Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 72)

Huổi Lèng là một xã đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách 135 của chính phủ. Đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Trình độ dân trí còn thấp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp do đó công tác tuyên truyền các cơ chế chính sách, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân còn nhiều hạn chế.

Xuất phát từ thực trạng trên em xin đưa ra một số giải pháp sau: - Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ khuyến nông viên xã.

- Phải có kiến thức, trình độ chuyên môn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao

- Phong cách làm việc: + Luôn năng động, sáng tạo.

+ Sự nhiệt tình, hăng hái, trung thực, khách quan trong công tác.

+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm, không độc đoán chuyên quyền, luôn sâu sát, gần gũi, gắn bó với quần chúng nhân dân.

65

- Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của người dân để có các chính sách tác động kịp thời, hiệu quả.

- Các nguồn quỹ tín dụng nông thôn, người cán bộ khuyến nông phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất.

- Xây dựng nhiều mô hình về đổi mới cơ cấu cây trồng.

- Tích cực học hỏi kinh nghiệm của cán bộ KNV cùng lĩnh vực hoạt động của các địa phương khác.

66

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại UBND xã Huổi Lèng em có một số kết luận như sau:

- Xã Huổi Lèng đã được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất như: Chính sách 135 của chính phủ và chương trình phát triển vùng Mường Chà.

- Cán bộ khuyến nông xã còn trẻ có kiến thức và trình độ chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, năng động trong công việc và giải quyết công việc.

- Bên cạnh công việc chuyên môn cán bộ khuyến nông luôn hoàn thành tốt các công việc khác do chủ tịch giao phó như: Công tác sản xuất nông, lâm nghiệp chăn nuôi trên địa bàn các bản.

- Cán bộ khuyến nông xã là người trợ giúp, hướng dẫn cho người nông dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cán bộ còn có hạn chế, trong đó đặc biệt là các phương tiện máy móc, kỹ thuật phục vụ cho công tác còn thiếu đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác của các cán bộ.

- Với tiềm năng con người và tài nguyên hiện tại của xã nếu cán bộ khuyến nông xã được đào tạo, phát huy được vai trò của mình, có những chính sách phát triển nông lâm nghiệp tốt sẽ đem lại hiệu quả KT - XH cao, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH.

67

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Kiến nghị chung

- Để hoạt động nông lâm nghiệp đạt hiệu quả cao thì cần có sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan để hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động Khuyến nông.

- Nghiên cứu các tiến bộ KHKT mới, tiên tiến áp dụng vào thực tế sản xuất của người dân, với chi phí hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Tuyên truyền sâu rộng tới nông dân về vai trò của cán bộ khuyến nông, từ đó tạo lòng tin với bà con về các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

4.2.2. Đối với trạm khuyến nông huyện Huyện Mường Chà

- Cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể chi tiết, trong quá trình thực hiện phải tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra giám sát.

- Không ngừng nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ cán bộ KNV cơ sở thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ KNV để hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp.

- Cần quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực nông lâm nghiệp ở địa phương để đưa ra các chính sách sao cho phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã trong việc quản lý và sử dụng cán bộ khuyến nông ở cơ sở đảm bảo có hiệu quả, xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động hàng tháng, quý, năm để phát huy tính chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ khuyến nông xã.

4.2.3. Đối với Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng

- Thường xuyên quan tâm, đôn đốc tăng cường công tác quản lý, giám sát trong công việc để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn gặp phải.

68

- Có chế độ biểu dương, khen thưởng khi cán bộ hoàn thành tốt công tác.

- Tiếp tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, các lớp đào

tạo đại học dưới nhiều hình thức khác nhau: Đào tạo tại chức, từ xa…, để cán bộ có điều kiện tham gia công tác, vừa tham gia học tập.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Quốc hội (2002) Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.

2. Quốc hội ( 2003) Luật số 11/2003/QH11 của Quốc hội khóa XI ban hành ngày 26/11/2003 về tổ chức HĐND, UBND.

3. Quốc hội ( 2008) Luật số 22/2008/QH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành ngày 13/11/2008 về Luật cán bộ công chức.

4. Quốc hội (2010), Luật số 58/2010/QH12 về Luật viên chức.

5. Dương Văn Sơn (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. PGS.TS Vũ Đình Thắng ( 2006), “Giáo trình kinh tế nông nghiệp” nhà xuất bản Hà Nội.

7. Nguyễn Mạnh Thắng (2015), bài giảng Phương pháp khuyến nông, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. UBND huyện Huyện Mường Chà (2014), Quyết định số 1645/QĐ-UBND ban hành ngày 12/05/2014 về việc ban hành Quy chế quy định công tác Khuyến nông xã trên địa bàn huyện Mường chà.

9. UBND xã Huổi Lèng (2016), Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 26/09/2016 về việc ban hành quy chế làm việc của UBND xã Huổi Lèng Khóa XIX Nhiệm kỳ 2016-2021.

10. UBND xã Huổi Lèng( 2018), Báo cáo kết quả 9 tháng đầu năm 2018 của UBND xã Huổi Lèng.

70

II. Tài liệu từ Internet

11. Mường Ảng: Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông.

https://www.dienbientv.vn/tin.../muong-ang-hieu-qua-tu-cac-mo-hinh- khuyen-nong-2381844/.

12. Lâm nghiệp.

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_nghi%E1%BB%87p 13. Hiệu quả các mô hình khuyến nông ở Tuần Giáo.

https://www.baodienbienphu.com.vn/.../kinh.../hieu-qua-cac-mo-hinh- khuyen-nong-o-tuan.

14. Nông nghiệp.

PHỤ LỤC

Bảng chỉ bảo nhân lực UBND xã Huổi Lèng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Họ và Tên Năm sinh Giới tính Trình độ chuyên môn Chứ vụ đảm nhiệm

1 Hạng Sáy Dua 1972 Nam Đại học Bí thư Đảng Uỷ 2 Thào Giống Phừ 1975 Nam Trung cấp Phó bí thư Đảng Uỷ

3 Giàng A Dế 1962 Nam Trung cấp Chủ tịch HĐND

4 Giàng Pàng Sú 1968 Nam Trung cấp Chủ tịch UBND 5 Giàng Thị Tỉnh 1965 Nữ THPT Phó chủ tịch HĐND 6 Giàng Chứ Di 1965 Nam Trung cấp Phó chủ tịch

UBND

7 Mùa Sông Dính 1964 Nam THPT Chủ tịch MTTQ

8 Sùng A Qúa 1984 Nam Đại học Bí thư đoàn

9 Hạng Giảng Của 1964 Nam THPT Chủ tịch HND

10 Giàng Vảng Sùng 1960 Nam THPT Chủ tịch HCCB

11 Giàng Thị Mỷ 1969 Nữ THPT Chủ tịch HPN

12 Giàng A Cở 1984 Nam Đại học Trưởng công an

13 Thào A De 1982 Nam Cao đẳng Xã đội Trưởng

14 Ngọc Bách Chiều 1984 Nam Đại học Kế toán

15 Nguyễn Thị Huyền 1989 Nữ Đại học Kế toán

16 Hạng A Giàng 1986 Nam Đại học Tư pháp hộ tịch 17 Vàng Thị E 1990 Nữ Trung cấp Tư pháp hộ tịch kê 18 Giàng A Páo 1975 Nam Trung cấp Văn hóa thông tin

19 Mùa A Sinh 1986 Nam Trung cấp Văn hóa xã hội

20 Hạng A Dế 1980 Nam Đại học Địa chính xây dựng 21 Giàng A Khoa 1992 Nam Trung cấp Địa chính nông

nghiệp

22 Hồ A Cháng 1986 Nam Đại học Văn phòng thống kê 23 Giàng Sáy Phừ 1975 Nam Trung cấp Văn phòng thống kê

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CÁC MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

TẠI XÃ HUỔI LÈNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 72)