Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 31 - 36)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Xã Huổi Lèng là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mường Chà, có Quốc lộ 12 đi qua với tổng chiều dài là 11 km, cách thị trấn Mường Chà 20 km và cách thành phố Điện Biên 75 km với tổng diện tích đất tự nhiên 10.828,74 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông giáp với xã Hừa Ngài và xã Huổi Mí; + Phía Tây giáp với xã Chà Tở huyện Nậm Pồ; + Phía Nam giáp với xã Ma Thì Hồ và xã Sa Lông; + Phía Bắc giáp với xã Mường Tùng.

Tháng 11/ 2018 xã Huổi Lèng có 571 hộ gồm 3.158 nhân khẩu phân bố trên 07 thôn bản gồm: Huổi Toóng 1, Huổi Toóng 2, Trung Dình, Huổi Lèng, Ma Lù Thàng, Nậm Chua và bản Ca Dính Nhè.

3.1.1.2. Địa hình, Địa mạo

Địa hình của xã chủ yếu là dạng địa hình đồi núi, nghiêng dần theo hướng Bắc xuống Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiến phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã, xem kẽ có những thung lũng hẹp và đồi nhỏ thuận lợi cho việc quần cư của các bản và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

24

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của xã Huổi Lèng

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 10828.74 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 5848.98 54.01

1.1 Đất lúa nước LUA 75.63 0.7

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 288.02 2.66

1.3 Đất trông cây hàng năm còn lại HNK 237 2.19

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 10 0.09

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1616.23 14.93

1.6 Đất rừng phòng hộ RPH 3621.9 33.45

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0.2 0

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 98.2 0.91

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 0.2 0

2.2 Đất quốc phòng CQP 1.2 0.01

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0.06 0

2.6 Đất sông, suối SON 14.48 0.13

2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 62.41 0.58

2.8 + Đất giao thông DGT 40.01 0.37

2.9 + Đất thủy lợi DTL 3.1 0.03

2.10 + Đất công trình năng lượng DNL 15.27 0.14 2.11 + Đất công trình BC viễn thông DBV 1.05 0.01

2.12 + Đất cơ sở y tế DYT 0.21 0

2.13 + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 2.47 0.02

2.14 Đất ở tại nông thôn ONT 15 0.14

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 4816.72 44.48

4 ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN

DNT

64.84 0.6

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Mường Chà)

Qua bảng trên ta thấy rằng diện tích đất tự nhiên của xã Huổi Lèng năm 2017 là 10.828,74 ha. Trong đó

- Đất nông nghiệp là: 5848.98 ha, chiếm 54.02% diện tích tự nhiên. - Phi nông nghiệp là: 98,2 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng là: 4816.72 ha, chiếm 44.48% diện tích tự nhiên. - Đất khu dân cư nông thôn là: 64.84 ha, chiếm 0.6% diện tích tự nhiên. * Diện tích đất đai phân theo đối tượng sử dụng và quản lý.

25

- Đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã gồm: Hộ gia đình cá nhân, UBND cấp xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017 là 10.828,74 ha. Trong đó

+ Diện tích đất theo đối tượng sử dụng: 3.025,68 ha chiếm 27,94% diện tích tự nhiên. Cụ thể:

Hộ gia đình cá nhân sử dụng: 3.004,20 ha chiếm 27,74% diện tích tự nhiên.

Uỷ ban nhân dân xã sử dụng: 2,20 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. Tổ chức kinh tế sử dụng: 16,92 ha chiếm 0,16% diện tích tự nhiên. Cơ quan đơn vị của nhà nước: 2,30 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. - Đối tượng quản lý:

+ Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý: 7.803,06 ha chiếm 72,06% diện tích tự nhiên. Trong đó

Diện tích do UBND xã quản lý là: 7.793,20 ha, chiếm 71,97% diện tích tự nhiên.

Diện tích do tổ chức khác là: 9,77 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu xã Huổi Lèng nói riêng và huyện Mường Chà nói chung là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng cao, mùa Đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều.

3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chịu sự chi phối của các suối chính trên địa bàn xã là suối Nậm Lay và suối Sa Lương, suối Hầu Di Thàng. Suối Sa Lương là danh giới giữa xã Mùng Tùng và xã Huổi Lèng. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ, khe nhỏ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

26

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.828,74 ha. Trên địa bàn xã có các nhóm đất chính sau:

Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Đây là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, hàm lượng mùn khá, rất thích hợp với trồng ngô, cây công nghiệp, cây ăn quả. Song do phân phối ở những vị trí: sườn núi cao, độ dốc lớn nên sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, chỉ khoản 14% diện tích loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình dốc thoải có thể khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Đất đỏ vàng trên sét và đá biến chất: Đây là loại đất có cấu trúc khá, thành phần cơ giới thịt trung bình - nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao. Mức độ feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá, giảm nhanh xuống các tầng dưới. Loại đất này cần được sử dụng hợp lý để phát triển nông, lâm nghiệp.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số loại đất: Đất mùn vàng nhạt trên núi cao và đất đỏ vàng trên đá Macman axit.

b. Tài nguyên nước

Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống suối, các khe nhỏ trên địa bàn. Tuy nhiên chế độ nước phụ thuộc theo mùa, về mùa khô việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Nước ngầm: nguồn nước ngầm chủ yếu trong các khe núi đá rạng Caster, các mạch nước được hình thành do bị đứt gãy của các tầng địa chất và nước mưa ngấm qua quá trình thẩm thấu nước trên bền mặt, nhiều mạch nước ngầm đã được nhân dân khai thác và đưa vào sử dụng, lưu lượng dao động mạnh theo mùa.

27

c. Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017 diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5238,13 ha chiếm 89,56% đất nông nghiệp và 48,37% diện tích tự nhiên. Trong đó:

Rừng sản xuất là 1.616,23 ha chiến 27,63% đất nông nghiệp; Rừng phòng hộ là 3.621,9 ha chiến 61.92% đất nông nghiệp.

Phần lớn rừng hiện nay thuộc loại rừng có tác dụng phòng hộ với một số loại gỗ có giá trị kinh tế như: Chò, lim, lát, nghiến còn lại ít. Ngoài các loại hình cây bụi, cây gỗ rải rác, các trảng cỏ cao nhiệt đới núi thấp và á nhiệt đới trung bình, các loại cây đặc sản như cánh kiến, tre, nứa, … Động vật rừng còn ít, chủ yếu là lợn rừng, nai, hoẵng, khỉ. Cùng với việc mất rừng do khai thác bừa bãi, săn bắt thú rừng của người dân là nguyên nhân của sự suy giảm nhanh tới mức báo động các lâm sản và động vật hoang giã, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn, lũ quét gây sụt lở, thiệt hại lớn vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

d. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống: Dân tộc mông chiếm 89%; dân tộc Kinh chiến 4%; dân tộc hoa là 7 %. Trong đó dân tộc mông chiến tỷ lệ cao nhất. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Những nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc như: phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè, cùng với những văn hóa ẩm thực mang đậm nét vùng Tây Bắc.

3.1.1.6. Môi trường

Huổi Lèng là xã vùng cao với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông – lâm - ngư nghiệp. Môi trường của xã là tốt. Tuy nhiên một số năm gần đây, do việc phát triển sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học như phân bón,

28

thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt nên phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 31 - 36)