Hạn chế của mô hình VaR

Một phần của tài liệu 889 ứng dụng mô hình var để đo lường rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu cho quỹ đầu tư VJS 21 của công ty cổ phần luyện thép cao cấp việt nhật (Trang 28)

7. Kết cấu khóa luận

1.2.5. Hạn chế của mô hình VaR

Thứ nhất, mô hình VaR sử dụng những dữ liệu thu thập trong quá khứ để dự báo rủi ro có thể xảy ra trong tương lai với giả định phân phối lợi nhuận của các khoản

đầu tư là ổn định và các yếu tố của thị trường là bình thường, không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian tính toán. Do đó, nếu phân phối tỷ suất lợi nhuận không ổn định theo thời gian, nhất là sự thay đổi của phương sai và mức độ tương quan, chỉ dựa vào dữ liệu lịch sử có thể dẫn đến đo lường rủi ro sai lầm. Trong thực tế, các tác động đến biến động của tỷ suất lợi nhuận DMĐT, ngoài những biến động trong quá khứ của chính nó ra còn có những yếu tố khác chưa được kể đến trong mô hình như biên độ dao động giá, tâm lý đám đông...Do đó, kết quả ước lượng VaR trong trường hợp thị trường không ổn định sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Thứ hai, VaR là chỉ dự báo chính xác trong thời “bình”, còn khi thị trường có những biến động đột ngột thì VaR sẽ trở nên kém chính xác vì giá trị VaR gặp rủi ro đuôi (Tail loss). Như chúng ta đã biết, do tuân theo quy luật phân phối chuẩn, hàm mật độ phân phối của tỷ suất lợi nhuận danh mục sẽ có hình dạng quả chuông đối xứng, và những mức tổn thất lớn nhất, ngoài dự đoán, thường nằm ở phần đuôi bên trái của đồ thị hình chuông này. Tuy nhiên, VaR lại không thể đo lường những trường

hợp xấu nhất có thể xảy ra. Mô hình VaR ước lượng có thể hoàn toàn phù hợp nhưng những rủi ro có thể xảy ra nằm ở rìa cực của đường cong bên trái ngay lập tức sẽ đẩy danh mục đó phá sản.

Một phần của tài liệu 889 ứng dụng mô hình var để đo lường rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu cho quỹ đầu tư VJS 21 của công ty cổ phần luyện thép cao cấp việt nhật (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w