Các cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn 10000 tỷ

Một phần của tài liệu 833 phân tích tác động của sự kiện chuyển sàn niêm yết của các công ty niêm yết tới hành vi giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60)

các

CHUỎI SỰ KIỆN KẾT THÚC GIAO DỊCH TẠI SÀN CŨ

Event 10 Event 5 Event 3

Ngày CAAV t-test Significant CAAV t-test Significant CAAV t-test Significant

-10 1.07% 0.0076 -9 -114.46% -0.8084 -8 -267.58% -1.8897 * -7 -275.16% -1.9432 * -6 -466.09% -3.2916 *** -5 -595.02% -4.2021 *** -128.93% -3.1597 *** -4 -725.18% -5.1213 *** -259.09% -6.3495 *** -3 -733.96% -5.1834 *** -267.87% -6.5648 *** -8.79% -0.1564 -2 -841.03% -5.9395 *** -374.94% -9.1887 *** - 115.85% -2.0616 ** -1 -947.37% -6.6905 *** -481.28% - 11.794 *** - 222.19% -3.9539 *** 0 - 1035.31% -7.3115 *** -569.22% - 13.949 *** - 310.13% -5.5187 *** 1 -1088.19% -7.6850 *** -622.10% - 15.245 *** - 363.01% -6.4597 *** 2 -1271.62% -8.9803 *** -805.53% - 19.741 *** - 546.44% -9.7238 *** 3 -1437.91% -10.1547 *** -971.82% - 23.816 *** - 712.73% - 12.682 *** 4 -1391.54% -9.8272 *** -925.45% - 22.680 *** 5 -1547.93% -10.9317 *** - 1081.84% - 26.512 *** 6 -1696.19% -11.9787 *** 7 -1803.15% -12.7341 *** 8 -1943.60% -13.7260 *** 9 -1452.47% -10.2576 *** 10 -1590.22% -11.2303 ***

Ghi chú: (***), (**), (*) tương ứng mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.3.3b: Mức tăng khối lượng vượt trội bình quân tích lũy (CAAV) của cổ phiếu các công ty chuyển sàn có mức vốn hoá lớn hơn 10000 tỷ giai đoạn 2018 - 2020

Ghi chú: (***), (**), (*) tương ứng mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Đối với các cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa trên 10000 tỷ, lợi nhuận

các cổ phiếu này vẫn có sự phản ảnh tích cực lên giá cổ phiếu, nhưng không nhiều, chỉ trong vòng 1 ngày. Mức tăng khối lượng giao dịch bình quân tích lũy luôn đạt giá

trị âm và giảm dần trong suốt khung sự kiện, mức ý nghĩa xuất hiện ở hầu hết các ngày trong sự kiện. Kết quả này cho thấy đối với các công ty có mức vốn hóa thị trường trên 10000 tỷ, khi chuyển sàn niêm yết chỉ có sự biến động nhẹ trong thời gian

ngắn về giá, còn khối lượng giao dịch thì không bị ảnh hưởng bởi sự kiện.

Biểu đồ 4.3a: CAAR của các nhóm công ty chuyển sàn niêm yết có quy mô khác nhau

CAAR

—•—Dưới 1000 tỷ —•— T 1000 t đ n 10000 từ ỷ ế ỷ —•— Trên 10000 tỷ

Giả thuyết Kết quả Cửa sổ (-3,+3) Cửa sổ (-5,+5) Cửa sổ (-10,+10) H1: Hoạt động chuyển sàn niêm yết sẽ tác động tới

giá cổ phiếu xoay quanh ngày giao dịch cuối cùng trên SGDCK cũ. Có tác động Có tác động Có tác động

H2: Hoạt động chuyển sàn niêm yết sẽ tác động tới khối lượng giao dịch xoay quanh ngày giao dịch cuối cùng trên SDGCK cũ. Có tác động Có tác động Có tác động

Biểu đồ 4.3b: CAAV của các nhóm công ty chuyển sàn niêm yết có quy mô khác nhau

Nguồn: Tính toán của tác giả

Từ các biểu đồ trên có thể thấy trong các nhóm công ty chuyển sàn niêm yết có quy mô khác nhau, cổ phiếu của các công ty có mức vốn hóa thị trường dưới 1000

tỷ khi chuyển sàn có sự biến động về giá lớn nhất, biến động xảy ra trong ngày đầu tiên giao dịch tại sàn mới cho thấy NĐT phản ánh khá nhạy bén với sự kiện chuyển sàn. Các công ty có quy mô từ 1000 tỷ đến 10000 tỷ tuy biến động giá không bằng các công ty có quy mô nhỏ hơn 1000 tỷ nhưng ngược lại có sự biến động về khối lượng giao dịch vượt trội từ ngày cuối cùng giao dịch trên sàn cũ của cổ phiếu. Trong

khi đó, các công ty có mức vốn hóa thị trường trên 10000 tỷ chỉ có biến động nhẹ về giá trong ngày cuối cùng giao dịch tại sàn cũ, còn khối lượng giao dịch của cổ phiếu các công ty này không bị ảnh hưởng bởi sự kiện chuyển sàn.

Trong quá trình xử lý số liệu, tác giả nhận thấy mức tăng khối lượng giao dịch

bất thường bình quân tích lũy thường có những giá trị rất lớn, có trường hợp lên tới hơn 3000%. Tác giả khẳng định rằng con số này phản ánh thực tế những dữ liệu giao dịch trên TTCK Việt Nam. Tác giả đã thu thập dữ liệu về lịch sử giao dịch của các mã chứng khoán sử dụng để nghiên cứu và nhận thấy có những phiên giao dịch với khối lượng giao dịch gấp hơn nghìn lần phiên trước. Lợi nhuận bất thường bình cho mức thay đổi của giá cổ phiếu, còn khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong phiên không bị giới hạn nên chắc chắn có khả năng xảy ra những phiên giao dịch với khối lượng giao dịch thay đổi đột biến so với phiên trước. Dưới đây là bảng 4 tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết:

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả

Từ bảng 4, chấp nhận giả thuyết H1, H2. Như vậy có thể kết luận rằng việc chuyển sàn niêm yết có tác động tới hành vi nhà đầu tư trong ngắn hạn, cụ thể ảnh hưởng qua giá và khối lượng giao dịch. Kết quả trên cũng cung cấp bằng chứng củng

cố thêm các nghiên cứu trước đây khi chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là thị trường hiệu quả dạng yếu.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Ngày nay, thị trường vốn nói chung và TTCK nói riêng là một bộ phận thống nhất trong nền kinh tế của các nước theo cơ chế thị trường và nhất là nước đang phát triển như Việt Nam. Nhu cầu huy động một nguồn vốn lớn và dài hạn phục vụ cho sự

phát triển như của nền kinh tế là rất cần thiết. Bên cạnh đó, TTCK còn là kênh đầu tư

đem lại lợi nhuận cao, hấp dẫn và cũng không kém phần mạo hiểm thu hút nhiều NĐT trong nước và nước ngoài.

Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các thông tin, sự kiện đối với thị trường chứng khoán và hành vi của nhà đầu tư ngày càng trở nên hữu ích và cần thiết hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Các nhà nghiên

cứu, quản lý quỹ, quản trị rủi ro cũng đặc biệt quan tâm tới sự phản ánh của thị trường

đối với các sự kiện diễn ra. Trong đó, sự kiện chuyển sàn niêm yết của các mã cổ phiếu là một vấn đề nghiên cứu khá thú vị, tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng trong

phạm vi Việt Nam lại chưa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này. Hơn nữa, do đặc thù của TTCK mỗi quốc gia khác nhau, nhu cầu của nhà đầu tư khác nhau, và thị trường chứng khoán luôn có sự thay đổi không ngừng nên đối với tác giả sự kiện chuyển sàn niêm yết vẫn là một đề tài hấp dẫn cho việc nghiên cứu.

Bằng việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã lấy được dữ liệu về giá và khối lượng của 16 mã cổ phiếu có sự chuyển sàn trong khoảng thời gian

từ năm 2018 - 2020, sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để kiểm tra sự ảnh hưởng của việc chuyển sàn niêm yết tới hành vi nhà đầu tư cụ thể qua mức biến động

giá và khối lượng giao dịch. Trong quá trình phân tích và xử lý dữ liệu, bên cạnh việc

phân tích chung về sự thay đổi về giá và khối lượng chung của tất cả các mã cổ phiếu

chuyển sàn, tác giả còn phân loại cụ thể các mã này ra thành từng nhóm theo sàn chuyển và theo quy mô công ty. Tác giả đã phân tích các trường hợp theo các khung sự kiện là 10, 5, 3 ngày trước và sau ngày kết thúc niêm yết tại sàn niêm yết cũ.

Nhìn chung, việc chuyển thị trường niêm yết chứng khoán của các công ty niêm yết trong khoảng thời gian từ 2018 - 2020 có ảnh hưởng tới hành vi giao dịch của nhà đầu tư. Tại tất cả các cửa sổ 3, 5 và 10 CAAR đều tăng mạnh tại ngày kết thúc giao dịch trên sàn cũ và 2 ngày đầu tiên giao dịch tại sàn mới, sau đó mức CAAR

giảm dần về giá trị CAAR trước khi diễn ra sự kiện. CAAV chỉ tăng tại ngày cuối cùng giao dịch ở sàn cũ.

Khi so sánh sự khác nhau giữa các công ty chuyển niêm yết sang các sàn khác

nhau, nhóm các công ty chuyển niêm yết từ HOSE hoặc HNX sang UPCOM cho thấy

sự tác động rõ rệt hơn cả. CAAR tăng mạnh từ 1.47% 3 ngày trước khi kết thúc giao dịch tại sàn cũ lên mức 13.72% tại ngày đầu tiên giao dịch trên sàn mới ở cửa sổ 10, CAAV cũng tăng mạnh từ 310.31% lên mức 1887.74% tại ngày kết thúc giao dịch tại sàn cũ. Các công ty chuyển niêm yết từ HNX sang HOSE và từ UPCOM sang HOSE hoặc HNX cũng có sự biến động nhẹ về giá và khối lượng giao dịch, tuy nhiên

mức độ biến động chưa thực sự lớn. Đặc biệt trường hợp các công ty chuyển từ UPCOM sang HNX hoặc HOSE ghi nhận khá nhiều ngày xuất hiện mức ý nghĩa.

Các công ty có quy mô khác nhau khi chuyển sàn cũng có sự ảnh hưởng khác nhau tới hành vi của nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm các công ty có mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn 1000 tỷ và nhóm các công ty có mức vốn hóa thị trường từ 1000 tỷ đến 10000 tỷ khi chuyển sàn niêm yết có biến động lớn về cả giá và khối lượng giao dịch. Cụ thể các công ty có mức vốn hóa nhỏ hơn 1000 tỷ đã có mức tăng CAAR từ -1.87% đến 5.55% trong ngày giao dịch đầu tiên tại sàn mới, CAAV tăng từ -39.73% đến 8.84% chỉ trong hai ngày trước ngày kết thúc giao dịch tại sàn cũ. CAAR của các công ty có mức vốn hóa từ 1000 tỷ đến 10000 tỷ tăng từ 1.85% đến 6.35% trong vòng 3 ngày trước sự kiện chuyển sàn niêm yết, CAAV tăng từ -123.10% đến -498.76% trong ngày giao dịch cuối cùng tại sàn cũ. Các công ty có mức vốn hóa lớn hơn 10000 tỷ có sự tăng nhẹ về lợi nhuận bất thường bình quân tích

lũy, trong khi đó mức thay đổi khối lượng giao dịch bất thường bình quân tích lũy vẫn luôn giảm trong suốt cửa sổ quan sát của sự kiện. Mức ý nghĩa xuất hiện khá nhiều khi chia các mã cổ phiếu chuyển sàn để phân tích biến động cho thấy các kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra có tính thực tế, đồng thời góp phần củng cố tính hiệu quả cho phương pháp nghiên cứu và cách phân nhóm cổ phiếu chuyển sàn để nghiên

cứu. Như vậy có thể kết luận rằng sự kiện chuyển sàn niêm yết của các công ty niêm yết có ảnh hưởng tới hành vi giao dịch của các nhà đầu tư TTCK Việt Nam.

5.2. Khuyến nghị

Để giúp các nhà đầu tư có cơ sở đưa ra quyết định đầu tư hợp lý hơn, đồng thời nâng cao tính hiệu quả của thị trường chứng khoán trong nước, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

* Đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

Với vai trò cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán, UBCKNN sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý, hướng dẫn các công ty thực hiện chuyển sàn niêm yết cũng như các biện pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện chuyển sàn niêm yết cho các công ty niêm yết. Bởi vậy, những giải pháp đưa ra đối với UBCKNN sẽ có tác động trực tiếp tác động tới động lực chuyển sàn niêm yết của

doanh nghiệp.

UBCKNN cần đảm bảo thông tin đúng, đủ, kịp thời, không phân biệt nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà đầu tư UBCKNN

cũng cần quản lý chặt chẽ thị trường chứng khoán để giảm thiểu tối đa giao dịch nội gián bằng cách hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế giám sát, tổ chức giám sát điều tra các giao dịch nội gián; đồng thời tổ chức hệ thống quản lý giám sát chuyên biệt, coi giao dịch nội gián như một tội phạm tài chính gây ra lũng đoạn và mất tính hiệu quả của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng cần quản lý chặt chẽ quy định công bố thông tin của các doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp phải công bố

thông tin kịp thời, đúng thời gian quy định giúp gia tăng sự bình đẳng giữa các doanh

* Đối với các Sở giao dịch chứng khoán:

Sở giao dịch chứng khoán cần phải đảm bảo thông tin được công bố một cách công khai, đầy đủ, minh bạch trên các phương tiện truyền thông của Sở giao dịch. Các thông tin trên cũng phải công bố kịp thời, tránh công bố muộn so với thời gian đưa ra quyết định, tránh để các thông tin nội bộ rò rỉ trước khi công bố chính thức, làm giảm tính công bằng về mặt thông tin của thị trường, ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân và góp phần làm thị trường kém hiệu quả. Năm 2019 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng với 2 Sở giao dịch chứng khoán đã công bố Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty theo Thông lệ tốt nhất theo OECD dành cho các công ty

đại chúng tại Việt Nam. Mục đích của Bộ nguyên tắc là giúp cho DN hướng tới các thông lệ quản trị công ty tốt nhất. Đây được coi là tài liệu tham khảo cho các công ty đại chúng và công ty niêm yết thực hiện quản trị công ty mà không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như kỳ vọng ban đầu, SGDCK nên đưa dần các

quy định của Bộ nguyên tắc này vào điều kiện duy trì niêm yết trên SGDCK theo lộ trình cụ thể nhằm cải thiện chất lượng quản trị công ty của DN niêm yết.

* Đối với các công ty chuyển sàn:

Các công ty chuyển sàn trước khi kết thúc giao dịch tại sàn cũ cần phải giám sát các giao dịch nội gián, tránh hiện tượng trục lợi từ thông tin nội bộ bằng cách quản

lý chặt chẽ, minh bạch thông tin để tạo dựng lòng tin với các NĐT. Các công ty này cần phải công bố thông tin về BCTC đúng thời hạn nhằm nâng cao tính minh bạch, góp phần làm cho thông tin trên TTCK hiệu quả hơn. Đồng thời, các công ty cũng cần thông báo các thông tin liên quan đến sự kiện chuyển sàn như: công bố chấp thuận chuyển sàn của các Sở giao dịch, công bố quyết định chuyển sàn và công bố ngày cuối cùng kết thúc giao dịch tại sàn cũ, ngày bắt đầu giao dịch tại sàn mới của công ty một cách đầy đủ, minh bạch tới tất cả các nhà đầu tư trên thị trường. Ngoài ra, công ty cũng cần kiểm soát khả năng rò rỉ thông tin do các thành viên trong công ty truyền ra ngoài, gây mất cân bằng về thông tin trên thị trường. Đối với các công ty có ý định chuyển sàn hay niêm yết trên các thị trường nước ngoài trong tương lai, việc đầu tiên cần làm là cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Số liệu trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thường hay có sự chênh lệch do sự khác nhau

giữa hai chuẩn mực VAS và IFRS, tuy nhiên, cải thiện tình hình tài chính của công ty là điều quan trọng để đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết. Nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá tốt tuy nhiên không chú trọng các chỉ số tài chính khác nên

vẫn chưa đáp ứng được điều kiện niêm yết. Đầu tiên, các công ty phải để ý tới việc

Một phần của tài liệu 833 phân tích tác động của sự kiện chuyển sàn niêm yết của các công ty niêm yết tới hành vi giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w