Các yếu tố ảnh hưởng đến VaR

Một phần của tài liệu 889 ứng dụng mô hình var để đo lường rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu cho quỹ đầu tư VJS 21 của công ty cổ phần luyện thép cao cấp việt nhật (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu khóa luận

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến VaR

Theo Danielson (2011), ba thông số quan trọng nhất khi tính toán VaR là mức rủi ro p (tương đương với độ tin cậy 1-p), khoảng thời gian mà rủi ro có thể xảy ra và

cuối cùng là định dạng phân phối xác suất của tỷ suất lợi nhuận danh mục.

• Mức rủi ro

Mức rủi ro được thể hiện dưới dạng phần trăm, đây là xác suất mà các tổn thất

có thể vượt qua giá trị VaR. Không có bất cứ lý thuyết nghiên cứu hay quy luật nhất định nào đối với việc lựa chọn mức rủi ro khi đo lường VaR, nó phụ thuộc vào người dùng hệ thống quản trị mong muốn xác suất tổn thất vượt quá VaR là bao nhiêu. Mức

rủi ro được chọn thông thường là 5% hoặc 1% (tương đương với mức độ tin cậy 95%

hoặc 99%). Trong một số trường hợp, mức rủi ro được chọn có thể khá cao hoặc khá thấp như 10% hay 0.1%. Mức rủi ro 10% thường được sử dụng trong quản trị rủi ro đối với các sàn giao dịch chứng khoán và mức rủi ro 0.1% được sử dụng trong trường

hợp phân phối vốn kinh tế hoặc quản trị rủi ro dài hạn cho các quỹ hưu trí. Một mô hình có thể được ước lượng tốt hơn mô hình khác ở mức rủi ro này nhưng lại kém hơn khi ước lượng với các mức rủi ro khác. Điều này cho thấy chất lượng của việc ước lượng mô hình VaR phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn các mức rủi ro.

• Khoảng thời gian mà rủi ro có thể xảy ra

Quyết định quan trọng thứ hai đối với người sử dụng VaR là chọn được khoảng

thời gian mà rủi ro có thể xảy ra. Cũng giống như mức rủi ro, VaR có thể tính toán theo ngày, theo tuần, theo tháng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Một cá nhân hay một tổ chức chịu trách nhiệm quản trị rủi ro sẽ chọn khoảng thời gian riêng. Các ngân hàng thích chu kì thời gian 2 tuần. Nhiều công ty báo cáo VaR theo quý và năm để thích hợp với chu kỳ báo cáo hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đầu tư, các quỹ

• Phân phối xác suất của lợi nhuận, rủi ro danh mục

Yeu tố thứ ba và là yếu tố cuối cùng khi ước lượng VaR là xác định phân phối xác suất của lợi nhuận và rủi ro DMĐT. Đây là yếu tố quan trọng nhất và khó xác định nhất trong mô hình giá trị rủi ro. Thông thường, trong thực tế, quy luật phân phối thường được xác định thông qua việc sử dụng một hàm thống kê phân tích các dữ liệu thu thập trong quá khứ.

Một phần của tài liệu 889 ứng dụng mô hình var để đo lường rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu cho quỹ đầu tư VJS 21 của công ty cổ phần luyện thép cao cấp việt nhật (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w