Thực trạng đầu tư của các cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu 813 nghiên cứu tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 132)

Việt Nam

3.1.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu thành

lập cho

đến nay

Vào những năm 1990, nhu cầu đổi mới, phát triển kinh tế tại Việt Nam và việc hòa

mình vào dòng chảy của kinh tế quốc tế sao cho phù hợp với đặc điểm và năng lực trong nước để tạo ra những đột phá cho kinh tế, chính trị và xã hội lúc bấy giờ ngày càng trở nên cấp thiết. Trong quá trình chuyển mình khỏi nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước vẫn xác định sẽ tham gia và là một phần của nền kinh tế nhưng với vai trò là người giám sát và hỗ trợ vận hành nền kinh tế; đề cao và mở rộng phạm vi hoạt động cho kinh tế tư nhân. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để có thể phát triển sản xuất đó là đáp ứng đầu đủ nhu cầu về vốn nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước mà cụ thể tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Nhận thức được yêu cầu đó, việc phát triển thị trường vốn, hay

cụ thể hơn là TTCK đã được các cơ quan Chính phủ chú trọng và đề xuất triển khai. Phải đến ngày 28/11/1996, việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (UBCKNN) mới được thành lập theo Nghị định số 75/CP (Chính phủ, 1996) và hai năm sau đó, vào ngày 11/07/1998, Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành

về CK và TTCK, đánh dấu sự ra đời chính thức của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cụ thể là hai trung tâm này được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg (Thủ tướng Chính phủ, 1998) nhưng giao dịch đầu tiên thì phải đến ngày 28/07/2000 mới được thực hiện trên Trung

tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này mỗi tuần chỉ diễn ra

Khóa luận tôt nghiệp 32 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 nhằm mục đích khuyến kích, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể có cơ hội tham gia vào các hoạt động đầu tư trên TTCK để đáp ứng được nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế (Quốc hội, 2006). Từ đây, một nền tảng pháp lý đã được hình thành để tạo sự hài hòa và sự đồng bộ cho hoạt động của TTCK, hạn chế được những mâu thuẫn với các văn bản pháp luật có liên quan cũng như xây dựng

nên hành lang pháp lý để đảm bảo tính công khai, minh bạch cho thị trường, và là cơ sở để nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát cho nhà nước. Đây cũng là bước đệm để giúp cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với thị trường quốc tế và khu vực với những điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến nay, các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đã được chuyển đổi thành các Sở

Giao dịch Chứng khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Stock Exchange -HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange - HNX). Nếu như HOSE là nơi niêm yết giao dịch CK của các công ty lớn thì HNX sẽ tiếp nhận những công ty vừa và nhỏ. Đến 24/06/2009, Sàn giao dịch Chứng khoán UPCoM được đi vào hoạt động để quản lý việc giao dịch CP của các công ty chưa được niêm yết trên HOSE và HNX.

Kể từ những ngày đầu mới đưa vào hoạt động với chỉ vài công ty niêm yết đến nay quy mô thị trường đã gia tăng vượt bậc, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều biến động và đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ qua nhiều giai đoạn khác nhau.

a. Giai đoạn 1: từ năm 1990 đến năm 2000

Ra đời với mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, TTCK

Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem lại những làn gió mới trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới sao cho phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới nhưng vẫn đi theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó cần hình

thành các cơ quan đầu não để vận hành và quản lý hoạt động của thị trường.

Khóa luận tốt nghiệp 33 ThS. Đào Thị Hồ Hương

lý để phục vụ cho việc giám sát thị trường bước đầu cũng đã được xây dựng.

Hình 5. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000

Nguồn: Tự tổng hợp b. Giai đoạn 2: từ năm 2000 đến năm 2005

Giai đoạn đầu của quá trình hình thành của TTCK Việt Nam. Vì đây còn là một kênh đầu tư và huy động vốn mới nên chưa có nhiều NĐT biết đến sự tồn tại của nó, quy mô giao dịch còn ít cho nên thị trường không có quá nhiều biến động tuy nhiên đây cũng là một bước đệm quan trọng để các cơ quan quản lý và điều hành thị trường

đúc rút ra những kinh nghiệm nhất định. Việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hoạt động đã thôi thúc tâm lý mong muốn được đầu tư trong công chúng và vì vậy trong giai đoạn này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng được đưa vào hoạt động nhưng chủ yếu chỉ giao dịch trái phiếu với chỉ số của thị trường được gọi là HASTC-Index.

Khóa luận tôt nghiệp 34 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Một thị trường non trẻ với có chế hoạt động chưa hoàn thiện cùng với điều kiện máy móc, thiết bị không đáp ứng được nhu cầu cập nhật những thông tin của thị trường để tiến hành xử lý thông tin, dự báo biến động và năng lực quản lý còn hạn chế chính là những nguyên nhân kìm hãm lại sự phát triển của thị trường. Kết quả là quy mô thị trường còn nhỏ và có giá trị vốn hóa chỉ vỏn vẹn trong khoảng 1% GDP. Nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị vốn hóa của thị trường có sự chuyển biến mạnh mẽ qua các năm khi mà khởi đầu với 1.000 tỷ đồng vào năm 2000, nhưng đến năm 2005, giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường đã tăng vọt lên ngưỡng 40.000 tỷ đồng.

Đồ thị 3. Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005

■ Giá trị vốn hóa

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tuy rằng còn có nhiều hạn chế trong quá trình chạy đà nhưng đỉnh điểm phải kể đến phiên giao dịch ngày 25/06/2001, chỉ số VN-index đã đạt 571,04 điểm do thời điểm này lượng cung CP trên thị trường không đủ để dáp ứng cho nhu cầu đầu tư của

công chúng. Tuy nhiên tình trạng này không duy trì được lâu khi mà chỉ số này giảm mạnh - chỉ trong khoảng 150 - 200 điểm trong năm 2002 và 2003. Phải đến năm 2004 thị trường mới dần phục hồi trở lại. Đến năm 2005, chỉ số này dao động quanh ngưỡng 240 điểm trong những tháng đầu năm và tăng lên trong ba tháng cuối năm.

Khóa luận tốt nghiệp 35 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Hình 6. Chỉ số VN-Index giai đoạn 2000 - 2005

Nguồn: ptkt.vietstock.vn Sau 5 năm chính thức đi vào hoạt động, đã có 44 công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch. Khối lượng giao dịch đạt 1.407.000 CP/ngày, tương đương 107 tỷ đồng. Đây là một lĩnh vực mới và còn non trẻ nên chưa thực sự khiến được công chúng nói chung và giới đầu tư nói riêng quan tâm tại thời điểm đó nên những tác động của nó đến nền kinh tế chưa thực sự đáng kể, do đó cuộc sống của người dân chưa có nhiều ảnh hưởng.

c. Giai đoạn 3: từ năm 2006 đến năm 2007

Ở giai đoạn này, Luật Chứng khoán được ban hành và chính thức có hiệu lực giúp cải thiện những bất đồng với các văn bản quy phạm có liên quan, nâng cao khả năng hội nhập với TTCK thế giới nhưng cũng chính vì vậy mà TTCK Việt Nam xảy ra hiện tượng bong bóng đầu cơ khi Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC được xem như là một dấu mốc quan trọng, mở ra một thời kỳ thu hút sự tham gia của NĐT nước ngoài, tạo đà phát triển cho nền

kinh tế và TTCK.

Khóa luận tôt nghiệp 36 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Khi này thị trường đã chứng kiến những sự thay đổi nhất định. Thị trường phát triển mạnh mẽ kéo theo quy mô thị trường tăng lên. Chỉ trong năm 2006, các công ty ồ ạt lên sàn khiến cho số lượng công ty niêm yết trên các sàn giao dịch tăng lên đến con số 195. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Bộ Tài chính ra quyết định các

công ty niêm yết trên TTCK từ sau ngày 31/12/2006 thì sẽ không được hưởng ưu đãi 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liên tiếp kể từ ngày lên sàn như trước.

Nguồn: ptkt.vietstock.vn Cuối năm 2006 ghi nhận mức tăng gần gấp 3 lần của VN-Index so với thời điểm cùng kỳ năm 2005, từ 300 điểm lên đến hơn 800 điểm. HASTC-Index cũng chạm ngưỡng 260 điểm. Tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường đạt trên 220 nghìn tỷ đồng tương ứng với khoảng 25% GDP cả nước.

Nhưng sự bùng nổ thực sự xảy ra khi bước sang năm 2007, TTCK Việt Nam trở nên nóng hơn bao giờ hết, một số lượng lớn những cá nhân có các khoản tiền nhàn rỗi đồng loạt tham gia vào thị trường với mong muốn làm giàu nhanh chóng. Ngày 12/03/2007 ghi nhận chỉ số VN-Index đạt được 1170,7 điểm; HASTC-Index cũng đạt

được một con số ấn tượng - 459,36 điểm. Trong thời gian này trung bình cứ 1000 người thì có 3 người tham gia vào TTCK. Tổng kết cuối năm 2007, thị trường đã

Khóa luận tôt nghiệp 37 ThS. Đào Thị Hồ Hương

cho các doanh nghiệp huy động được 19.948 tỷ đồng với tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường là 9.635.000 CP/ngày, đạt 990 tỷ đồng; mức vốn hóa của toàn bộ thị trường là 491.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 43,7% GDP. Ngày 08/08/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoánh Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này giúp cho các NĐT có cơ hội tham gia vào thị trường, đẩy mạnh khả năng thanh khoản của thị trường.

Thị trường nhanh chóng suy giảm ngay sau đó và đã có những khoảng thời gian phục hồi nhất định nhưng đây là khởi đầu cho giai đoạn tuột dốc không phanh. Lúc này, hàng loạt đợt IPO lớn diễn ra và các công ty cũng đua nhau phát hành thêm nhiều

CK khiến cho giá CP bị pha loãng. Mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục vào những tháng cuối năm 2007 nhưng thị trường không duy trì được trạng thái này lâu bởi nhu cầu về vốn cứ tiếp tục gia tăng trong khi thị trường không đáp ứng đủ. Các NĐT đồng loạt bán tháo với tâm lý thu hồi được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu dẫn đến tình trạng sụp đổ của thị trường.

d. Giai đoạn 4: từ năm 2008 đến tháng 2 năm 2009

Thị trường khi “bong bóng vỡ” trở nên buồn tẻ hơn, các chỉ số giảm mạnh chưa từng thấy với mức giảm gần 70% so với đầu năm, VN-Index liên tục lập đáy mới, đặc biệt là HASTC-Index giảm xuống dưới 100 điểm. Theo chủ trương và chính sách

của Chính phủ đương thời thì các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải tiến hành cổ phần hóa và các ngân hàng và công ty CK cũng tham gia phát hành CP để huy động vốn. Dường như đề xuất này của Chính phủ là nguyên nhân trực tiếp khiến cho thị trường không hấp thụ hết được lượng CP phát hành ồ ạt. Hàng loạt kế hoạch cổ phần hóa các

công ty lớn không thực hiện được theo lộ trình, cuộc khủng hoảng tài chính bùng n ổ ở Mỹ kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường Việt Nam. Lạm phát lập kỷ lục, kinh tế suy thoái trầm trọng, cán cân thương mại không còn ở trạng thái cân bằng và kết quả là Chính phủ phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt

Khóa luận tôt nghiệp 38 ThS. Đào Thị Hồ Hương

Index ghi nhận 315,62 điểm. Mức vốn hóa của thị trường chỉ dừng lại ở gần 225.000 tỷ đồng, tương đương với 17% GDP. Trạng thái này vẫn tiếp tục duy trì trong những tháng đầu năm 2009, ngày 24/02 VN-Index tiếp tục tạo kỷ lục đáy mới ở mức 239,94

điểm và HNX-Index xuống mức thấp nhất lịch sử 78,06 điểm.

Hình 8. Chỉ số VN-Index từ năm 2008 đến tháng 2 năm 2009

Nguồn: ptkt.vietstock.vn Lượng CP được giao dịch bình quân trong mỗi phiên tăng lên thành 13.897.000 CP, nhưng giá trị của chúng hầu như không được đánh giá cao nên giá trị giao dịch giảm còn 623 tỷ đồng vào cuối năm 2008. Số lượng tài khoản giao dịch tăng mạnh lên mức 531.350 tài khoản, huy động được 24.610 tỷ đồng cho các doanh nghiệp trong năm 2008.

Ngày 2/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển

đổi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với nhiệm vụ chính là tổ chức quản lý và điều hành thị trường.

e. Giai đoạn 5: từ tháng 03 năm 2009 đến năm 2012

Cả giai đoạn này, chỉ số VN-Index chạm đến ngưỡng cao nhất (618,5 điểm) một lần duy nhất vào ngày 22/10 sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II và quý III

Khóa luận tôt nghiệp 39 ThS. Đào Thị Hồ Hương

năm 2009. Lúc này, dòng tiền được định hướng để tập trung phát triển sản xuất kinh doanh thay vì đầu tư tài chính theo chính sách tiền tệ thắt chặt để khiểm soát lạm phát

khiến nhu cầu vốn tăng cao nên kể từ sau thời điểm đó xu hướng chính trên TTCK Việt Nam là giảm điểm, chỉ số Vn-Index rớt xuống mức thấp nhất giai đoạn vào tháng

01/2012. Tưởng như sau thời kỳ đó, thị trường sẽ tăng trưởng trở lại trong một giai đoạn dài khi những chuyển biết tích cực được nhìn thấy rõ rệt trong nửa đầu năm 2012 với 488 điểm thì lại một lần nữa, VN-Index đánh mất hơn 100 điểm trong nửaHình 9. Chỉ số VN-Index giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: ptkt.vietstock.vn Tính lỏng của thị trường tăng mạnh trong năm 2009 khi có những phiên giao dịch có giá trị lên đến 5.000 tỷ đồng (130 triệu CK được giao dịch) và tăng lên thành 6.414

tỷ đồng (tương ứng 136 triệu CK) trong năm 2010 nhưng 2011 lại là một năm khiến cho các NĐT uể oải khi hầu như thị trường chỉ giảm điểm và thanh khoản thấp. Bước

sang nửa đầu năm 2012, thanh khoản cực lớn nhưng trong nửa cuối năm nếu không nhờ kéo dài thời gian giao dịch và giao dịch ký quỹ thì tổng khối lượng giao dịch bình quân trong một ngày sẽ không thể tăng 28% so với 2011 tức là 1.316 tỷ đồng.

Khóa luận tôt nghiệp 40 ThS. Đào Thị Hồ Hương

các doanh nghiệp khi tổng lượng vốn huy động được qua các năm vẫn tăng đều. Giá trị vốn hóa của thị trường tăng vọt trong năm 2009 (gấp 3 lần so với 2008) nhưng lại tăng không đáng kể trong năm tiếp theo. Nhưng năm 2011 phải chứng kiến

giá trị vốn hóa giảm xuống một lần nữa và phải một năm sau con số này mới phục hồi lên ngưỡng gần 800.000 tỷ đồng.

Đồ thị 4. Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012

Một phần của tài liệu 813 nghiên cứu tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w