrown ether (37b, 37c, 35a) có hoạt tính gây độc tế bào thể hiện trên dòng RD (ung thư cơ vân tim) và 1 azacrown ether (35b) thể hiện trên dòng Hep- G2 (ung thư gan), còn trên dòng LU (ung thư phổi) thì các azacrown ether thể hiện yếu [4].

Do đó, qua nghiên cứu tài liệu tổng quan, chúng tôi định hướng nội dung nghiên cứu tập trung vào tổng hợp các dẫn xuất azacrown ether với tiềm năng thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt cùng với đó là phát triển các dẫn xuất podand mới hứa hẹn mang lại nhiều ứng dụng hữu ích trong hóa học nói chung và tổng hợp hữu cơ nói riêng.

CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM

Thiết bị thực nghiệm:

 Điểm nóng chảy được đo bằng phương pháp đo mao quản trên máy ghi điểm nóng chảy STUART SMP3 (BIBBY STERILIN-Anh).

 Phổ Hồng ngoại (IR) được ghi trên máy phổ FTIR MAGNA 760 (NICOLET-US), tại Khoa Hóa học trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia HÀ Nội, ép viên với bột KBr

 Phổ 1H-NMR được ghi trên máy Bruker-500MHz, tại Viện Hoá học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dung môi chụp phổ là CDCl3 với chất chuẩn nội là TMS.

 Phổ MS được ghi trên máy AutoSpec Premier và LTQ Orbitrap XL tại phòng thí nghiệm Hoá vật liệu-Khoa Hoá học-Trường ĐH KHTN-ĐHQGHN và tại Viện Hoá học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

 Dữ liệu nhiễu xạ tia X đơn tinh thể (X-ray study) được đo trên thiết bị: APEX2 (Bruker, 2005), chương trình sàng lọc, phân tích dữ liệu: SAINT (Bruker, 2001), chương trình phân tích, xác định, tối ưu hoá và đồ họa cấu trúc: SHELXTL (Sheldrick, 2008) tại Viện Hóa học Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga

 Hoạt tính sinh học của các chất được tiến hành thử nghiệm và đọc kết quả tại phòng Sinh học thực nghiệm-Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Qua nghiên cứu các tài liệu tổng quan, chúng tôi xây dựng nhiệm vụ/ chiến lược nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất azacrown ether mới từ các podand (5,7) theo các sơ đồ sau.

Phát triển và tổng hợp các dẫn xuất thiapodand mới (10)

Căn cứ trên các podand (5, 7, 10) đã tổng hợp thành công các azacrown ether (12, 13, 14).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và hoạt tính gây độc tế bào của các dẫn xuất dị vòng dibenzo 1,7 dioxa4,11 diazacyclotetradecine​ (Trang 29 - 34)