Thuật ngữ BPM là tắt của cụm từ Business Process Management, được xây dựng dựa trên việc kết hợp giữa quản trị doanh nghiệp và công nghệ với mục đích xây dựng phần mềm đảm bảo mỗi sản phẩm - dịch vụ là kết quả của một chuỗi các hoạt động từ khâu sản xuất, phân tích, quản lý và được tổ chức lại thành các quy trình nghiệp vụ. Dựa vào đó bản thân mỗi doanh nghiệp có thể lên ý tưởng, thiết kế, phân tích, thực thi, giám sát và đánh giá, tối ưu lại các quy trình quan trọng của doanh nghiệp trước khi đưa công nghệ vào vận hành doanh nghiệp.
Việc xây dựng quy trình manh nha từ khi con người có mong muốn cải tiến chất lượng công việc của mình hiệu quả hơn, ý tưởng này bắt đầu xuất hiện từ năm 1911 khi Frederick Taylor cho ra đời tác phẩm: “Nguyên tắc quản lý khoa học.” Tại đây, ông đề cập đến việc cải thiện hiệu suất công việc bằng nhiều cách làm việc khoa học, cụ thể là tập trung vào năng suất của nhân viên. Ý tưởng của ông đã đặt nền móng cho việc hình thành giải pháp cải tiến quy trình, tăng năng suất và hiệu quả công việc dựa trên những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Những năm sau đó, khi công nghệ được áp dụng vào đời sống, tác động và trở thành động lực của kinh doanh, BPM cũng từ đó được định nghĩa rõ ràng và chặt chẽ hơn. Năm 1980 là một dấu mốc quan trọng khi FileNet đã phát triển một phần mềm quản lý quy trình làm việc kỹ thuật số được thiết kế để định tuyến các tài liệu được quét thông qua một quy trình được xác định trước. Phần mềm của FileNet thường được công nhận là tiền thân của phần mềm BPM hiện đại. Đến ngày nay, BPM đã thể hiện được rõ
Phân tích, thiết kế bộ quy trình quản lý kho hàng cho Công ty TNHH Tôn Minh Long Khoá luận tốt nghiệp
ràng về vị thế quan trọng của mình trong việc giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh thông qua giảm chi phí, hoàn thiện quy trình và cải tiến quy trình liên tục. Theo báo cáo số liệu từ Mordor Intelligence đã chỉ ra rằng 68% doanh nghiệp hiện nay đang thể hiện sự hứng thú sâu sắc tới các phần mềm BPM và 56% trong số đó thừa nhận sẽ đầu tư mạnh tay hơn vào chúng trong năm tới. Dễ dàng hiểu được tại sao các doanh nghiệp lại đặc biệt chú trọng về BPM trong ngày nay, bởi lẽ:
Thứ nhất, sự thay đổi và cải tiến quy trình được thúc đẩy bởi sự thay đổi công
nghệ, hoặc là kết quả của một quy trình không chuẩn gây ra những tổn thương rõ ràng cho tổ chức. Khi không được tổ chức và không được hệ thống hóa, các quy trình kinh doanh không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn cho doanh nghiệp. Áp dụng quản lý quy trình kinh doanh, các tổ chức có thể cải thiện quy trình của mình, tăng năng suất làm việc và giữ cho tất cả các khía cạnh của hoạt động vận hành tối ưu. Nhờ vào điều này đã giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, giảm thiểu thất thoát.
Thứ hai, việc không ngừng phát triển, cải tiến trong quy trình, chú trọng vào
những vấn đề cốt lõi, phát hiện và giải quyết những “nút thắt cổ chai” của quy trình sẽ khiến cho doanh nghiệp trở nên nhanh nhẹn, đem lại những cải tiến đột phá và bảo đảm được sự phát triển bền vững trong thời đại công nghệ ngày nay.
Thứ ba, bản thân mỗi doanh nghiệp khi áp dụng giải pháp BPM sẽ tối ưu, tự
động hoá, thực thi, đánh giá, kiểm soát và đo lường hiệu quả được quy trình vận hành của doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình hoạt động.
Thứ tư, BPM giúp các tổ chức vạch ra các quy trình hằng ngày của họ để xác
định và loại bỏ các vướng mắc, kiểm soát nguồn thu, nguồn chi, thực hiện các quy trình hàng ngày tối ưu nhất và đảm bảo năng suất của những người tham gia vào các quy trình đó.
Cuối cùng, việc sử dụng giải pháp cải tiến quy trình sẽ giúp nội tại doanh
nghiệp tích hợp việc quản lý và tự động hóa toàn bộ quy trình của doanh nghiệp trên một nền tảng. Từ đó tăng tương tác và tối ưu hóa luồng trao đổi thông tin trong doanh nghiệp, việc kết nối dữ liệu và liên kết các quy trình trong doanh nghiệp trở nên rõ ràng và tường minh hơn.
Phân tích, thiết kế bộ quy trình quản lý kho hàng cho Công ty TNHH Tôn Minh Long Khoá luận tốt nghiệp