Sản phẩm hỏng, lỗ

Một phần của tài liệu 707 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nguyễn sinh (Trang 84 - 86)

V jt S? Fl

B.ÌNG MGLiliiM

3.3.3. Sản phẩm hỏng, lỗ

Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì việc gặp những sản phẩm lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất là điều khó có thể tránh được. Việc hạch toán những sản phẩm lỗi hỏng này cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất trong việc xác định những khoản mục CPSX phát sinh trong kỳ và từ đó có thể tính được giá thành của sản phẩm. Quy trình xử lý sản phẩm lỗi, hỏng diễn ra tại công ty như sau:

- Đầu tiên sẽ tiến hành phân loại những sản phẩm lỗi, hỏng thành từng nhóm

riêng: sản phẩm nào có thể tái chế lại được thì sẽ chuyển sang xưởng tái chế, còn

những sản phẩm nào không thể tái chế được sẽ chuyển ngay sang khu phế liệu.

- Tiến hành phân tích lỗi, nguyên nhân dẫn tới sản phẩm lỗi, hỏng (khách quan

hay chủ quan).

- Đề ra những biện pháp xử lý những trường hợp dẫn tới sản phẩm hỏng, lỗi.

Ý nghĩa của quy trình xử lý các sản phẩm hỏng, lỗi này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hạ tỷ lệ các hàng lỗi, hỏng và tránh lặp lại những lỗi tương tự cho các lần sản xuất tiếp theo.

Trong quá trình sản xuất dẫn đến sản phẩm lỗi, hỏng có nhiều nguyên nhân khác nhau và cách xử lý hiện nay các DN thường làm là tính vào mục CPSX sau khi đã trừ các khoản từ người có trách nhiệm được bồi thường (nếu có) việc xử lý như thế này là chưa thực sự phù hợp. Giá trị sản phẩm hỏng được hạch toán:

Nợ TK 1381 Có TK 154

Để thực hiện kế toán chi phí sản xuất cho những sản phẩm hỏng một cách chuẩn xác nhất thì trước tiên DN cần phân loại các trường hợp dẫn tới sản phẩm bị hỏng, lỗi. Từ đó có thể đưa ra biện pháp xử lý một cách thích hợp.

- TH1: Sản phẩm hỏng trong định mức thì khoản thiệt hại sẽ được tính luôn vào

CPSX sản phẩm trong kỳ sau đi đã trừ đi các khoản thu được từ việc thanh lý,

bán phế

liệu.

- TH2: Sản phẩm hỏng ngoài định mức thì không được tính vào CPSX để tính

NGUYỄN THỊ THU UYÊN K20KTG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

+ Thứ nhất sản phẩm hỏng là do cá nhân hoặc đội, xưởng sản xuất gây nên thì phải xác định được trách nhiệm để phạt bồi thường:

Nợ TK 111,112,152,334 Có TK 138

+ Thứ hai sản phẩm hỏng là do nguyên nhân khách quan: thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn gây nên không thể tránh được thì được tính vào CPSXC trong kỳ (dựa vào đặc điểm của từng sản phẩm, xác định mức độ hư hỏng và đưa ra phương pháp xử lý đối với từng mức độ).

Nợ TK 811 Có TK 138

Nợ TK 1543 Có TK 138

Một phần của tài liệu 707 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nguyễn sinh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w