Các hình thức ghi sổ kế toán bán hàng và xác định kếtquả bán hàng

Một phần của tài liệu 659 kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn auto hoàng gia hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

7. Kết cấu khóa luận

1.3. Các hình thức ghi sổ kế toán bán hàng và xác định kếtquả bán hàng

kết quả hoạt động kinh doanh.

1.2.5.3. Tài khoản sử dụng

Nội dung, kết cấu phản ánh trên TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Bên Nợ

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí

khác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi.

Bên Có

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

1.2.5.4. Quy trình hạch toán

Quy trình hạch toán tài khoản xác định kết quả bán hàng được thể hiện ở (Sơ đồ 1.6 phần Phụ lục)

1.3. Các hình thức ghi sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng hàng

Sổ kế toán là một loại sổ sách được thiết kế khoa học và hợp lý, liên hệ qua lại với nhau, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp kế toán trên cơ sở số liệu các chứng từ kế toán. Đồng thời, sổ kế toán dùng để hệ

thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

Theo Điều 122 Thông tư 200 của BTC, có năm hình thức kế toán mà các đơn vị kinh tế có thể chọn áp dụng. Các hình thức kế toán hiện hành được áp dụng cho công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng gồm:

- Hình thức Nhật ký - Sổ cái - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký - chứng từ - Hình thức kế toán trên máy vi tính.

1.3.1. Hình thức Nhật ký- Sổ cái

1.3.1.1. Đặc trưng cơ bản và điều kiện áp dụng a, Đặc trưng cơ bản

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

b, Điều kiện áp dụng

Sử dụng cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản kế toán.

1.3.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái được thể hiện ở (Sơ đồ 1.7 phần Phụ lục).

hiệu các tài khoản ở dòng đầu, khó cho việc in từ máy.

1.3.1. Hình thức Nhật ký chung

1.3.2.1. Đặc trưng cơ bản và điều kiện áp dụng a, Đặc trưng cơ bản

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

b, Điều kiện áp dụng

Sử dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng có quy mô vừa và nhỏ.

1.3.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện ở (Sơ đồ 1.8 phần Phụ lục).

1.3.2.3. ưu nhược điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung a, ưu điểm

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ được thể hiện ở (Sơ đồ 1.9 phần Phụ lục).

- Được dùng phổ biến thuận tiện áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán.

- Có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu ở mọi thời điểm trên sổ Nhật ký chung, cung cấp thông tin kịp thời.

b, Nhược điểm

- Lượng ghi chép vào sổ nhiều.

1.3.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ

1.3.3.1. Đặc trưng cơ bản và điều kiện áp dụng a, Đặc trưng cơ bản

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

b, Điều kiện áp dụng

Áp dụng cho những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Sử dụng nhiều lao động kế toán và số lượng lớn các tài khoản kế toán sử dụng.

- Nếu chứng từ phát sinh quá nhiều, có thể lập bảng kê chứng từ cùng loại trước, lấy số cộng để ghi CTGS, rồi lấy số liệu cộng ở CTGS ghi vào sổ cái, như vậy giảm được rất nhiều việc ghi chép vào sổ cái.

b, Nhược điểm

- Đòi hỏi kế toán viên, kế toán trưởng phải đối chiếu khớp đúng số liệu giữa CTGS với CTGS khác do các đồng nghiệp khác, ở phần hành kế toán khác lập trước khi ghi vào Sổ đang ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái.

- Đòi hỏi trình độ kế toán viên tương đối đồng đều.

- Dễ gây nhầm lẫn sai sót trong việc ghi số liệu như ngày tháng.

1.3.2. Hình thức Nhật ký - chứng từ

1.3.4.1. Đặc trưng cơ bản và điều kiện áp dụng a, Đặc trưng cơ bản

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.

- Nhật ký chứng từ; - Bảng kê;

- Sổ Cái;

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

b, Điều kiện áp dụng

Sử dụng cho các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, làm kế toán thủ công, trình độ kế toán cao với số lượng kế toán nhiều.

1.3.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ được thể hiện ở (Sơ đồ 1.10 phần Phụ lục).

1.3.4.3. ưu nhược điểm của hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ a, ưu điểm

- Không trùng lặp nên giảm khối lượng ghi chép sổ sách. - Cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.

- Chuyên môn hóa cán bộ kế toán.

b, Nhược điểm

- Mau sổ sách phức tạp nên đòi hỏi kế toán phải có trình độ chuyên môn cao. - Khó áp dụng tin học cũng như phần mềm kế toán vào việc làm kế toán.

1.3.5. Hình thức thức kế toán máy tính

1.3.5.1. Đặc trưng cơ bản và điều kiện áp dụng a, Đặc trưng cơ bản

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm

sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

b, Điều kiện áp dụng

Sử dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng.

1.3.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tính được thể hiện ở (Sơ đồ 1.11 phần Phụ lục).

1.3.5.3. ưu nhược điểm của hình thức kế toán máy tính a, ưu điểm

- Tốc độ nhập dữ liệu vào máy tính thực hiện nhanh hơn - Xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác.

- Sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và thời gian, dòng tiền sẽ được cải thiện thông qua thu nợ tốt hơn và kiểm soát hàng tồn kho.

- Tiết kiệm chi phí: phần mềm kế toán trên máy vi tính giảm thời gian nhân viên làm tài khoản và giảm chi phí kiểm toán như hồ sơ gọn gàng, lên nhật và chính xác.

- Khả năng để đối phó trong nhiều loại tiền tệ một cách dễ dàng - nhiều phần mềm kế toán trên máy vi tính cho phép một doanh nghiệp để kinh doanh

nhiều loại

tiền tệ một cách dễ dàng. Vấn đề liên quan với những thay đổi tỷ giá hối đoái được

giảm thiểu.

b, Nhược điểm

- Chỉ làm một người trên một file tại một thời điểm.

- Chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường, các phân tích thống kê mang tính quản trị là rất khó

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng và xác định kết quảbán bán

hàng

1.4.1. Hệ thống pháp luật- thuế liên quan đến kế toán bán hàng

Hệ thống chuẩn mực chế độ kế toán có ảnh hưởng đến kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Nếu áp dụng theo CĐKT khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phương pháp hạch toán và có thể cho các kết quả số liệu khác nhau.

-Sự khác biệt trong việc ghi nhận doanh thu theo VAS14 và IFRS15:

Ví dụ: Khách hàng A tham gia hợp đồng viễn thông kéo dài 12 tháng với nhà khai thác di động Viettel. Các điều khoản của hợp đồng như sau:

- Phí thuê bao cố định hàng tháng của khách hàng A là 20.000 đồng /tháng. - Khách hàng A nhận được một chiếc điện thoại di động miễn phí khi bắt đầu

thực hiện hợp đồng. Viettel bán chiếc điện thoại di động tương tự 500.000

đồng và

các gói dịch vụ trả trước hàng tháng tương tự mà không có điện thoại di động là

300.000 đồng /tháng. Giả sử bỏ qua một một số điều liên quan: Giá của một bộ

SIM, hoặc những tình huống khi khách hàng A treo trên điện thoại hàng giờ và

dành vài phút vượt quá hợp đồng.

Qua ví dụ trên ta có thể thấy điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực, đồng thời cho thấy những điểm mới hợp lý trong chuẩn mực IFRS 15. Bên cạnh đó nếu áp dụng chuẩn mực IFRS 15 thì tất cả các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực sẽ bị tác động ở các mức độ khác nhau khi ghi nhân doanh thu. Mức tác động thấp nhất là doanh nghiệp chỉ phải đánh giá lại tất cả hợp đồng với khách hàng dựa trên mô hình năm bước, đồng thời ghi chép lại kết quả đánh giá là không phải điều chỉnh việc ghi nhận doanh thu hiện tại. Mức tác động sẽ lớn hơn khi việc đánh giá dẫn đến kết quả là

hiểu được bản chất và các thay đổi trong IFRS 15 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được cái nhìn toàn diện hơn về bản chất của các thay đổi trong ghi nhận doanh thu doanh thu đã được Thông tư 200/2014/TT-BTC đặt ra, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có các bước chuẩn bị tốt hơn, khi Việt Nam tiến tới áp dụng các nguyên tắc còn lại của IFRS 15 về ghi nhận doanh thu.

- Sự khác biệt về kế toán chi phí theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Theo IAS 38, chi phí đào tạo, nghiên cứu, quảng cáo, chuẩn bị, tái phân bổ được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Còn theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 04 thì các loại chi phí này được coi là chi phí trả trước và được khấu hao trong thời gian ba năm, nếu chi phí trên đem lại những lợi ích kinh tế tương lai.

Theo IAS 21 “chi phí đi vay”, có thể bao gồm chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ trong trường hợp các chênh lệch này được coi như là một điều chỉnh chi phí lãi vay. Phần thặng dư giữa giá trị ghi sổ của tài sản dở dang và giá trị có thể thu hồi được khi giá trị hoặc chi phí ước tính sau cùng của tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị còn lại được ghi giảm theo các yêu cầu của IAS khác. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 16 chi phí đi vay thì không đề cập đề vấn đề này.

Theo IAS 16 “máy móc, thiết bị, nhà xưởng”, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định được hạch toán vào chi phí. Còn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 “tài sản cố định hữu hình” thì chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định sẽ được hạch toán vào tài khoản trả trước dài hạn và phân bổ trong vài năm.

- Sự khác biệt về kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 08 “Lãi lỗ thuần trong kỳ, các lỗi cơ bản và thay đổi chính sách kế toán”, kết quả kinh doanh thông thường là kết quả những DN được tiến hành với tư cách là một phần hoạt động kinh doanh của mình và cả những hoạt động liên quan mà DN tham gia. Những kết quả này được tính vào lợi nhuận trước thuế. Các khoản bất thường là các khoản thu nhập hoặc chi phí phát sinh từ các sự kiện hoặc giao dịch khác biệt rõ ràng với những hoạt động thông thường của DN và vì vậy các hoạt động này không được coi là phát sinh thường xuyên.

Nhìn chung, các nội dung về xác định kết quả kinh doanh tại IAS 08 có nội dung mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ và mang tính tổng quát, còn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì được quy định rõ ràng và chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó là kết quả từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác.

1.4.2. Đặc điểm doanh nghiệp

Mỗi ngành, nghề kinh doanh đều có những điểm đặc trưng riêng biệt và có những ảnh hưởng nhất định tới công tác kế toán. Cùng tuân thủ những quy định chung của pháp luật, tuy nhiên, với đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp sẽ tự lựa chọn các phương pháp kế toán khác nhau cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình. Ví dụ kế toán có hai phương pháp để theo dõi hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Với những

Một phần của tài liệu 659 kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn auto hoàng gia hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w