5. Hạn chế nghiên cứu
2.2.1. Khái niệm và vai trò của tiền mặt trong doanh
Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Tiền mặt, hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi thanh toán ngân hàng, còn các loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn xem như là tài sản tương đương tiền mặt. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao và quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, nhu cầu nắm giữ tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch, thanh toán; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời; đáp ứng nhu cầu dự phòng, khắc phục các rủi ro bất ngờ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Số tiền thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lí, mức tồn quỹ này tùy thuộc vào qui mô, tính chất hoạt động, ngoài ra doanh nghiệp phải gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền
mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều
- Chi phí nắm giữ: do tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt bằng không cộng với ảnh hưởng của lạm phát.
- Chi phí cơ hội: chính là khoản lợi nhuận có thể có được nếu đem tiền mặt đi đầu tư. Chi phí cơ hội có thể được tính bằng khoản lợi tức thông qua lãi suất của
chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
Đối với một doanh nghiệp, có ba động cơ chính để doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt là:
- Động cơ hoạt động, giao dịch: mức tồn quỹ tiền mặt được hoạch định để đáp ứng kịp thời các khoản chi tiêu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Động cơ dự trữ: là một hành động dự phòng trước khả năng gia tăng nhu cầu chi tiêu do tăng quy mô hoạt động kinh doanh hoặc nhanh chóng đáp ứng
những cơ
hội kinh doanh đột xuất.
- Động cơ đầu cơ: là một phản ứng trước sự khan hiếm, biến động giá cả của dịch vụ, hàng hoá hay nguyên vật liệu hoặc sự biến động về tỷ giá hối đoái
trên thị
trường.
Tiền và các khoản tương đương tiền là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trên
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, hiểu được tầm
quan trọng của việc quản lý tiền mặt là điều cốt yếu cho sự sống còn của doanh nghiệp. Các cuộc khảo sát doanh nghiệp kinh doanh thất bại cho thấy hầu hết các công ty này (đến 60%) cho biết sự thất bại của họ toàn bộ hay phần lớn đều do gặp phải vấn đề về luồng tiền mặt trong công ty. Tiền mặt là nguyên tố duy nhất và quan trọng nhất cho sự tồn tại của doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nhỏ. Quản lý tốt
2.2.2. Phân loại
Tiền là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo, gồm:
- Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp: gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và
được bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện. Khi
tiến hành
nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi hoặc chứng từ nhập, xuất vàng,
bạc, đa quý và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép
nhập, xuất
theo quy định. Kế toán quỹ tiền mặt là người có trách nhiệm mở sổ kế toán
quỹ tiền
mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi,
nhập, xuất
quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngọa tệ, vàng, bạc, đá quý và tính ra số tồn quỹ tại
mọi thời
điểm. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng
ngày thủ
quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền
mặt và
sổ kế toán tiền mặt.
- Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn: là tiền gửi ở các ngân hàng và định chế nhận tiền gửi khác mà doanh nghiệp có quyền chuyển khoản bằng séc hay rút
ra mà
không cần báo trước. Tiền gửi không kỳ hạn là bộ phận quan trọng của khối lượng
tiền tệ và nó ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của hệ thống ngân
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Đã từng có nhiều nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa các nhân tố trong ban lãnh đạo, chính sách chi trả cổ tức bằng tiền và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Tuy nhiên để tìm ra cụ thể các nhân tố trong ban lãnh đạo của công ty tài chính cùng các doanh nghiệp khác như: sản xuất kinh doanh, bất động sản, thực phẩm... là một việc khó khăn. Do vậy, nhiều học giả chỉ giới hạn nghiên cứu của họ cho một ngành, một khu vực hay một vài các yếu tố trong báo cáo
tài chính hay quyết định đầu tư như: mức độ nhận tín dụng thương mại, lợi nhuận kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính... để tăng tính chính xác trong mô hình.
Thành phần Hội đồng quản trị là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến việc nắm giữ tiền mặt. Việc tranh chấp nắm giữ tiền mặt sẽ thấp hơn khi có nhiều
sự xuất hiện của thành viên Hội đồng quản trị độc lập hơn (Aitzaz, Nicolas và Xavier).
Hơn nữa, vai trò của Hội đồng quản trị trong việc quản lý doanh nghiệp, các thành viên độc lập không có mối liên quan tài chính của doanh nghiệp nhưng họ có liên quan đến danh tiếng cá nhân và sức mạnh tốt để duy trì doanh nghiệp, do đó việc giám sát các thành viên Hội đồng quản trị cũng rất quan trọng (Adams, Hermalin, & Weisbach (2010). Số lượng thành viên càng nhiều càng khó trong việc hợp tác và mất
nhiều thời gian hơn trong việc đưa ra quyết định đồng nghĩa với quy mô của ban lãnh
đạo ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (Phạm Tiến Mạnh và Nguyễn Thanh Phương, 2018). Do đó, tác giả kì vọng quy mô của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Torchia, Calabrò, & Huse (2011) chỉ ra sự ảnh hưởng của ban lãnh đạo là nữ giới đến quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp tỉ lệ thuận với số lượng của họ, đặc biệt những ban lãnh đạo có nhiều hơn một hoặc ba phụ nữ. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị nữ có ảnh hưởng tích cực đến việc
với đó cũng không thể chủ quan với những kết quả tích cực đã đạt được mà vẫn cần chú trọng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, đầu tư trong đó đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ nước ngoài phù hợp để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về vấn đề này vẫn chưa có nhiều.
Do đó, để bổ sung cụ thể hơn về vai trò của ban lãnh đạo nước ngoài đối với nền kinh
tế Việt Nam, tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thành viên ban lãnh đạo là người
nước ngoài và kì vọng có sự ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
Tỷ lệ chi trả cổ tức cũng ảnh hưởng đến tỷ lể nắm giữ tiền mặt. Các công ty trả cổ tức có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt thấp hơn các công ty không chi trả cổ tức (Ferreira
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Trong khóa luận nghiên cứu này, tác giả sử dụng mẫu dữ liệu của 28 công ty tài
chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
trong giai đoạn 9 năm, từ năm 2010 đến năm 2018. Do vậy, tổng dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng cân đối bao gồm số mẫu là 252 quan sát.
Các dữ liệu cần thiết và liên quan đến bài nghiên cứu là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và các
thành phần ban lãnh đạo được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên công khai
của các công ty trong ngành tài chính được niêm yết trên sàn HOSE.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng để có được kết quả giá trị và có tính chính xác cao nhất. Sau khi thu thập dữ liệu, sử dụng dữ liệu bảng cân đối cùng mô hình hồi quy tuyến tính OLS, mô hình
tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên bằng phần mềm Stata 14.0 để phân tích và xử lý các dữ liệu nghiên cứu bằng thống kê mô tả, phân tích hồi quy,
Biến phụ thuộc
Tên biến Kí hiệu Cách tính
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt CASH CASH = logarit tự nhiên của lượng tiền mặt trong
doanh nghiệp
Biến độc lập
Tổng số thành viên trong Hội đồng quản trị
T_BOD Thu thập từ báo cáo thường niên
3.3. Quy trình nghiên cứu
3.4. Mô hình nghiên cứu
Sau khi xem xét các yếu tố của thành phần ban lãnh đạo ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt kết hợp đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), mô hình đề xuất của tác giả có biến phụ thuộc được xác định là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty tài chính niêm yết, các biến độc lập là các yếu tố của thành phần ban lãnh đạo
ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty và biến kiểm soát là cổ tức chi trả bằng tiền trong năm:
CASHit - a1+ β1 T-BODit + β2 FE-BODit + β3 FOR-BODit
+ β4FE-EXCECit + β5 FOR-EXCECit + β6 FE-CONTROLit
+ β7 FOR-CONTROLit + βs DIVit Trong đó: i: tên công ty t: thời gian a1: Hệ số chặn β1,β2, ■ ■■, β8: Các hệ số góc của các biến độc lập và biến kiểm soát
Số lượng thành viên nữ
trong Hội đồng quản trị FE_BOD
Thu thập từ báo cáo thường niên Số lượng thành viên là
người nước ngoài trong Hội đồng quản trị
FOR_BOD Thu thập từ báo cáo thường niên Số lượng thành viên nữ
trong Ban Điều hành FE_EXCEC
Thu thập từ báo cáo thường niên Số lượng thành viên là
người nước ngoài trong Ban Điều hành
FOR_EXCEC Thu thập từ báo cáo thường niên Số lượng thành viên nữ
trong Ban Kiểm soát FE_CONTROL
Thu thập từ báo cáo thường niên Số lượng thành viên là
người nước ngoài trong Ban Kiểm soát
FOR_CONTROL Thu thập từ báo cáo thường niên
Biến phụ thuộc
Tên biến Kí hiệu Cách tính
Biến kiểm soát
Cổ tức bằng tiền trên mỗi
cổ phiếu DIV
DIV = Cổ tức bằng tiền (%)
3.4.1. Mô hình
Bài nghiên cứu được sử dụng 3 mô hình chính:
- Mô hình Pooled OLS: Mô hình này sử dụng dữ liệu bảng không phân biệt năm và từng công công ty riêng biệt, mô hình Pooled OLS khi hồi quy chính
là mô
hình OLS.
- Mô hình Fixed Effect (FEM): Giả sử mỗi đơn vị có những đặc điểm cố định và riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến độc lập và biến kiểm soát, mô
hình FEM
được sử dụng để phân tích sự tương quan giữa sai số mô hình của mỗi đơn vị
với các
biến độc lập và biến kiểm soát, từ đó có thể kiểm soát và tách sự ảnh hưởng
của các
đặc điểm riêng biệt ra khỏi các biến độc lập để ước lượng sự ảnh hưởng thực
của biến
độc lập lên biến phụ thuộc.
- Mô hình Random Effect (REM): Mô hình REM thể hiện sự biến động giữa các đơn vị được giả định là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến độc lập.
3.4.2. Xây dựng các biến trong mô hình
Với mục tiêu nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố trong thành phần ban lãnh
đạo đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE), tác giả xây dựng và chọn lọc các biến phù hợp để vận dụng kỹ thuật và phân tích hiệu quả trong quá trình nghiên cứu.
nắm giữ tiền mặt, cụ thể số lượng thành viên càng nhiều càng khó trong việc hợp tác và mất nhiều thời gian hơn trong việc đưa ra quyết định đồng nghĩa với quy mô của ban lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, vai trò của phụ nữ trong việc lãnh đạo và quản lý còn hạn chế do ảnh hưởng từ xã hội truyền thống. Trên
thế giới, các chính trị gia, lãnh đạo của quốc gia và doanh nghiệp hầu hết là nam giới,
Việt Nam không phải là ngoại lệ, do vậy sự tham chính của phụ nữ - phát huy vai trò lãnh đạo và trí tuệ đang là một trong những chính sách ưu tiên của quốc gia. Vì vậy, bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng giới cho phụ nữ trên toàn cầu và tác giả chọn biến độc lập là thành viên nữ trong Ban lãnh đạo
(Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát).
Thứ ba, cùng với bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng cao, vai trò của ban lãnh
đạo nước ngoài đối với các doanh nghiệp đã trở thành vấn đề cấp thiết trong thực tiễn. Tuy nhiên, về khía cạnh học thuật, các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về vấn đề này vẫn chưa có nhiều. Do đó, để bổ sung cụ thể hơn về vai trò của ban lãnh đạo nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, tác giả chọn biến độc lập là thành viên nước ngoài trong Ban lãnh đạo (Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát).
Thứ tư, tác giả chọn biến kiểm soát là tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền trên mỗi cổ phiếu. Trên thế giới, đã có không ít tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra các quan điểm tương đồng nhau. Cụ thể bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2015) cũng với nghiên cứu của Âu Thùy Linh (2019) đều cho rằng tỷ lệ chi trả cổ tức có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max CASH ^252 26,9127 5,4245 ~0 33,3530 T_BOD ^252 6,5873 2,2379 ^^3 "13 FE_BOD 252 1,0992 1,0149 0 4 FOR_BOD 252 0,6786 0,8903 0 4 FE_EXCEC 252 1,5516 1,5414 3 7 FOR_EXCEC 251 0,5857 1,3927 0 8 FE_CONTROL 251 1,5976 1,0514 3 4 FOR_CONTROL 251 0,1753 0,4485 0 2 DIV ^252 0,0273 0,0507 ~0 0,4545
+ H1b: Số lượng thành viên nữ của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
+ H1c: Số lượng thành viên là người nước ngoài của Hội đồng quan trị có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
- H2: Thành viên Ban Điều hành có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
+ H2a: Số lượng thành viên nữ của Ban Điều hành có ảnh hưởng đến tỉ lệ nắm giữ tiền mặt.
+ H2b: Số lượng thành viên là người nước ngoài của Ban Điều hành có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
- H3: Thành viên Ban kiểm soát có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
+ H3a: Số lượng thành viên nữ của Ban Kiểm soát có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
+ H3b: Số lượng thành viên là người nước ngoài của Ban Kiểm soát có ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả tổng quan số liệu nghiên cứu
Bảng 2 mô tả các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn