I
(---
Thuê phương tiện vận tải
I
Sơ đồ 1.3. Quy trình nhập khẩu hàng hoá
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 24 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
(1) Xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá:
- Tuỳ phảo chủng loại và số lượng hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá nếu hàng hoá thuộc diện hàng hoá bị cấm nhập, nhập có điều kiện hoặc chưa từng nhập trước đó.
(2) Ký hợp đồng ngoại thương:
- Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài , trong hợp đồng nêu rõ những thoả thuận có liên quan , trong đó có một số điều khoản chính như: tên hàng hoá, số lượng, đơn giá, cách đóng gói,... kèm theo những điều khoản quan trọng khác như điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán,.
(3) Thuê phương tiện vận tải:
- Tùy theo điều kiện thương mại quốc tế hai bên áp dụng (Incoterm) mà quyền và nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải sẽ được quy định. Nếu quyền và nghĩa vụ đó thuộc về người nhập khẩu thì người nhập khẩu cần tiến hành thuê phương tiện vận tải.
(4) Mua bảo hiểm:
- Bảo hiểm hàng hoá được ký kết giữa bên bán và bên mua bảo hiểm mà theo đó bên bán bảo hiểm sẽ bồi thường cho bên mua bảo hiểm nếu quá trình vận chuyển
hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra. Tuỳ thuộc vào phương tiện vận tải
mà doanh nghiệp sẽ mua bảo hiểm hoặc không (5) Làm thủ tục hải quan:
- Khai và nộp tờ khai hải quan theo quy định
- Lấy kết quả phân luồng (luồng xanh/ luồng vàng/ luồng đỏ ) tuỳ vaò kết quả mà doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhận hàng hoá ngay hoặc bổ sung hồ sơ hay kiểm
tra hàng hoá thực tế
- Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (6) Nhận hàng hoá và vận chuyển về kho:
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 25 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
kiểm định và vận chuyển về kho. Tuỳ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà sẽ sử dụng các phương thức vận chuyển khác nhau cho phù hợp.
(7) Thanh lý hợp đồng ngoại thương:
- Doanh nghiệp nhập khẩu dựa vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết mà thực hiện các bước thanh toán cho đối tác theo đúng thoả thuận.
(8) Khiếu nại và xử lý khiếu nại :
- Nếu hàng hoá không đạt yêu cầu về chất lượng, chủng loại, số lượng hay vi phạm hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành khiếu nại và xử lý khiếu nại.
1.3.2 Hạn ngạch nhập khẩu
- Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch ngập khẩu được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến.
- Vai trò của việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
• Bảo hộ sản xuất trong nước: việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể đạt được bằng
biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng các biện pháp phi thuế quan khác, trong đó có hạn ngạch nhập khẩu.
• Sử dụng có hiệu quả quỹ tiền tệ: trong trường hợp cán cân thanh toán mất cân
đối để hạn chế sử dụng ngoại tệ. Hạn ngạch là một trong những biện pháp có tác động mạnh, trực tiếp khắc phục tình trạng này thông qua việc hạn chế nhập khẩu.
• Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài: hạn ngạch còn được
cấp cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết mà Chính phủ đã ký kết với nước ngoài. Những cam kết này thường mang cả ý nghĩa chính trị và kinh tế.
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 26 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
1.3.3 Giới thiệu về Incoterms và 11 điều khoản của Incoterms
Incoterms là 1 bộ gồm các điều kiện thương mại được viết tắt bằng ba chữ cái, thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
Incoterms chủ yếu mô tả :
- Nghĩa vụ : Người bán và Người mua hàng hoá có những nghĩa vụ gì đối với việc
vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá,...
- Rủi ro : Thời gian và địa điểm người bán chuyển giao rủi ro hàng hoá sang cho người
mua
- Chi phí : Trách nhiệm chi trả chi phí có liên quan của người bán và người mua trong
quá trình buôn bán Đặc điểm của Incoterms :
- Các điều kiện của Incoterms không phải và cũng không thay thế được hợp đồng thương mại.
- Các điều kiện Incoterms không điều chỉnh tới các vấn đề như đặc điểm của hàng hoá,
phương thức thanh toán, hậu quả của việc giao hàng chậm và các vi phạm, tranh chấp
có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,.
- Nếu không được đưa vào hợp đồng để thanh một phần của hợp đồng thì các
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 27 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
Hình 1.1. Giới thiệu 11 điều kiện của Incoterms
(Nguồn https://advantage.vn)
- EXW / Ex Works - Giao tại xưởng: là điều kiện Incoterms quy định trách nhiệm tối tiểu của người bán. Người bán giao hàng cho người mua khi hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm chỉ định, và địa điểm chỉ định có thể là cơ sở của người bán hoặc không. Việc giao hàng xảy ra - rủi ro
được chuyển giao - khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua (chưa xếp lên phương tiện).
- FCA / Free Carrier - Giao cho người chuyên chở : là điều kiện mà người bán giao hàng cho người mua theo một trong hai cách. Nếu điểm chỉ định là cơ sở của người bán, hàng được giao khi chúng được bốc lên phương tiện vận tải do người mua sắp xếp. Hoặc nếu địa điểm chỉ định là nơi khác, hàng được giao khi hoàn thành việc bốc xếp lên phương tiện vận tải của người bán và tới địa điểm khác được chỉ định và sẵn sàng để dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải của người bán và đặt dưới quyền định đoạt của người vận tải hoặc người khác do người
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 28 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
mua chỉ định. Bất cứ địa điểm nào trong hai địa điểm trên được chỉ định để giao
hàng, địa điểm đó xác định nơi chi phí và rủi ro được chuyển giao cho người mua.
- CPT/ Carriage Paid To - Cước phí trả tới : là người bán giao hàng cho người mua và chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho người mua khi hàng được giao cho
người chuyên chở được thuê bởi người bán. Ngay khi hàng được giao cho người
mua như vậy, người bán không đảm bảo hàng sẽ tới điểm đến trong tình trạng tốt
và đầy đủ. Rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng được
giao cho người mua bằng cách giao cho người chuyên chở.
- CIP/ Carriage & Insurance Paid to - Cước phí và bảo hiểm trả tới : là người bán
giao hàng cho người mua và chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho người mua khi
hàng được giao cho người chuyên chở được thuê bởi người bán. Ngay khi hàng
được giao cho người mua như vậy, người bán không đảm bảo hàng sẽ tới điểm
đến trong tình trạng tốt và đầy đủ. Rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng được giao cho người mua bằng cách giao cho người chuyên
chở. Ngoài ra ,người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa (bảo hiểm từ điểm giao hàng tới ít nhất là điểm đến).
- DAP/ Delivered At Place - Giao tại địa điểm : là người bán giao hàng cho người
mua và chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho người mua khi hàng được đặt
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 29 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
bán dỡ hàng tại điểm đến (người bán chịu chi phí và rủi ro cho việc dỡ hàng xuống).
- DDP/ Delivered Duty Paid - Giao đã trả thuế : là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu được đặt dưới quyền
định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại điểm đến được chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của
hàng hóa để đưa hàng tới điểm đến được chỉ định.
- CFR/ Cost and Freight - Tiền hàng và cước phí : là người bán giao hàng cho người mua khi hàng được đặt trên boong tàu. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, tại thời điểm đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bất kể hàng hóa có đến cảng dỡ trong tình trạng tốt và đầy đủ hay không.
- FOB/ Free On Board - Giao hàng trên tàu : là người bán giao hàng cho người mua khi hàng được đặt trên boong tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng được chỉ định . Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, và người mua chịu mọi chi phí từ thời
điểm đó.
- FAS/ Free Alongside Ship - Giao dọc mạn tàu : là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng được chỉ định .Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó..
- CIF/ Cost , Insurance & Freight - Tiền hàng , bảo hiểm và cước phí : là rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, tại thời điểm đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bất kể hàng
hóa có đến cảng dỡ trong tình trạng tốt và đầy đủ hay không.
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 30 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
1.3.3.1. Điều kiện FOB - Free On Board
- FOB định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp. Lan can tàu tại cảng xếp là địa điểm chuyển giao rủi ro giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu hàng hoá.
- Giá FOB là giá tại cửa khẩu tại nước của doanh nghiệp xuất khẩu, đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu nếu có. Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu
• Giao hàng lên tàu tại cảng quy định
• Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro trước khi hàng được xếp lên tàu.
• Thông quan xuất khẩu, cung cấp giấy phép XK và trả thuế.
• Chuyển giao hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.
• Thông báo cho người mua là hàng đã lên tàu
- Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu
• Thanh toán tiền hàng.
• Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.
• Chịu chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
• Mua bảo hiểm hàng hóa
• Thông quan nhập khẩu và trả thuế.
1.3.3.2. Điều kiện CIF - Cost, Insurance , Freight
- Theo CIF , người bán có trách nhiệm thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích. Lan can tàu tại cảng xếp là địa điểm chuyển giao rủi ro giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu hàng hoá.
- Giá CIF là giá tại cửa khẩu tại nước của doanh nghiệp nhập khẩu, đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu
• Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi
hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.
Giá thực Giá mua Các khoản thuế không Giảm giá, chiết khấu Các chi phí phát
tế của = của + được hoàn - thương + sinh liên
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 31 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
• Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoặc do bên bán chọn.
Trả toàn bộ chi phí bốc hàng.
• Ký hợp đồng vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định.
• Thông quan xuất khẩu, cung cấp giấy phép XK và trả thuế
• Ký hợp đồng bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được
vẩn chuyển đến cảng đích qui định.
• Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa
được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng.
• Cung cấp cho người mua những hóa đon chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu
• Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa (trừ các khoản tiền được tính
vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.
• Thông quan Nhập khẩu, trả tiền thuế nhập khẩu và các chi phí khác để hàng có
được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh
• Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Đặc biệt là trước khi dỡ hàng và
thanh toán tiền hàng cho đối tác theo hợp đồng.
1.4. Kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá
1.4.1 Hệ thống chứng từ kế toán hoạt động nhập khẩu
- Tờ khai hải quan đính kèm các phụ lục - Hợp đồng ngoại thưong
- Hoá đon bên bán
- Các giấy tờ khác đi kèm cùng lô hàng nhập khẩu như giấy chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng,...
- Các hoá đơn dịch vụ liên quan đến hoạt động nhập khẩu như bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ container, vệ sinh container, phí chứng từ, lưu kho ...
- Thông báo nộp thuế
PHÙNG THU PHƯƠNG K20KTB KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ QUỲNHHOA 32 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
- Giấy nộp tiền vào NSNN/ uỷ nhiệm chi thuế
- Lệnh chi/ uỷ nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ cho tối tác nước ngoài - Các chứng từ kế toán liên quan khác.
1.4.2 Phương pháp tính giá hoạt động nhập khẩu
- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02 ) - Hàng tồn kho, giá thực tế của hàng nhập khẩu được xác định theo giá gốc, là giá được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả để có được số hàng nhập khẩu.
hàng hàng lại liên mại của quan đến
hoá hoá
Nk quan đến hàng hoá hoáhàng
Thuế suất
nhập = Số lượng x Giá tính x thuế nhập
khâu thuế khẩu
Thuế TTĐB ( Giá tính thuế NK Thuế suất
hàng nhập = + Thuế nhập khẩu ) x thuế TTĐB
khẩu
❖Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế GTGT = ( Giá tính thuế +Thuế nhập x Thuế suất
hàng NK khẩu + Thuế TTĐB ) thuế GTGT
- Trong đó,
• Giá mua của hàng hoá nhập khẩu là giá tri ghi tên hoá đơn thương mại đã
được quy đổi ra tiền VNĐ theo tỷ giá hối đoái thực tế.
• Các khoản thuế không được hoàn lại bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt (nếu có) , thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng nhập về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không chịu thuế).