Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại nhật bản​ (Trang 31 - 33)

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của TT Senki Yasuyui Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Phân tích đất.

Tại JA (Hiệp hội nông nghiệp), các thành phần như: N,P,K,CA,Mg,PH,EC trong đất sẽ được phân tích miễn phí.

Bước 2: Cải tạo đất.

Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần trong đất từ đó đưa ra các phương pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng.

Bước 3: Chuẩn bị bạt nilong

Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà sử dụng các tấm nilon với màu đen, bạc, trắng, kẻ sọc tương ứng. Phương pháp sử dụng các tấm bạt nilon sẽ giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, do hiện tượng trái đất ấm lên mà các tấm bạt màu

trắng thường được sử dụng nhiều hơn, chúng giúp nhiệt độ đất không tăng quá nhiều, cũng như giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn. Mỗi luốn đất có chiều rộng 45cm, chiều cao chuẩn 20cm, bạt nilon được phủ lên trên luống đất với chiều rộng khoảng từ 130cm đến 135cm.

Bước 4: Gieo hạt

Giống cây con được lấy từ công ty giống uy tín tại Nagano.

Sử dụng thiết bị gieo hạt chuyên dụng với khay ở đáy có những lỗ nhỏ để cho hạt giống vào. Mỗi khay (số lượng lỗ trắng đen bằng nhau xếp theo hàng 128 lỗ, 200 lỗ, 208 lỗ trong đó có 406 lỗ bằng giấy) được cho đất chuyên dụng vào => tạo ẩm => tạo lỗ nhỏ => gieo hạt => phủ đất => tưới. Nhiệt độ nảy mầm thích hợp của xà lách và cải thảo là từ 18 đến 20 độ. Sau khi nảy mầm, các cây con được xếp cẩn thận trong nhà kính có trang bị hệ thống tưới nước cùng với hệ thống thông gió. Thời gian tưới nước vào buổi sáng, quá trình này được thực hiện trước và sau 20 ngày.

Bước 5: Trồng cây con.

 Tại mỗi thửa ruộng 10a có 8.800 cây rau xà lách các loại (45cm x 25cm) 4.400 cây cải thảo (45cm x 50cm) được trồng.

Bước 6: Chăm sóc.

 Tưới tiêu nước trong thời gian hanh khô, lượng mưa ít. Diệt cỏ xung quanh các luống rau. Thường xuyên quan sát để giảm tối đa thiệt hại do sâu bệnh

 Các loại thuốc trừ sau được kiểm soát chặt chẽ. Trước khi thu hoạch 3 ngày phải nộp lại bản ghi chú thời gian phun thuốc trừ sâu cho hợp tác xã nông nghiệp.

Bước 7: Thu hoạch.

Tùy thuộc kích cỡ to nhỏ, cũng như tình trạng của lá bên ngoài để làm căn cứ phân loại chất lượng của các loại rau. Chất lượng khác nhau sẽ được để riêng biệt. Rau sẽ được xếp vào hộp cẩn thận theo số lượng đã được quy định.

Trên mỗi thùng các tông được dãn nhãn để phân biệt các loại hàng loại L, loại LA, loại S, loại B.

Bước 8: Đưa đi tiêu thụ.

Rau khi được đóng hộp sẽ được vận chuyển luôn tới nhà kho tập trung để bảo quản lạnh vào sáng sớm. Sẽ được tiêu thụ tại các siêu thị và nhà hàng trên khắp Nhật Bản.

Bài học kinh nghiệm:

-Biết được quy trình, các bước tiến hành, cách xử lý từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, tiêu thụ.

-Biết cách nâng cao năng suất và chất lượng dựa trên công nghệ kỹ thuật tiến tiến hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại nhật bản​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)