Khoảng trống nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu 813 nghiên cứu tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43)

Có thể thấy trong những nghiên cứu trên, các tác giả mới chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của một vài các nhân tố liên quan đến bản thân CK đầu tư chứ chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vi mô và vĩ mô tới tâm lý cũng như quyết

Khóa luận tốt nghiệp 26 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Vì vậy, trong bài nghiên cứu của mình, em đã đưa ra bộ câu hỏi để tìm hiểu những

thông tin cá nhân cơ bản về các NĐT, từ đó, liên hệ với các nhân tố vi mô, vĩ mô và các nhân tố tiên quan đến bản thân CK có ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của họ trên thị trường. Ngoài ra, khả năng tiếp cận và mức độ tin cậy các luồng thông tin NĐT nhận được trong quá trình đầu tư cũng được xây dựng thành câu hỏi và được đánh giá trong bài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong toàn bộ Chương 1, em đã đề cập đến những vấn đề tổng quan chung nhất về

TTCK, những nhân tố tác động đến tâm lý NĐT; cũng như bước đầu tiếp cận Lý thuyết thị trường hiệu quả và Lý thuyết tài chính hành vi để lý giải hành vi của các NĐT cá nhân trên TTCK. Đồng thời em cũng đã đưa ra những nhận định về các nghiên cứu trước đây để chỉ ra những lỗ hổng trong nghiên cứu đó để hình thành nên bảng câu hỏi cho nghiên cứu của mình. Chương 1 sẽ là nền tảng để em dựa vào xem

Khóa luận tốt nghiệp 27 ThS. Đào Thị Hồ Hương

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các vấn đề có liên quan đến tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam, bảng câu hỏi dành cho các NĐT cá nhân bao gồm 21 câu được trình bày ở phụ lục 1. Câu hỏi được xây dựng nhằm mục đích làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, đo lường các yếu tố vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến tâm lý NĐT cá nhân.

Thứ hai, xác định cơ sở để những người dư thừa vốn đưa ra quyết định đầu tư.

Thứ ba, làm rõ mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời và xu hướng nắm giữ CK chính của các NĐT.

Thứ tư, làm rõ mối quan hệ giữa độ tuổi với các nhân tố có liên quan.

Thứ năm, làm rõ mối quan hệ giữa trình độ học vấn với các nhân tố có liên quan.

Thứ sáu, làm rõ mối quan hệ giữa thời gian đầu tư với khả năng dự báo thị trường và khả năng nhận định CK đầu tư.

2.2. Số liệu sử dụng

Số lượng phản hồi nhận được là 171; sau khi loại trừ số lượng phản hồi không thỏa

mãn yêu cầu là 6, số lượng phản hồi được dùng để phân tích là 165. Bảng thống kê câu trả lời của mỗi câu hỏi được trình bày ở phụ lục 2.

Trong biểu đồ dưới đây, tỷ lệ giữa giới tính nam và giới tính nữ tham gia đầu tư CK là tương đối cân bằng. Ngoài ra, phần lớn các NĐT tham gia khảo sát đều nằm trong độ tuổi từ 21 - 30 (63,64%), số lượng các NĐT từ 31 - 40 và 41 - 50 tuổi cũng gần bằng nhau (khoảng 15%); các NĐT dưới 20 tuổi và trên 51 tuổi ít được khảo sát hơn nên đề tài này sẽ tập trung vào phản ánh biến động tâm lý và hành vi của các NĐT từ 21 - 50 tuổi.

Nguồn: Tự tổng hợp Phần lớn các những người tham gia vào thị trường đều tìm kiếm khả năng sinh lời

cho lượng vốn dư thừa của mình (116 người trả lời rằng họ đầu tư vào CK vì lợi nhuận lớn). Lý do tiếp theo thuyết phục được nhiều người gia nhập vào thị trường trong thời điểm này là bởi có người thân, bạn bè lôi kéo hoặc đầu tư theo đám đông dù thị trường đã từng trải qua giai đoạn “bong bóng” vào năn 2006, 2007. Một vài

nguyên nhân khác được các NĐT đưa ra như: “yêu thích”, “yêu cầu công việc”, hoặc

Khóa luận tôt nghiệp 28 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Hình 3. Thống kê vè giới tính và độ tuổi của nhà đầu tư

Giới tính

Nguồn: Tự tổng hợp Có thể thấy, hầu hết các NĐT tham gia khảo sát đều học đại học (80,61%) và không có NĐT nào đang học trung học hay có trình độ học vấn khác, do vậy trong những phần phân tích sau, 2 yếu tố này sẽ được loại bỏ. Thu nhập hàng tháng của các

NĐT cũng khá tương đương nhau nhưng những người có thu nhập dưới 6 triệu VND/tháng có phần nhiều hơn so với các nhóm thu nhập khác. Tỷ lệ giữa những người đã từng được đào tạo và chưa từng được đào tạo về CK không có quá nhiều sự khác biệt và được thể hiện như trong hình dưới đây.

Hình 4. Thống kê về trình độ học vấn, thu nhập bình quân hàng tháng và tỷ lệ NĐT đã được đào tạo về chứng khoán

Trình độ học vấn ■ Tr un g họ c ■ Ca o đẳ ng , tru ng Thu nhập bình quân/tháng ■ Dưới 6 triệu VND ■ Từ 6 - 15 triệu VND ■Từ 15 -30 triệu VND

SV: Lê Nguyễn Khánh Linh K18TCB - 2019

Khóa luận tôt nghiệp 29 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Tỷ lệ các NĐT đã được đào tạo

Nguồn: Tự tổng hợp Số lượng những NĐT có kinh nghiệm đầu tư dưới 3 năm tương đối cao (112 người), điều này cũng dễ hiểu bởi khảo sát hầu như mới chỉ được thực hiện với những

NĐT trẻ tuổi. Cũng bởi thời gian tham gia vào thị trường chưa nhiều nên mức độ chấp nhận rủi ro của các NĐT này là không lớn, điều này thể hiện ở việc gần 40% các NĐT tham gia khảo sát chỉ dành ra dưới 50 triệu VND phục vụ cho các công cụ tài chính trong khi chỉ có 16 người đầu tư trên 1 tỷ VND.

Khóa luận tốt nghiệp 30 ThS. Đào Thị Hồ Hương

“có thêm kinh nghiệm và tri thức”, ...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bảng câu hỏi gồm 21 câu được thiết kế nhằm hiểu rõ các nhân tố tác động đến tâm

lý và hành vi NĐT cá nhân. Số lượng phản hồi hợp lệ và được sử dụng để phân tích là 165. Những NĐT tham gia khảo sát hầu như đều ở độ tuổi dưới 50 và chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư, mức vốn đầu tư cũng chưa cao.

Để làm rõ hơn mức độ tác động của các nhân tố đến tâm lý NĐT cá nhân trên thị trường, em đã vận dụng những nghiên cứu trước đây để xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi NĐT cá nhân. Và những đánh giá trong chương này sẽ là cơ sở phục vụ cho việc phân tích quan điểm đầu tư của các NĐT hiện nay và mối quan hệ giữa các nhân tố trong phần tiếp theo.

Khóa luận tốt nghiệp 31 ThS. Đào Thị Hồ Hương

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng đầu tư của các cá nhân trên thị trường chứng khoánViệt Nam Việt Nam

3.1.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu thành

lập cho

đến nay

Vào những năm 1990, nhu cầu đổi mới, phát triển kinh tế tại Việt Nam và việc hòa

mình vào dòng chảy của kinh tế quốc tế sao cho phù hợp với đặc điểm và năng lực trong nước để tạo ra những đột phá cho kinh tế, chính trị và xã hội lúc bấy giờ ngày càng trở nên cấp thiết. Trong quá trình chuyển mình khỏi nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước vẫn xác định sẽ tham gia và là một phần của nền kinh tế nhưng với vai trò là người giám sát và hỗ trợ vận hành nền kinh tế; đề cao và mở rộng phạm vi hoạt động cho kinh tế tư nhân. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để có thể phát triển sản xuất đó là đáp ứng đầu đủ nhu cầu về vốn nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước mà cụ thể tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Nhận thức được yêu cầu đó, việc phát triển thị trường vốn, hay

cụ thể hơn là TTCK đã được các cơ quan Chính phủ chú trọng và đề xuất triển khai. Phải đến ngày 28/11/1996, việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (UBCKNN) mới được thành lập theo Nghị định số 75/CP (Chính phủ, 1996) và hai năm sau đó, vào ngày 11/07/1998, Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành

về CK và TTCK, đánh dấu sự ra đời chính thức của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cụ thể là hai trung tâm này được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg (Thủ tướng Chính phủ, 1998) nhưng giao dịch đầu tiên thì phải đến ngày 28/07/2000 mới được thực hiện trên Trung

tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này mỗi tuần chỉ diễn ra

Khóa luận tôt nghiệp 32 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 nhằm mục đích khuyến kích, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể có cơ hội tham gia vào các hoạt động đầu tư trên TTCK để đáp ứng được nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế (Quốc hội, 2006). Từ đây, một nền tảng pháp lý đã được hình thành để tạo sự hài hòa và sự đồng bộ cho hoạt động của TTCK, hạn chế được những mâu thuẫn với các văn bản pháp luật có liên quan cũng như xây dựng

nên hành lang pháp lý để đảm bảo tính công khai, minh bạch cho thị trường, và là cơ sở để nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát cho nhà nước. Đây cũng là bước đệm để giúp cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với thị trường quốc tế và khu vực với những điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến nay, các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đã được chuyển đổi thành các Sở

Giao dịch Chứng khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Stock Exchange -HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange - HNX). Nếu như HOSE là nơi niêm yết giao dịch CK của các công ty lớn thì HNX sẽ tiếp nhận những công ty vừa và nhỏ. Đến 24/06/2009, Sàn giao dịch Chứng khoán UPCoM được đi vào hoạt động để quản lý việc giao dịch CP của các công ty chưa được niêm yết trên HOSE và HNX.

Kể từ những ngày đầu mới đưa vào hoạt động với chỉ vài công ty niêm yết đến nay quy mô thị trường đã gia tăng vượt bậc, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều biến động và đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ qua nhiều giai đoạn khác nhau.

a. Giai đoạn 1: từ năm 1990 đến năm 2000

Ra đời với mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, TTCK

Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem lại những làn gió mới trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới sao cho phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới nhưng vẫn đi theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó cần hình

thành các cơ quan đầu não để vận hành và quản lý hoạt động của thị trường.

Khóa luận tốt nghiệp 33 ThS. Đào Thị Hồ Hương

lý để phục vụ cho việc giám sát thị trường bước đầu cũng đã được xây dựng.

Hình 5. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000

Nguồn: Tự tổng hợp b. Giai đoạn 2: từ năm 2000 đến năm 2005

Giai đoạn đầu của quá trình hình thành của TTCK Việt Nam. Vì đây còn là một kênh đầu tư và huy động vốn mới nên chưa có nhiều NĐT biết đến sự tồn tại của nó, quy mô giao dịch còn ít cho nên thị trường không có quá nhiều biến động tuy nhiên đây cũng là một bước đệm quan trọng để các cơ quan quản lý và điều hành thị trường

đúc rút ra những kinh nghiệm nhất định. Việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hoạt động đã thôi thúc tâm lý mong muốn được đầu tư trong công chúng và vì vậy trong giai đoạn này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng được đưa vào hoạt động nhưng chủ yếu chỉ giao dịch trái phiếu với chỉ số của thị trường được gọi là HASTC-Index.

Khóa luận tôt nghiệp 34 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Một thị trường non trẻ với có chế hoạt động chưa hoàn thiện cùng với điều kiện máy móc, thiết bị không đáp ứng được nhu cầu cập nhật những thông tin của thị trường để tiến hành xử lý thông tin, dự báo biến động và năng lực quản lý còn hạn chế chính là những nguyên nhân kìm hãm lại sự phát triển của thị trường. Kết quả là quy mô thị trường còn nhỏ và có giá trị vốn hóa chỉ vỏn vẹn trong khoảng 1% GDP. Nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị vốn hóa của thị trường có sự chuyển biến mạnh mẽ qua các năm khi mà khởi đầu với 1.000 tỷ đồng vào năm 2000, nhưng đến năm 2005, giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường đã tăng vọt lên ngưỡng 40.000 tỷ đồng.

Đồ thị 3. Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005

■ Giá trị vốn hóa

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tuy rằng còn có nhiều hạn chế trong quá trình chạy đà nhưng đỉnh điểm phải kể đến phiên giao dịch ngày 25/06/2001, chỉ số VN-index đã đạt 571,04 điểm do thời điểm này lượng cung CP trên thị trường không đủ để dáp ứng cho nhu cầu đầu tư của

công chúng. Tuy nhiên tình trạng này không duy trì được lâu khi mà chỉ số này giảm mạnh - chỉ trong khoảng 150 - 200 điểm trong năm 2002 và 2003. Phải đến năm 2004 thị trường mới dần phục hồi trở lại. Đến năm 2005, chỉ số này dao động quanh ngưỡng 240 điểm trong những tháng đầu năm và tăng lên trong ba tháng cuối năm.

Khóa luận tốt nghiệp 35 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Hình 6. Chỉ số VN-Index giai đoạn 2000 - 2005

Nguồn: ptkt.vietstock.vn Sau 5 năm chính thức đi vào hoạt động, đã có 44 công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch. Khối lượng giao dịch đạt 1.407.000 CP/ngày, tương đương 107 tỷ đồng. Đây là một lĩnh vực mới và còn non trẻ nên chưa thực sự khiến được công chúng nói chung và giới đầu tư nói riêng quan tâm tại thời điểm đó nên những tác động của nó đến nền kinh tế chưa thực sự đáng kể, do đó cuộc sống của người dân chưa có nhiều ảnh hưởng.

c. Giai đoạn 3: từ năm 2006 đến năm 2007

Ở giai đoạn này, Luật Chứng khoán được ban hành và chính thức có hiệu lực giúp cải thiện những bất đồng với các văn bản quy phạm có liên quan, nâng cao khả năng hội nhập với TTCK thế giới nhưng cũng chính vì vậy mà TTCK Việt Nam xảy ra hiện tượng bong bóng đầu cơ khi Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC được xem như là một dấu mốc quan trọng, mở ra một thời kỳ thu hút sự tham gia của NĐT nước ngoài, tạo đà phát triển cho nền

kinh tế và TTCK.

Một phần của tài liệu 813 nghiên cứu tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43)

w