Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại nhật bản​ (Trang 25 - 31)

2.3.3.1. Sản lượng xà lách và cải thảo của trang trại trong năm 2018

Bảng 2.1: Sản lượng xà lách và cải thảo của TT Senki Yasuyui năm 2018 STT Loại rau Diện tích trồng (ha) Sản lượng (Tấn/ha) Tổng sản lượng (Tấn) Tổng sản lượng (Kg) 1 Xà lách 3.55 55 195,250 195.250 2 Cải thảo 1.2 110 122 122.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu trên ta thấy trang trại trồng hai giống xà lách và cải thảo với diện tích lần lượt là 3.55 ha và 1.2ha. Hai loại rau xà lách và cải thảo đều đem lại sản lượng rất cao cho trang trại với 55 tấn/ha với xà lách và 110 tấn/ha với cải thảo.

2.3.3.2. Doanh thu của trang trại trong năm 2018

Bảng 2.2: Doanh thu của TT Senki Yasuyui năm 2018

ĐVT: Yên (100Yên= 20.567 VNĐ) STT Sản phẩm Sản lượng (Kg) Giá bán (Yên/kg) Thành tiền (Yên)

Quy đổi sang tiền Việt Nam

1 Xà lách 195.250 100 19.525.000 4.001.036.404 2 Cải thảo 122.000 110 13.420.000 2.750.008.120

3 Tổng - - - 6.751.044.524

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy doanh thu một năm của trang trại là 6.751.044.524,51 đồng. Trong đó xà lách mang lại doanh thu là 4.001.036.404,34 đồng, cải thảo là 2.750.008.120,17 đồng.

2.3.3.3. Chi phí sản xuất hàng năm của trang trại

Để trang trại hoạt động cần phải chi trả một số loại chi phí như sau:

Bảng 2.3: Chi phí sản xuất hàng năm của TT Senki Yasuyui năm 2018

ĐVT: Đồng

STT Loại chi phí Đơn vị tính

Số

lượng Đơn giá Thành tiền

1 Chi phí thuê lao động Người 3 130.000.000 390.000.000

2 Chi phí điện nước Tháng 6 2.507.000 15.042.000

3 Chi phí phân bón Tấn 42 4.448.000 186.816.000

4 Chi phí giống cây Lọ 30 2.257.680 67.730.400

5 Thuốc bảo vệ thực vật Lọ 800 22.400 17.920.000

6 Chi phí khác (bạt

nilong, Dây thừng, …) - - - 120.000.000

7 Tổng 797.508.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy, để trang trại có thể hoạt động ổn định cần bỏ ra chi phí lên đến 797.508.000 đồng/năm. Trong đó, chi phí thuê lao động là lớn nhất, trang trại thuê 3 lao động với giá 130.000.000 đồng/ năm, vậy 1 năm cần chi 390.000.000 đồng/năm tiền thuê lao động. Chi phí cho điện nước sản xuất là 15.042.000 đồng/năm

Chi phí phân bón trang trại là 4.448.000đồng/năm. Chi phí giống của trang trại là 67.730.000đồng/năm. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 17.920.000 đồng/năm. Các loại chi phí khác như bạt nilong, thùng các tông là 120.000.000 đồng/năm.

2.3.3.4. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại

Bảng 2.4: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của TT Senki Yasuyui

ĐVT: 1000 đồng STT Khoản mục Đơn vị tính Số

lượng Đơn giá Thành tiền

Số năm khấu

hao

Thành tiền sau khấu hao

1 Xây dựng nhà kính Cái 1 250.700 250.700 20 12.535 2 Xây dựng nhà lưới Cái 1 60.000 60.000 25 2.400 3 Xây dựng nhà kho Cái 2 1.000.000 2.000.000 25 80.000

4 Máy làm hộp Cái 1 50.000 50.000 15 3.300

5 Khay nhựa Cái 500 50 25.000 5 5.000

6 Xe đẩy cây giống Chiếc 4 400 1.600 10 160

7 Ống dẫn nước Cái 10 1.150 11.500 10 1.150

8 Thùng chứa phân

bón Cái 1 20.000 20.000 20 1000

9 Máy tưới nước Chiếc 2 2.000 4.000 10 400

10 Xe tải Chiếc 4 500.000 2.000.000 20 100.000 11 Xe phun thuốc Chiếc 1 1.800.000 1.800.000 20 90.000 12 Máy cuốn bạt nilon Chiếc 1 15.000 15.000 10 1.500 13 Máy cày Chiếc 1 1.600.000 1.600.000 20 80.000 14 Chi phí khác ( Kéo,

cuốc, xẻng, …) Cái 30.000 2 15.000

15 Tổng 8.067.100 392.445

Qua bảng 2.4 ta có thể thấy tổng chi phí xây dựng cơ bản của trang trại là 8.067.100.000 đồng. Trong đó chi phí cho xây dựng nhà kho là lớn nhất với chi phí 2.000.000.000 đồng. Tuy rằng chi phí cho xây dựng nhà kho là cao nhưng đổi lại nhà kho sử dụng được trong thời gian dài. Tiếp đó là chi phí xe tải 2.000.000.000 đồng.

Chi phí đầu tư xây dựng sau khi khấu hao TSCĐ là 392.445 đồng.

2.3.3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại

Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế, nó phản ánh được năng lực của chủ trang trại, khả năng đầu tư cũng như việc áp

dụng khoa học vào sản xuất… Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được thể hiện qua:

Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế trồng trọt xà lách và cải thảo của TT Senki Yasuyui năm 2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

1 Giá trị sản xuất (GO) đồng 6.751.044.524

2 Chi phí trung gian (IC) đồng 797.508.000

3 Tổng chi phí (TC) đồng 1.189.953.000

4 Giá trị gia tăng (VA) đồng 5,953.496.524

5 Lợi nhuận đồng 5.561.091.524

6 GO/IC lần 8,5

7 VA/IC lần 7,5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 2.5 ta có thể thấy tổng doanh thu của trang trại là 6.751.044.524 đồng. Sau khi trừ tổng chi phí thì lợi nhuận của trang trại năm 2018 là 5.561.091.524 đồng.

Với mức đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là 8,5 đồng và nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là 7,5 đồng

-Trang trại phát triển đem lại doanh thu cao cho trang trại. Có được kết quả này là sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, giảm thiểu tối đa việc thuê lao động, giảm chi phí và tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

-Việc phát triển trang trại đã góp phần tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho lao động. Góp phần tăng giá trị GDP vùng Kawakami, tăng nguồn thu ngân sách đối với nhà nước.

2.3.4. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập

2.3.4.1. Phương pháp phân tích đất

Ưu điểm: Dựa vào kết quả phân tích đất có thể bổ sung và giảm lượng phân bón tạo sự cân bằng các thành phần phù hợp cho sự phát triển của cây

Bài học rút ra: Biết cách sử dụng khoa học kỹ thuật để xác định chuẩn lượng phân bón tránh lãng phí và thiếu hụt.

2.3.4.2. Phương pháp phủ bạt nilong

Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh, chống xói mòn, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả cao.

Bài học rút ra: Biết được cách tận dụng tối đa bạt nilong, tiết kiệm sức

người, chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

2.3.4.3. Ươm giống

Ưu điểm: Lựa chọn được cây giống có phẩm chất tốt nhất, giúp cây sức sinh trưởng tốt.

Bài học kinh nghiệm: Biết cách phân loại giống, tính toán thời điểm thu hoạch.

2.3.4.4. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch

Ưu điểm: Quy trình xử lý, đóng gói, bảo quản đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Không sử dụng hóa chất trong việc bảo quản ớt.

Bài học kinh nghiệm: Biết cách ứng dụng khoa học công nghệ và xử lý, phân loại, hạn chế sức lao động thủ công. Hạn chế sử dụng hóa chất, chất bảo quản.

2.3.4.5. Liên kết giữa Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển nông nghiệp Kawakami - HTX Kawakami - Doanh nghiệp - Nông dân.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Nagano phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp ở khu vực Kawakami. Đây là nơi quy tụ những kỹ sư đầu ngành, tiên tiến nhất tập trung áp dụng vào ngành trồng rau,

cây cảnh, bảo vệ cây trồng, vườn ươm, nông nghiệp hữu cơ, nuôi trồng thủy sản, và bảo hiểm nông nghiệp.

Trung tâm thường xuyên tổ chức những chuyến tham quan, mở các diễn đàn trao đổi trực tuyến, giới thiệu các nhà nghiên cứu, nhà khoa học với nông dân để họ có thể trao đổi và phổ biến cho nhau về kỹ thuật cũng như phản hồi những khó khăn đang gặp phải.

Tổ chức những khóa học cộng đồng để phổ biến kiến thức về những khía cạnh cơ bản của ngành nông nghiệp nói chung. Những giảng viên của khóa học đến từ các trung tâm phát triển nông nghiệp như Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển nông nghiệp Kawakami, các công ty và học viện sẽ nói về những chủ đề liên quan đến các phương pháp canh tác tiên tiến nhất, về công tác thủy lợi, tưới tiêu cho cây trồng, và bảo vệ cây trồng. Trung tâm tài trợ cho những buổi gặp gỡ và giới thiệu các chuyên gia của Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển với người nông dân để họ có thể thảo luận về những giải pháp mới trong ngành trồng trọt.

HTX Kawakami theo dõi kiểm soát lập các tiêu chuẩn về việc phòng chống dịch bệnh hàng ngày. Phổ biến hướng dẫn các hộ nông dân các tiêu chuẩn

Doanh nghiệp: Đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, kiểm tra chất lượng, cung cấp vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...

Ưu điểm: Người nông dân luôn được tiếp cận những công nghệ mới nhất,tiên tiến hiện đại,

Bài học kinh nghiệm: Như vậy ta có thể thấy rõ sự cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và các trung tâm nghiên cứu.

Phân tích đất Cải tạo đất Chuẩn bị bạt nilong Gieo hạt Trồng cây con Chăm sóc Thu hoạch Tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại nhật bản​ (Trang 25 - 31)