Tóm tắt kết quả thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 48)

3.2.1. Mô tả nội dung thực tập

Sau khi đến UBND xã Huổi Lèng thực tập tốt nghiệp tôi đã được Ủy ban nhân dân xã phân về thực tập tại khuyến nông xã dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ KNV xã là anh Hồ A Tàng và anh Hạng A Cáng phụ trách về lĩnh vực nông lâm nghiệp của xã. Những ngày đầu ở cơ sở thực tập do chưa làm quen được ngay với công việc của cơ sở nên những công việc đầu tiên em tiến hành làm là đi quan sát và thâm nhập cộng đồng, tìm hiểu về những phong tục, tập quán, các hoạt động sản xuất nơi đây. Sau khi đã quen dần với những công việc trong Ủy ban thì em đã bắt đầu được phân cho làm những công việc cụ thể hơn cũng có phần khó khăn hơn và trong suốt 4 năm học tập ở trường cũng như ở nhà em chưa từng làm những công việc cụ thể đó là:

- Nội dung thứ nhất: Cùng cán bộ khuyến nông xã và cán bộ khuyến nông huyện tham gia vào bản kiểm tra về sự phát triển của cây táo mèo tại bản Ma Lù Thàng, bản Huổi Lèng.

- Nội dung thứ hai: Cùng cán bộ xã đi đo đặc mà trận mưa lũ 28/8/2018 đã gây ra lũ quyết ruộng của bà con.

- Nội dung thứ ba: Thăm quan và kiểm tra các mô hình sản xuất trên địa bàn xã.

- Nội dung thứ tư: Lập bảng biểu cập nhật thông tin số liệu bảng Exel về danh sách đăng ký giống bò sinh sản và đánh máy danh sách các hộ đăng ký cây trồng năm 2018.

- Nội dung thứ năm: Nghiên cứu vàđọc tài liệu;

41

- Tham gia tổ chức Đại hội TDTT đoàn thanh niêm UBND xã Huổi Lèng năm 2018;

- Nội dung thứ bảy: Giúp ghi chép văn bản ;

- Nội dung thứ tám: Soạn thảo một số văn bản và công văn;

- Nội dung thứ chín: Cùng cán bộ văn phòng Uỷ ban, khuyến nông viên và chủ tịch HCCB xã tham gia tổng kết “Đại đoàn kết toàn dân” tại bản Huổi Toóng 1.

- Nội dung thứ mười: Tham dự các hội thảo.

3.2.1.1.Thông tin chung về Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng a. Thông tin chung về UBND xã

Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng có trụ sở tại bản Huổi Toóng 1, UBND thực hiện nhiệm vụ theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và thực hiện theo nghị quyết của HĐND huyện Mường Chà trong việc phát triển kinh tế, chính trị - văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… Lãnh đạo toàn thể các tổ chức cá nhân trên toàn xã, tuyên truyền giáo dục và định hướng cho sự phát triển của nhân dân trên địa bàn.

UBND xã Huổi Lèng có trụ sở làm việc bao gồm 01 nhà 02 tầng, 01 nhà trụ sở cấp 4, 01 hội trường phòng họp của UBND xã với 100 chỗ ngồi chuyên để tổ chức các cuộc họp, các hội nghị của địa phương; các phòng làm việc của các ngành chuyên môn đều được trang bị máy vi tính và mạng internet nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ nhân viên được hiệu quả.

b. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức xã

UBND xã Huổi Lèng gồm có 23 cán bộ công chức trong đó bao gồm 11 cán bộ chuyên trách, 12 cán bộ công chức. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

42

Bảng 3.5. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Huổi Lèng

Cơ quan Số cán bộ phụ trách Nữ giới Đảng viên

Trình độ văn hóa Trình độ lý luận Đại học Cao đẳng Trung cấp THP T Trung cấp cấp Chưa qua đào tạo Đảng ủy và HĐND 4 01 04 1 0 1 2 3 1 UBND 14 02 10 6 1 7 0 7 3 4 MTTQ và TCĐT 5 01 05 1 0 2 2 5 0 TỔNG 23 4 19 8 1 10 4 15 4 4

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Huổi Lèng năm 2018)

Thông qua bảng trên, ta có thể thấy một số đặc điểm cụ thể của đội ngũ cán bộ, công chức xã Huổi Lèng.

Về tỷ lệ cán bộ, công chức phân theo giới tính:

Trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn xã Huổi Lèng thì: Nam giới chiếm 82.61%; nữ giới chiếm tỉ lệ thấp 17.39%. Trong đó cán bộ, công chức xã là nữ giới chủ yếu giữ chức vụ là Chủ tịch hội phụ nữ, Phó Chủ tịch hội đồng, Tư pháp Hộ tịch, kế toán, còn các chức vụ khác thì đều do nam giới đảm nhiệm, đặc biệt là các chức vụ chủ chốt.

Thực tế, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn phụ nữ, nam giới có nhiều điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận công tác xa tốt hơn nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn nhiều định kiến về giới và bất bình đẳng giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ giới

43

Về trình độ chuyên môn: Ta nhận thấy rằng số cán bộ, công chức có trình độ Đại học có 8 đồng chí chiếm 34.78%, trình độ Cao đẳng có 01 đồng chí chiếm 4.35%, Trung cấp 10 đồng chí chiếm 43.48%, còn lại là 4 đồng chí có trình độ THPT chiếm 17.39%. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Đảng và Nhà nước số CBCC được tham gia các lớp Đại học ngày càng đông, số CBCC cấp xã có trình độ đại học ngày càng tăng.

Về trình độ lý luận: Trong tổng số 23 cán bộ, công chức xã thì có 19 đồng chí đã được kết nạp Đảng, còn lại 4 đồng chí chưa được kết nạp. Về trình độ lý luận của CBCC tại xã UBND Huổi Lèng tương đối cao, số cán bộ, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 15 người chiếm 65.22%; số cán bộ có trình độ sơ cấp là 4 người chiếm 17,39%, công chức chưa qua đào tạo là 4 người chiếm 17.39%.

3.2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của xã Huổi Lèng a,Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã

Các phòng ban chuyên môn

Đảng ủy

UBND Ủy ban MTTQ và

Tổ chức đoàn thể

Các hội đặc thù

44

b, Các liên thông * Các liên thông dọc

- Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ xã giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội, là cơ quan có quyền lực cao nhất của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và công tác tổ chức cán bộ.

- HĐND là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng cũng như quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra. HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, khối cơ quan UBND xã Huổi Lèng và cơ quan HĐND huyện Mường Chà. HĐND ban hành ra các Nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và quản lý ngân sách xã và địa phương, quản lý về quốc phòng an ninh địa phương, có các biện pháp cụ thể để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, làm tròn nghĩa vụ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

- UBND :

Quan hệ với Đảng ủy:

+ Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước cấp trên.

+ UBND xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ Đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền.

45

- MTTQ và Tổ chức đoàn thể: MTTQ và các đoàn thể gồm: Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đều có quan hệ chặt chẽ với các phòng ban của UBND xã. Thực hiện các kế hoạch, Nghị quyết, huy động quần chúng nhân dân và sức người, sức của để làm cho nền kinh tế xã hội phát triển, tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân địa phương.

- Các phòng ban chuyên môn hay còn gọi là các chức danh chuyên môn: + Các chức danh chuyên môn bao gồm Trưởng Công An xã, Trưởng ban chỉ huy quân sự xã (hay Xã đội trưởng), Văn phòng thống kê, Địa chính xây dựng, Kế toán - ngân sách, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa – Xã hội và nông - lâm nghiệp.

+ Các chức danh này có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình và lĩnh vực ngành mà mình phụ trách, chủ động giải quyết các công việc được giao, sâu sát cơ sở tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn phiền hà cho nhân dân. Nếu có vấn đề cần giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch để xin ý kiến.

+ Có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tuần, tháng, quý, năm, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của ngành, lĩnh vực mình phụ trách và các báo cáo khác của UBND, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã.

- Các hội đặc thù bao gồm: Hội người mù, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội chất độc da cam, Trung tâm học tập cộng đồng,.... Các hội này có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân, với chính quyền UBND xã, là cánh tay đắc lực để vận động nhân dân thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

46

* Các liên thông ngang

- Quan hệ giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể: + HĐND, UBND phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy cần thiết.

+ Thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của UBND cho các tổ chức này biết, để phối hợp vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước.

- Quan hệ giữa Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị thể hiện sâu sắc tính tôn trọng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và chủ động phối hợp với nhau, không cản trở nhau, cùng mục đích mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc; thể hiện tính trách nhiệm đối với nhau giữa Uỷ ban Mặt trận với các tổ chức và giữa cá nhân tổ chức với Uỷ ban Mặt trận. Mối quan hệ biểu hiện sâu sắc, phong phú không mang tính chất hành chính nặng nề. Khi bàn bạc các công việc mọi tổ chức đều dân chủ trình bày ý kiến của mình, trao đổi, thuyết phục nhau, không áp đặt, ép buộc, quyết nghị trên cơ sở ý kiến đa số đồng thuận, thống nhất.

Quan hệ giữa các phòng ban chuyên môn: Các phòng ban này có quan hệ phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các công việc đồng thời tham mưu giúp UBND thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của UBND tiến đến phát triển nền kinh tế xã hội trong sạch, vững mạnh.

3.2.2.3. Ban địa chính nông nghiệp xã Huổi Lèng

a. Thông tin chung về cán bộ khuyến nông xã

* Nghề nghiệp: KNV xã

- Đợn vị công tác: UBND xã Huổi Lèng - CB khuyến nông xã.

* Quá trình công tác và đào tạo KNV Hồ A Tàng

47

- Từ 09/2008 - 10/2010: Trung cấp nông lâm nghiệp. - Từ 06/2011 đến nay: Khuyến nông viên tại xã Huổi Lèng.

KNV Hạng A Cáng

- Từ 09/2009 - 10/2012: Trung cấp nông lâm nghiệp. - Từ 01/2014 đến nay: Khuyến nông viên tại xã Huổi Lèng.

* Kỹ năng làm việc

- Soạn thảo các văn bản, hồ sơ, chứng từ thuộc các lĩnh vực liên quan. - Kỹ năng giao tiếp, tập huấn, tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo, thuyết trình trước đám đông.

- Thành thạo vi tính văn phòng: Word, Excel, Power point, xử lý các vấn đề phần cứng và phần mềm máy tính.

- Kỹ năng Anh văn: Cơ bản.

- Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai, giám sát.

* Kinh nghiệm làm việc

- Hỏi, học, làm

+ Kinh nghiệm làm việc thực tế trong quá trình học tập và làm việc được tích luỹ qua quá trình vừa làm, vừa học và vừa hỏi. Các kiến thức được đào tạo rất hữu ích nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong quá trình làm việc.

* Điểm mạnh, điểm yếu của khuyến nông xã

- Điểm mạnh:

+ Đội ngũ cán bộ khuyến nông xã tuổi đời còn trẻ có nhiệt huyết trong công việc có khả năng ứng phó được công việc cấp trên giao phó;

+ Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ;

+ Sự sáng tạo: Với niềm đam mê trong lĩnh vực nông nghiệp; + Được chính quyền xã quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.

- Điểm yếu:

+ Phần lớn cán bộ làm công tác KN cơ sở chưa được đào tạo chính quy về chuyên ngành KN nên năng lực nhiều khi chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất. Trong khi hoạt động SXNN tại địa phương rất đa dạng, cán bộ

48

KNVX lại chỉ có năng lực chuyên môn đơn ngành, rất ít người có kinh nghiệm tổng hợp, ngoài ra, họ còn hạn chế về các kỹ năng khác như: tổ chức nông dân, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển chuỗi giá trị... Sở dĩ hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX chưa được như mong muốn, bên cạnh yếu tố chủ quan còn do những khó khăn khách quan như địa bàn rộng, khối lượng công việc lớn, cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng, phụ cấp thấp... Hiện nay, cán bộ KNVX không phải là công chức xã, không được đóng BHXH, không được hưởng các quyền lợi như công chức Nhà nước. Thêm vào đó, khi tham gia hoạt động KN, KNVX không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc mà họ triển khai trên thực địa. Chính những khó khăn này đã trở thành rào cản chi phối hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX.

b. Sơ đồ hệ thống tổ chức của khuyến nông xã Huổi Lèng

Hình 3.2. Hệ thống tổ chức của KNV xã Huổi Lèng Trạm Khuyến nông huyện Khuyến nông xã/thôn Cộng tác viên Khuyến nông Nông dân

49

* Quan hệ với trạm khuyến nông huyện

- Trạm khuyến nông huyện chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện chế độ chính sách theo quy định đối với khuyến nông viên xã.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Trạm trưởng tạm khuyến nông huyện.

- Báo cáo định kỳ về công tác ở cơ sở xã cho Trạm khuyến nông huyện.

* Quan hệ với UBND xã

- Chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý trực tiếp của chủ tịch UBND xã. - Tham mưu tốt cho UBND xã triển khai thực hiện những chủ trương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 48)