Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động

Một phần của tài liệu 859 quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại vietinbank (Trang 36 - 40)

1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Sự tác động tiêu cực của hội nhập Kinh tế Quốc tế

Hội nhập KTQT là môi trường để mở rộng hoạt động thương mại và TTQT. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt các quốc gia đặc biệt một các nước đang phát triển phải đối mặt với hàng loạt thách thức và rủi ro trong mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội. Hình thức và mức độ rủi ro thay đổi nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc mức độ hội nhập của quốc gia đó vào nền kinh tế thế giới. Trên lĩnh vực TTQT, thế sự thay đổi này được thể hiện liên quan tới nhiều đối tác kinh doanh, phương tiện thanh toán cũng trở nên đa dạng hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn, vì vậy rủi ro không còn được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia ra mà được gắn với rủi ro của cả một thị trường tài chính quốc tế (TCQT).

Những tác động tiêu cực của hội nhập KTQT ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng hạn chế rủi ro TTQT của NHTM, điều này đặc biệt có ảnh hưởng đến TTQT của các NHTM ở các nước kinh tế đang phát triển. Hội nhập nền KTQT, bên cạnh những lợi ích cũng gây không ít tác động tiêu cực và đặt ra nhiều thách thức

đối với các nước đang phát triển. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau: Những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập KTQT bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển, chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Do vậy các hoạt động kinh tế của các nước kinh tế chậm phát triển thường bị thiệt thòi. Trong đó hoạt động NH tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn khi có quan hệ thanh toán với các nước phát triển hơn về luật lệ, về công nghệ, về chất lượng,... Đó là những tiềm năng gây ra rủi ro cho

Các thảm họa tự nhiên như động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, bão lụt, hạn hán,... thường gây ra những tổn thất to lớn về con người và tài sản, làm cho các DN bị tổn thất nặng nề. Điều lo ngại là những thảm họa thiên nhiên trên thế giới đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, tần suất xảy ra lẫn mức độ thiệt hại.

- Rủi ro văn hóa

Mỗi quốc gia, thậm chí trong từng vùng quốc gia, các dân tộc khác nhau có tập quán (sản xuất, kinh doanh, giao tiếp, tiêu dùng...) có lối sống và ngôn ngữ riêng, do đó các nhà kinh doanh cần phải hiểu rõ và lên chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh của môi trường.

Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vì mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được chấp nhận. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo.

- Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị bao gồm những rủi ro nảy sinh từ tình hình chính trị của nước sở tại như: sự mất ổn định của chính quyền, những thay đổi trong chính sách vĩ mô do thay đổi chính quyền như các chính sách về kinh tế (thuế, hạn ngạch, giấy phép, di chuyển kiều hối,...), các chính sách lao động (chế độ lương, tuyển dụng, an toàn lao động,...), các chính sách về môi trường (chỉ tiêu ô nhiễm, an toàn sức khỏe, xử lý rác thải,...), các chính sách về sở hữu (quốc hữu hóa, sung công,...) hay thậm chí là tình hình trật tự trị an bất ổn (biểu tình, đình công,...).

- Rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý là những rủi ro liên quan đến những thay đổi về quy định pháp luật (như quy định về nhãn hiệu hàng hóa, môi trường, lao động...) hoặc rủi ro phát sinh từ sự thiếu hiểu biết pháp luật nước sở tại dẫn đến thiếu chặt chẽ trong các hợp đồng kinh tế và đầu tư, hay thậm chí là vi phạm luật pháp của quốc gia đó (như luật chống phá giá, chống độc quyền, luật cạnh tranh...).

- Rủi ro kinh tế

Rủi ro kinh tế bao gồm những rủi ro nảy sinh do những thay đổi trong môi trường phát triển kinh tế tại quốc gia và DN có hoạt động kinh doanh liên quan như: suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động về tỷ giá hối đoái hay lãi suất, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu... Trong các loại rủi ro về kinh tế, phải kể đến 3 loại rủi ro mà các DN thường xuyên phải đối mặt nhất đó là: rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất và rủi ro về giá cả hàng hóa.

Hoạt động thanh toán, di chuyển vốn, lợi nhuận trong KDQT liên quan đến việc chuyển đổi đồng tiền quốc gia này sang đồng tiền quốc gia khác. Trong điều kiện đó, giá trị của các dòng tiền di chuyển sẽ phải chịu rủi ro từ những biến động bất thường về tỷ giá hối đoái. Điều không may là xu hướng biến động liên tục và bất thường của các đồng tiền và không có dấu hiệu suy giảm.

Bên cạnh đó, việc KDQT cũng không thể tránh khỏi việc phải dựa vào các nguồn tài trợ vốn từ bên ngoài. Do đó những thay đổi ngoài tầm kiểm soát về lãi suất sẽ khiến cho các DN phải đối mặt với những biến động về chi phí vay vốn. Nhất là trong trường hợp phải sử dụng các khoản tín dụng quốc tế, DN sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nắm bắt chiều hướng biến động của lãi suất bên ngoài quốc gia mình và do đó các khoản vay từ bên ngoài quốc gia sẽ phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro về lãi suất.

1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực quản lý trình độ chuyên môn của các bên tham gia

Sự hạn chế về năng lực quản lý của NH cũng như sự yếu kém về chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ là nhân tố hạn chế chất lượng TTQT thế thậm chí gây rủi ro cho các NHTM. Mức độ rủi ro ngày càng cao trong trường hợp nhân tố này tỉ lệ nghịch với mức độ hội nhập nền kinh tế thế giới. Năng lực và trình độ quản lý yếu kém là nhân tố quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp của người XK, người NK và theo đó là rủi ro thanh toán của NHTM. Đây là rủi ro được xem như phổ biến của các DN Việt Nam.

- Đạo đức, ý thức trách nhiệm của các bên tham gia

NH. Bên cạnh đó ý thức trách nhiệm của nhân viên NH cũng là nhân tố quan trọng trong việc hạn chế gia tăng rủi ro TTQT đặc biệt đối với thanh toán L/C thông qua xử lý nghiệp vụ cũng như khả năng tư vấn. Trong xu hướng phát triển hiện đại, các NHTM có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tư vấn của chính các NH đó. Nâng cao chất lượng tư vấn đang là một mục tiêu cực kỳ quan trọng đối với các NHTM đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Công tác thẩm định KH không tốt cũng là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro đạo đức của người NK, XK.

- Thiếu thông tin

Thông tin đúng hay sai có vai trò rất quan trọng trong TTQT. Tình trạng thiếu thông tin, thông tin không chính xác, không đầy đủ về đối tác là nguyên nhân dẫn đến rủi ro đạo đức, rủi ro hàng hóa, rủi ro quốc gia,...

Rủi ro thông tin là loại rủi ro phát sinh từ sự thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Thực tế cho thấy nhiều DN do thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác về giá cả, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác... dẫn đến việc bỏ lỡ thời cơ hoặc bị đối tác ép giá, lừa đảo... gây ra những tổn thất nặng nề. Đây là loại rủi ro mà các DN mới tham gia vào thị trường quốc tế hoặc thị trường mới, lĩnh vực mới hay gặp.

- Quy định về nghiệp vụ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hạn chế rủi ro cho các nhà kinh doanh XNK và NH.

Các quy định về nghiệp vụ không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các nhân viên NH trong việc rào chắn rủi ro. Ví dụ như các quy định về mua bảo hiểm, về tỷ lệ ký quỹ, về độ dùng do của hàng hóa, về hạn mức tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ tạo kẽ hở cho những người nhân viên, cán bộ kết hợp với người XK, NK lừa đảo chiếm dụng vốn của NH.

- Uy tín

Uy tín là những bất trắc xảy ra gây ảnh hưởng làm giảm uy tín của NH. Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là cần phải có uy tín. Uy tín của NH phụ thuộc vào trình độ nghiệp, vụ tính chuyên nghiệp của nhân viên và sự uy tín của NH trong việc thực hiện các cam kết của mình, lịch sử cũng như tình hình tài chính.

- Rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh

Đây là loại rủi ro do DN thiếu năng lực hoạt động như vốn ít, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thấp kém... Trên thực tế, có nhiều DN do quy mô nhỏ, số lượng lao động ít, vốn ít nên đã không đủ năng lực để sản xuất hay thu gom cho những hợp đồng lớn đã ký dẫn đến bị phạt hợp đồng, hoặc vì không đủ năng lực nên phải bỏ lỡ các hợp đồng có giá trị thương mại lớn, lợi nhuận cao. Hay là công nghệ lạc hậu dẫn đến những hỏng hóc, tỷ lệ sản phẩm bị lỗi cao, chất lượng sản phẩm không đảm bảo dẫn đến việc bị trả hàng hay từ chối thanh toán, bị ép giá rẻ... cũng gây nhiều thiệt hại cho DN.

Một phần của tài liệu 859 quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại vietinbank (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w