Với các nghiên cứu tiếp theo, tác giả nên mở rộng thêm về số lượng doanh nghiệp chuyển sàn hoặc có thể nghiên cứu thêm sự thay đổi của các công ty đối thủ của công ty chuyển sàn. Thêm vào đó nghiên cứu thêm về các khoảng thời gian công ty nộp đơn xin chuyển sàn, ngày thông báo chấp nhận chuyển sàn của sở giao dịch và ngày công bố thông tin chính thức chuyển sàn của các công ty đó. Các nghiên cứu
tiếp theo cũng có thể sử dụng thêm các phương pháp kiểm định nhằm tăng tính chặt chẽ cho kết quả nghiên cứu và tăng thêm tính mới cho nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fama, E. F. (1970), ‘Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Empirical Work’, The Journal of Finance, 25(2), 383-417.
2. Wong, K. A. & Kwong, K. S. (1984), ‘The behaviour of Hong Kong stock prices’, Applied Economics, 16(6), 905-917.
3. Ritter, R. (2003), “Behavioral Finance’, Pacific-Basin Finance Journal, 11(4), 429-437.
4. Barberis, N. & Thales, R. (2003), ‘A survey of behavioral finance’, Handbook of the Economics of Finance, G.M., Harris M., and Stulz R. (Eds), Elsevier Science B.V., North Holland, Amsterdam, 1051-1121.
5. Nofsinger (2001), Investment Madness: How psychology affects your investing... and what to do about it.
6. Pompian, M (2006), Behavioral finance and wealth management.
7. Terrance Odean (1998), Are investors reluctant to realize their losses?
8. Glaser & Weber (2003), Overconfidence and trading volume.
9. Grinblatt và Keloharju (2009), ‘Sensation seeking, overconfidence and trading activity’, The journal offinance.
10. James Montier (2007), Behavioural Investing: A Practitioners Guide to Applying Behavioural Finance.
11. Angela Filip (2015), The herding behavior of investors in the CEE stocks.
12. Goodfellow, Bohl & Gebka (2009), ‘Together we invest? Individual and institutional investors trading behavior in Poland’, International review of financial analysis, 212-221.
13. Thomas C. Chiang (2012), ‘Stock returns and risk: Evidence from quantile regression analysis’, Journal of Risk and Financial Management, 5(1), 20-58. 14. Bali (2004), Value at risk and expected stock returns.
15. Tversky và Kahneman (1974), Judment under uncertainty: Heuristics and biases.
16. Adelegan, O. J. (2009), ‘The Impact of the Regional Cross-Listing of Stocks on Firm Value in Sub-Saharan Africa’, IMF Working Paper, 09(99).
STT Mã Ngày giao dịch cuối Sàn cũ Sàn mới Vốn hóa (tỷ) 1 TEG 27/2/2018 HNX HOSE 459.85 2 DPG 15/5/2018 UPCOM HOSE 1561.64 3 TTB 7/8/2018 HNX HOSE 334.3 4 PHC 24/9/2018 HNX HOSE 361.76
17.Bahlous, M. (2013), ‘Does Cross-Listing Benefit the Shareholders? Evidence from Companies in the GCC Countries?’, Asia-Pacific Financial Markets, Spinger, Japanese Association OfFinancial Economis and Engineering, 20(4), 345-381.
18.Lang, M. H., Lins, K. V., & Miller, D. P. (2002), Adrs, Analysts, and Accuracy: Does Cross Listing in the U.S. Improve a Firm's Information Environment and Increase Market Value?
19.Pagano, M., A.A. Roell and J. Zechner (2002), ‘The Geography of Equity Listing: Why Do European Companies List Abroad?’, The Journal of Finance,
57(6), 2651-2694.
20.Baker, H.K., J.R. Nofsinger and D.G. Weaver, (2002), ‘International Cross- Listing and Visibility’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 37(3), 495-521.
21.Leyuan You, Ali M. Parhizgari & Suresh Srivastava (2012), ‘Cross-líting and subsequent delisting in foreign markets’, Journal of Empirical Finance, 19(2), 200-216.
22.Cao Đinh Kiên, Nguyễn Thu Thủy, Lương Hoàng Giang (2015), ‘Ảnh hưởng của tin tức hủy niêm yết lên giá cổ phiếu tại Việt Nam’, Tạp chí kinh tế đối ngoại, 77, 45-54.
23.Nguyễn Thị Thu Hảo (2015), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE’, Tạp chí phát triển kinh tế, 10, 99-115.
PHỤ LỤC
14 DGC 17/7/2020 HNX HOSE 10383.87 15 BCM 19/8/2020 UPCOM HOSE 57960 16 DC4 9/10/2020 HNX HOSE 534.4 Chỉ tiêu HOSE HNX Số mã CK niêm yết (1 CK) 402,00 360,00
Khối lượng niêm yết (1000 CK)
103.327.597,4 9
13.674.550,6 5
Chỉ tiêu HOSE HNX
Khối lượng giao dịch (100
CK)
7.670.381,6 5
1.005.976,36
Giá trị giao dịch (triệu
đồng) 20.895.839,00 1.818.461,252
Phụ lục 3. So sánh các chỉ số phản ánh giao dịch của nhà đầu tư trên HOSE và HNX (so sánh theo ngày gần nhất 4/5/2021):
Phụ lục 4. Hành vi nhà đầu tư và thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là thị trường của các NĐT nhỏ lẻ hành động theo tâm lý đám đông, trong đó, các NĐT trong nước chỉ biết nhận thông tin thổi phồng, thiếu những tìm hiểu bề sâu của những thông tin công
bố hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước. Vì vậy, họ tham gia thị trường với độ rủi ro cao, và chỉ thấy được tầm nhìn ngắn hạn. Ngược lại, những NĐT
ngoại có cả những nghiệp vụ và kinh nghiệm họ nhận thấy những biến động tất yếu của thị trường, đến khi nhận ra thời điểm nguy hiểm, sự nóng lên của thị trường và lặng lẽ bán dần không gây ra tín hiệu tháo chạy trên thị trường. Trong khi đó, NĐT nước ngoài luôn giữ một động thái độc lập và tách rời khỏi tâm lý đám đông. Trong những đợt thị trường sụt giảm mạnh như trong giai đoạn 2009-2010 và hầu như không
có dấu hiệu gì là đảo chiều, không khí ảm đạm lộ rõ ở các NĐT trong nước, thì NĐT nước ngoài vẫn chiếm khối lượng giao dịch khá cao (khoảng 20% toàn thị trường). Họ nắm giữ những cổ phiếu ở mức giá khác nhau, mua vào - bán ra theo kiểu cuốn chiếu, tạo thành một động thái có thể dẫn dắt thị trường. Còn NĐT trong nước lại kém nhạy bén trước những thông tin thị trường. Mặt khác, các thông tin này hiện được đánh giá là chưa đầy đủ, và nhiều “tin đồn” làm ảnh hưởng tới tâm lý NĐT, gây
ra sự hoang mang và chạy theo đám đông như quan sát ở một vài thời kỳ.
chạy theo xu hướng đó. Trong khi nguồn vốn NĐT nước ngoài đang có xu hướng tăng tại thị trường Việt Nam và nó sẽ ngày càng chi phối TTCK thông qua các kênh đầu tư vốn. Đây cũng thuộc một dạng chạy theo đám đông những NĐT chuyên nghiệp
của NĐT trong nước. Ngoài ra, các NĐT nước ngoài chia làm 2 nhóm: một nhóm tập
trung vào các chiến lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ ràng, nhóm khác chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn. Một điều đáng lo ngại là sự tăng lên về số lượng của nhóm hai và có vai trò dẫn dắt thị trường Việt Nam, tham gia vào lũng đoạn thị trường và làm giá trong từng thời điểm của thị trường và họ lại là người nắm
giữ lượng lớn cổ phiếu ở các mức giá khác nhau. Với phương thức mua bán cuốn chiếu ở từng mức giá, họ có thể dẫn dắt thị trường và làm náo loạn thị trường. Đến khi NĐT trong nước có thể biết được có khối lượng bán ra làm giá cổ phiếu sụt giảm thì đã muộn và rơi vào tình trạng bán tháo với mức giá rẻ ra thị trường. Điều đó cho thấy NĐT trong nước vẫn còn thiếu nhạy bén, phản ứng và xử lý thông tin và luôn bị đặt trong tình trạng bị động và dễ rơi vào chiếc bẫy chi phối của NĐT nước ngoài.
Phần lớn các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp là những tổ chức do người nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Con số và quy mô của các tổ chức này tuy còn nhỏ, nhưng đang phát triển khá nhanh và họ hoạt động với một sự lạc quan có chừng mực.
Vì vậy, nếu NĐT trong nước thiếu những cái nhìn tỉnh táo hơn về thị trường thì sẽ ảo
tưởng theo các thông tin đưa ra và tạo thành một tâm lý phong trào, thị trường đã liên
tục bị đẩy bởi những cơn sóng nối tiếp nhau. Tất cả các vấn đề nêu trên cho thấy cần có biện pháp để hạn chế phụ thuộc vào những NĐT nước ngoài, nếu không, TTCK sẽ là một canh bạc mà những nhân tố chính là những NĐT nước ngoài. Những biến động phức tạp khó lường của TTCK nước ta những năm qua một phần cũng do ảnh hưởng của thị trường này, nhưng mặt khác, một thực tế là do sự liên thông giữa TTCK
và thị trường tiền tệ cũng đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu lực của CSTT. Điển hình trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trong đầu tháng 1/2020, TTCK Việt Nam tiếp tục đà tăng điểm từ cuối năm 2019 tuy nhiên tới cuối tháng 1/2020 thì các chỉ số TTCK Việt Nam đã trải qua những đợt giảm điểm nhanh và mạnh. Cụ thể, TTCK giảm điểm sâu vào ngày 30/1, giảm 3,22%; ngày 31/1, giảm 2,39%; và ngày 3/2/2020, giảm 0,91%. Mặc dù sau đó TTCK Việt Nam có một số
phiên phục hồi như trong ngày 6/2/2020 tăng 1,36%; ngày 20/2/2020 tăng 1,01% tuy nhiên giảm điểm trên TTCK vẫn là xu hướng chung trong giai đoạn này. Ket thúc quý I/2020, Việt Nam trở thành một trong những TTCK giảm điểm mạnh nhất khu vực châu Á với chỉ số VN-Index mất khoảng 34% giá trị kể từ khi dịch bùng phát và giảm 45% từ đỉnh 1.200 điểm của VN-Index cách đây 2 năm tính cuối tháng 3/2020. Đây cũng là mức giảm lớn thứ 2, chỉ xếp sau mức giảm 44,25% trong quý 1/2008, giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Định giá P/E của VN-Index chỉ còn 9,8 lần, thấp nhất trong vòng 5 năm. Chứng khoán Việt Nam bị định giá ở mức thấp nhất trong khu vực ASEAN và các thị trường mới nổi.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã đưa tới phản ứng bi quan thái quá (một thể hiện cực đoan của tâm
lý quá tự tin) của NĐT đã dẫn tới trạng thái trì hoãn đầu tư khiến TTCK Việt Nam liên tục giảm điểm mạnh. Thêm vào đó tâm lý sợ thất bại cũng làm cho nhiều NĐT mất niềm tin vào sức chống đỡ của TTCK và chọn cách từ bỏ đầu tư, bán tháo chứng khoán cũng góp phần làm cho TTCK giảm điểm. Như đã nêu ở trên, TTCK Việt Nam
chủ yếu là các NĐT cá nhân ít có chiến lược đầu tư dài hạn và không tuân theo các triết lý đầu tư cụ thể nên hay bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông cũng làm cho hiện tượng bán tháo chứng khoán trở nên trầm trọng hon trong giai đoạn này.
Nếu coi ngày 30/3/2020 là “đáy” thời COVID-19 khi VN-Index chạm xuống mốc 662 điểm thì kể từ đó đến nay, TTCK Việt Nam liên tục tăng điểm cho thấy TTCK đang đi vào giai đoạn phục hồi. Sang tháng 4, TTCK Việt Nam là một trong những thị trường phục hồi nhanh và mạnh nhất thế giới khi từ ngày 1/4 đến ngày 17/4, thị trường ghi nhận 11/12 phiên tăng điểm với tổng số tăng khoảng 19%. Tính đến phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, chỉ số Vn-Index đã hồi phục khoảng một nửa số điểm đã mất trong tháng 3. Đầu tháng 5 thì chỉ số VN-Index đã lên tới mốc 800 điểm lên mức gần 900 điểm vào cuối tháng 6/2020.
Việc tăng điểm liên tục của TTCK trong quý 2/2020 có thể giải thích bằng tâm
lý tự tin và tâm lý đám đông ảnh hưởng tới quyết định của NĐT. Tâm lý tự tin xuất phát từ sự lạc quan của NĐT về những kết quả tích cực của những biện pháp do Chính
phủ triển khai nhằm ổn định nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Thêm vào đó,
tâm lý tự tin của nhiều NĐT xuất phát từ những tín hiệu tích cực như làn sóng dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam, tiến trình đẩy mạnh đầu tư công, cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được thúc đẩy...
Tâm lý đám đông cũng thúc đẩy các NĐT chấm dứt việc bán tháo chứng khoán và thậm chí bắt đầu mua chứng khoán.
Một đặc điểm của TTCK Việt Nam trong 3 tháng vừa qua là sự gia tăng đáng kể số lượng tài khoản mở mới. Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD),
tính từ tháng 3 đến tháng 6/2020 có gần 100.000 tài khoản mở mới trong đó, tháng 3 là 31.949 tài khoản và tháng 4 là 36.721 tài khoản. Số liệu của VSD cho thấy tính lũy
kế trong 4 tháng gần nhất, các NĐT nội đã mở mới 137.753 tài khoản chứng khoán, tương đương 73% số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong cả năm 2019, nâng tổng số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt 2,54 triệu tài khoản.
Thông thường dưới ảnh hưởng của tâm lý sử dụng các quy tắc có sẵn và tâm lý đám đông thì phần lớn NĐT tham gia thị trường khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh vì bị hấp dẫn bởi nền kinh tế tăng trưởng và khả năng đạt tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua thì nhiều NĐT mới lại tham gia thị trường khi nguy cơ
suy thoái vẫn hiện hữu, thậm chí số lượng NĐT tham gia mạnh nhất vào trong tháng 4 và 5 khi mà giá cổ phiếu vẫn đang xu hướng tăng giá. Lý giải cho hiện tượng đặc biệt này là do tâm lý tự tin của NĐT về sự phục hồi của TTCK. Mặc dù kết quả kinh doanh trong các tháng của quý II của nhiều doanh nghiệp còn tiếp tục suy giảm, nhưng các chính sách kích thích kinh tế, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ ,doanh nghiệp, hỗ trợ người dân được chính phủ thực thi đã củng cố niềm tin của NĐT và nâng đỡ sức cầu thị trường.
Mặt khác, do TTCK mất điểm mạnh trong tháng 3 làm cho khoảng 60% cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách, tâm lý đám đông đã làm cho nhiều NĐT tăng
mạnh giá trị đầu tư vào TTCK và thậm chí thu hút nhiều người chưa từng đầu tư chứng khoán mở tài khoản, điều này giúp thị trường có thêm dòng tiền mới để cân đối lại lực bán mạnh mẽ của khối ngoại. Số liệu của VSD cho biết khối ngoại đã bán ròng hơn 15.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, trong khi khối tự doanh công ty chứng khoán cũng bán ròng hơn 2.500 tỷ đồng. Nếu như không có những NĐT mới
tham gia thì thị trường khó có thể ổn định như hiện nay. Thêm vào đó thì đầu tư vào cổ phiếu được nhiều NĐT lựa chọn bởi dễ tham gia và phù hợp với mọi quy mô vốn đặc biệt là khi nhiều kênh đầu tư khác khó sinh lời cao và giảm dần sức hút.
Mặc dù số lượng NĐT trong nước tăng mạnh nhưng trong vài tháng gần đây, số lượng tài khoản mở mới của NĐT ngoại khá hạn chế. Thêm vào đó là hiện tượng bán ròng của các NĐT nước ngoài trong quý I/2020. Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 8.000 tỷ đồng trong tháng
3/2020. Riêng phiên ngày 30/3, lượng cổ phiếu bán trên thị trường lên tới hơn 5 tỷ USD. Lý giải cho hiện tượng này là một phần là do tâm lý bi quan và tâm lý sợ thất bại của NĐT ngoại về khả năng phục hồi của nền kinh tế các quốc gia trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Một nguyên nhân khác là việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia khiến NĐT ngoại ít có cơ hội mở tài khoản tham gia TTCK Việt Nam. Tuy nhiên sang tháng 5 thì dòng tiền ngoại lại quay trở lại Việt Nam khi chỉ số VNIndex đang ở ngưỡng gần cận kề điểm số trước COVID-19. Điều này cho thấy, các NĐT ngoại đã có tâm lý lạc quan hơn về TTCK Việt Nam do tình hình dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả và dòng vốn FDI vẫn đang dồn về Việt Nam. Số liệu của Bộ
Kế hoạch Đầu tư cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2020, Việt Nam thu hút khoảng 12,33 tỷ USD vốn FDI, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019; giải ngân được 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, một nguyên nhân khác