Sau chuỗi sự kiện cuộc khủng hoảng TCQT năm 2008, tất cả các DN đều chú tâm hơn về rủi ro và việc QTRR. Người ta ngày càng hiểu rõ việc QTRR rõ ràng và minh bạch là có lợi. Bằng cách tiếp cận rủi ro và QTRR một cách chủ động, các DN có thể đạt được các tiến độ:
Hoạt động đạt năng suất cao hơn vì các sự việc có thể gây ra việc ngắt quãng được xác định trước, giảm xác suất xảy ra của các sự việc này cũng như thiệt hại của chúng, và giúp đưa chi phí của những sự việc này về cấp độ hoạt động sản xuất bình thường.
Các quy trình hiệu quả hơn, vì các quy trình khác nhau và rủi ro của từng quy trình đã được xem xét. Hơn nữa, các dự án thay đổi quy trình sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn.
Các chiến lược sẽ đem lại kết quả tốt hơn vì mọi chiến lược và rủi ro đi kèm đã được xem xét, từ đó tổ chức có thể đưa ra quyết định chiến lược khôn ngoan hơn và đạt được kết quả như mong muốn.
Việc áp dụng rộng rãi các nguyên tắc và quy trình QTRR sẽ mang lại lợi ích cho các nhân và DN, và do đó mang đến lợi ích cho nền kinh tế quốc gia. Bằng cách giảm sự biến đổi tài chính trong dài hạn, QTRR có thể giúp cho các DN trở nên cạnh tranh hơn. Quy trình sản xuất và dịch vụ của DN sẽ mang lại những giá trị tốt hơn, và giá trị của cổ đông sẽ được tăng cường thông qua việc giảm biến động dòng tiền. QTRR cũng tạo điều kiện cho việc tính toán tài chính cho rủi ro một cách đầy đủ và hiệu quả hơn, và do đó sẽ giảm chi phí liên quan đến rủi ro của DN. Ngoài ra, các DN có hệ thống QTRR hiệu quả hơn thì sẽ đáng tin cậy hơn, nên chi phí vốn của họ sẽ thấp hơn.
Trên góc độ vĩ mô, các kỹ thuật QTRR sẽ giúp giảm số lượng các DN thương mại và công nghiệp bị mất khả năng thanh toán. Bất ổn được giảm bớt sẽ dẫn đến việc mở rộng thị trường vốn và tín dụng trong nước, qua đó giúp phát triển thương mại cũng như DN trong nước.
Lợi ích rõ ràng nhất của việc QTRR hiệu quả đến từ việc kiểm soát tổn thất mang lại. Các biện pháp kiểm soát tổn thất hiệu quả sẽ làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về tai nạn lao động, gián đoạn công việc hay các nguyên nhân khác gây thiệt hại kinh tế. Số lượng thương tích và bệnh tật do tai nạn lao động, ô nhiễm, lũ lụt, tai nạn xe máy và các sự kiện bất lợi khác cũng có thể giảm xuống khi các chương trình kiểm soát tổn thất có hiệu quả được áp dụng.
QTRR đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, mặc dù ít rõ ràng hơn. QTRR còn có thể giúp DN giảm chi phí sản xuất, từ đó sẽ khiến cho giá cả hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng rẻ hơn. Bằng cách giảm chi phí, QTRR giúp cho các DN phát triển các mảng kinh doanh mới và làm cho các mảng kinh doanh hiện tại có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
1.3.4. Các biện pháp quản trị rủi ro
1.3.4.1. Các biện pháp né tránh rủi ro
Thứ nhất, chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra. Ví dụ, NH A chuẩn bị mở L/C cho khách B. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, NH đánh giá khả năng thanh toán của KH không được đảm bảo nên quyết định dừng cung cấp dịch vụ. Hoặc đối với trường hợp thanh toán trả trước, thường thì NH sẽ chỉ tài trợ để thanh toán cho giao dịch này nếu KH là rất uy tín và năng lực tài chính tốt.
Thứ hai, né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Ví du, hợp đồng quy định nhà NK mở một L/C cho nhà XK hưởng, trong đó BCT yêu cầu xuất trình có vận tải đơn theo lệnh nhà NK. Đây chính là nguyên nhân gây rủi ro cho NHPH do nhà NK không cần hoàn thành nghĩa vụ thanh toán với NH vẫn có thể nhận hàng. Để ngăn ngừa rủi ro này, NHPH phải yêu cầu vận tải đơn theo lệnh (To order of) của NHPH.
1.3.4.2. Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện rủi ro. Nhóm biện pháp ngăn ngừa rủi ro bao gồm:
Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa rủi ro. Chẳng hạn trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, để hạn chế thiệt hại, DN có thể chủ động thuê tư vấn luật, nhờ các chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương thương thảo hợp đồng.
Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro: môi trường rủi ro ở đây có thể là môi trường văn hoá, chính trị, luật pháp,... Rủi ro sẽ xảy ra nếu nhân viên của NH, DN không có những hiểu biết cần thiết về môi trường văn hoá, chính trị,. của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặp rủi ro. Biện pháp phòng ngừa: đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ, đặc biệt là kiến thức về văn hoá, luật pháp và cách ứng xử.
Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa nguy cơ và môi trường rủi ro. Ví dụ: khi NH ban hành các quy trình, quy chế mới điều chỉnh phương thức TTQT cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng không phải chi nhánh, cán bộ nào cũng có thể thích ứng ngay. Cách phòng ngừa là phải thường xuyên theo dõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin, chính sách, quy trình, quy chế của NH.
1.3.4.3. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Đây là các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của những tổn thất, thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại. Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra như cứu vớt những tài sản còn sử dụng được.
Thứ nhất là chuyển nợ, ví dụ: sau khi thanh toán cho người hưởng lợi theo phương thức L/C, NHPH sẽ đòi tiền thanh toán từ người yêu cầu mở L/C.
Thứ hai là xây dựng và thực hiện các kế hoạch dự phòng rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh, việc xảy ra rủi ro là khó tránh khỏi vì thế NH, DN cần có những kế hoạch dự phòng để có thể xử lý tình huống một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả nếu có rủi ro xảy ra.
1.3.4.4. Các biện pháp chuyển giao rủi ro
Chuyển giao rủi ro là việc DN chuyển giao rủi ro cho bên khác và chấp nhận một thiệt hại nhất định. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng hai cách như chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác hay chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ chuyển giao bản thân rủi ro chứ không chuyển giao tác nhân gây ra rủi ro.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Hoạt động Thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và trở nên quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động ngoại thương cũng như sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cũng như các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh ngân hàng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro mang
lại tổn thất tài chính, uy tín cho doanh nghiệp vô cùng nặng nề. Vì vậy, việc nhận diện
và quản trị được các rủi ro vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trên tinh thần đó chương 1 “Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán Quốc tế” đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó đi sâu vào rủi ro và quản trị rủi ro Thanh toán quốc tế trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế. Khóa luận nghiên cứu từ khái niệm rủi ro Thanh toán quốc tế đến xác định các loại rủi ro thường gặp trong Thanh toán quốc tế và phân tích toàn diện các nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến rủi ro Thanh toán quốc tế đối với ngân hàng trong hội nhập Kinh tế quốc tế. Cuối cùng, chương 1 là nền tảng lý thuyết rất quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế của
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VIETINBANK 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
“Vietinbank được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với mạng lưới phát triển mạnh mẽ gồm 148 chi nhánh, 7 Công ty thành viên, 3 Đơn vị sự nghiệp và hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vietinbank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất có mặt tại châu Âu với 2 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức. Bên cạnh đó, Vietinbank đã có mặt tại Lào và đang tích cực xúc tiến mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như Séc, Myanmar, Ba Lan, Anh,...
Với quy mô vốn lớn nhất, giá trị thương hiệu cao nhất và chất lượng tài sản tốt nhất Việt Nam liên tiếp năm 2012 và 2013, Vietinbank được tạp chí Forbes bình chọn top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và được tạp chí The Banker đưa vào bảng xếp hạng top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới. Đặc biệt, ngày 7/1/2013, Vietinbank vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Tầm nhìn: Là ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2030 thuộc top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đến năm 2045 là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và uy tín cao trên thế giới.
Sứ mệnh: Là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động.
* Giá trị cốt lõi
- Khách hàng là trung tâm: Lấy nhu cầu của khách hàng là mục tiêu phục vụ. Lắng nghe tiếng nói của khách hàng và chia sẻ với các bên liên quan để đưa ra giải
pháp, tư vấn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Đổi mới sáng tạo: Luôn thể hiện sự sáng tạo trong mọi hoạt động; liên tục đổi mới có sự kế thừa để tạo ra những giá trị tốt nhất cho hệ thống, khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
- Chính trực: Vietinbank luôn nhất quán trong suy nghĩ và hành động đảm bảo sự tuân thủ, kỷ luật, kỷ cương, trung thực, minh bạch và giữ vững đạo đức nghề nghiệp.
- Tôn trọng: Thể hiện thái độ và hành động lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, ghi nhận đối với khách hàng, đối tác, cổ đông, lãnh đạo, đồng nghiệp và tôn trọng bản thân.
- Trách nhiệm: Thể hiện tinh thần, thái độ và hành động của toàn hệ thống, từng bộ phận, từng cán bộ có trách nhiệm cao đối với khách hàng, đối tác, cổ đông, lãnh
đạo, đồng nghiệp và cho chính thương hiệu của VietinBank. Thực hiện tốt trách nhiệm
với cộng đồng, xã hội là trách nhiệm, vai trò, vinh dự, và tự hào của VietinBank.
* Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả và bền vững
- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương
- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
* Niêm yết: Vietinbank được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009. Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông
Mã cổ phiếu: CTG
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 3.723.404.556 cổ phiếu
* 30 năm xây dựng và phát triển:
- Giai đoạn 1 (từ tháng 7 năm 1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống một cấp thành hệ thống hai cấp: NH Công Thương (Nay là
ngân hang VietinBank) được hình thành và đi vào hoạt động.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Vietinbank về xử lý nợ, cơ chế chính sách, mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2019 2018 2017 2016 Tổng tài sản tỷ đồng 1.341.436 1.240.711 1.164.290 1.095.061 948.568
Vốn điều lệ tỷ đồng 37.234 37.234 37.234 37.234 37.234
Lợi nhuận 6.559
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank
Nguồn: Hệ thống tổ chức Vietinbank
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết có tên trong danh sách cổ đông. ĐHĐCĐ có thể được tổ chức thông qua cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên.
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý của NH có toàn quyền nhân danh Vietinbank để quyết định thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến mục đích và lợi ích của NH trừ các vấn đề thuộc về thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược của VietinBank và xác định các ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của VietinBank. HĐQT của Vietinbank có 11 thành viên trong đó có ít nhất 1 thành viên HĐQT độc lập.
Số lượng nhân viên đầu năm 2020 là 24.105 người. Ban lãnh đạo không ngừng chú trọng việc hoàn thiện và triển khai các chính sách nhân sự mới, đa dạng nhằm hướng tới người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không chỉ tăng cường hài lòng và gắn kết nhân viên mà quan tâm đến “trải nghiệm của nhân viên”.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020 của Vietinbank Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Vietinbank giai đoạn 2016-2020
Vốn huy động tỷ đồng 990.331 892.785 825.816 752.935 861.913
Tổng dư nợ tỷ đồng 1.027.542 953.178 888.216 837.180 706.876
ROE % 169 13,1 81 12,0 ∏,6
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 6T đầu năm 2020
Giá trị Tăng/giảm so với cùng kỳ Giá trị Tăng/giảm so với cùng kỳ Giá trị Tăng/giảm so với cùng kỳ Số lượng giao dịch (triệu) 217,11 8% 310,86 43,2% 193,74 40,32%
Doanh số thanh toán (nghìn tỷ đồng)
19.595 -2% 23.569 20,3% 13.462 21,2%
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2020
Bảng 2.1 cho thấy tổng tài sản của Vietinbank tăng qua các năm, cụ thể đạt 1.341.436 tỷ đồng năm 2020, tăng 8,1 % so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vietinbank là 17.085 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2019 và thuộc top 8 NH TMCP có thu nhập bình quân lớn nhất Việt Nam. Tổng dư nợ cho vay năm 2020 đạt 1.027.542 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2019. Năm 2020, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE đạt mức 16,9%, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đạt 1,3% và cao hơn mức bình quân của ngành.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu huy động vốn của Vietinbank qua các năm
về huy động vốn: Tính đến 31 tháng 12 năm 2020, tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư trong toàn hệ thống đạt 990.331 tỷ đồng, tăng 10,9% (tương đương 97.546 tỷ đồng) so với năm 2019. Trong đó cơ cấu tiền gửi của KH luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm, cụ thể năm 2020 đạt 84,7%, tăng 0,4% so với năm 2019; Cơ cấu tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác chiếm 10,5%, tăng 0,2% so với năm 2019; Tỷ trọng phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm 4,8% và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến hết quý 2 năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán đạt 193,74 triệu giao dịch, tăng 40,32% so với cùng kỳ năm 2019; Doanh số thanh toán trong nước