Đánh giá về kếtoán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH

Một phần của tài liệu 657 kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 71)

Công ty

TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

2.2.2.1. Ưu điểm

về tổ chức bộ máy kế toán: bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức tập trung

phù

hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo tính thống nhất, tập trung,

chặt chẽ đối với công tác kế toán. Đội ngũ nhân viên phong phú, dễ dàng đáp ứng nhu

cầu công việc, luôn cố gắng phấn đấu, phát triển và trau dồi kinh nghiệm.

về hệ thống kế toán: công ty theo sát hệ thông kế toán Thông tư 200/2014/TT-

BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và phát triển thêm một số tài khoản cấp 3, cách

ghi chép cụ thể cho từng đối tượng phục vụ cho việc hạch toán các nghiệp vụ và tập hợp

doanh thu chi phí định kỳ thêm rõ ràng, tránh sai sót đáng tiếc.

về hình thức ghi sổ: công ty sử dụng hình thức Chứng từ - ghi sổ kết hợp với việc dụng phần mềm “ERP" và “DSS”. Việc công nghệ hóa hệ thống kế toán giúp số liệu được giảm bớt gánh nặng cho kế toán viên vào mỗi kỳ lập báo cáo thuế. Các chứng từ sổ sách đều được phân loại và ghi chép rõ ràng, dễ dàng cho việc theo dõi, đối chiếu. Các sổ sách tuần thủ chặt chẽ theo mẫu của Thông tư 200/2014/TT-BTC, theo sát từ quá trình bán hàng đến xác định kết quả bán hàng.

về phương thức hạch toán: công ty sử dụng phương thức kê khai thường

xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Phương thức này giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao, chính xác sự biến động của hàng tồn kho từ đó có kế hoạch dự phòng và quản lý chất lượng cũng như số lượng để luôn đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.

về phương diện hạch toán doanh thu, chi phí: doanh thu chi phí được ghi

nhận đầy đủ, kịp thời, theo sát với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các khoản chi phí ghi nhận sẽ đối ứng với khoản doanh thu đã được ghi nhận trong kỳ.

khách hàng thân thiết, ổn định tăng theo từng năm giúp quy trình lưu chuyển hàng hóa trở nên nhanh chóng hơn.

2.2.2.2. Nhược điểm

về bộ máy kế toán: hiện nay tại bộ phận Trung tâm Bán lẻ của công ty, số

lượng nhân viên có độ tuổi dưới 30 chiếm phần nhiều hơn giúp cho phòng ban thêm năng động nhưng vẫn có tồn tại hai hạn chế: nhân viên được đào tạo theo bài bản nhưng do thiếu sự tiếp xúc với nghiệp vụ; nhân viên trái ngành. Vì vậy không thể tránh khỏi sai sót và chậm trễ trong quá trình làm việc.

về chính sách bán hàng: công ty hiện mới có ưu đãi chiết khấu thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn, đặt vé tàu xa qua ứng dụng Viettel Pay nhưng chưa có ưu đãi chiết khấu thanh toán cho khách hàng trả một lần và trả góp các sản phẩm có imei. Điều này khiến cho khách hàng thường thanh toán vào ngày cuối cùng để có thể hưởng lợi tối đa trong việc chiếm dụng vốn. Một số trường hợp thanh toán chậm làm gia tăng nợ khó đòi, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty.

về quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty chỉ mới

có sổ tổng hợp nhưng chưa có sổ quản lý chi tiết cho từng loại mặt hàng, gây khó khăn cho kế toán khi muốn xác định lợi nhuận trên một mặt hàng

Về các khoản giảm trừ doanh thu: mặc dù phương thức bán buôn không phải

nguồn đem lại doanh thu chủ yếu nhưng công ty cũng chưa có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại để khuyến khích, đẩy mạnh lượng tiêu thụ thông qua phương thức này. Điều này khiến hiệu quả tiếp thị chưa được tận dụng tốt và chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng.

Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho: việc trích lập dự phòng chưa được công

ty chú trọng. Các sản phẩm công ty kinh doanh không thuộc sản phẩm tiêu dùng thường xuyên và dễ hỏng nhưng ở thời đại 4.0 với tốc độ công nghệ phát triển ngày càng nhanh thì tốc độ sản phẩm lỗi thời và bị đào thải càng nhanh. Bên cạnh đó, không phải lúc nào doanh thu, tốc độ tiêu thụ hàng hóa cũng ổn định nên bắt buộc phải trích lập dự phòng tránh ảnh hưởng không tốt đến kết quả bán hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của bài khoá luận đã tập trung vào tìm hiểu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được và một số hạn chế trong công tác kế toán. Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp cụ thể để hoàn thiện tin học hoá chu trình kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel ở chương 3

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ

XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025 3.1.1. Mục tiêu

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; Xây dựng Công ty vững mạnh toàn diện; Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả, bền vững; Đẩy mạnh chuyển dịch số và nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.1.2. Phương hướng

Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu 9%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 20%/năm. Lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số, xây Công ty thành đơn vị có nền tảng công nghệ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ.

Tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh bán lẻ, chuyển dịch online, giữ thị phần (top 3 thị trường).

Phát triển Trung tâm Phân phối thành Công ty phân phối số 1 Việt Nam về Điện thoại, CNTT và Thiết bị số. Xác định mục tiêu cải thiện tỷ suất lợi nhuận là quan trọng nhất.

Hoạt động Xuất nhập khẩu xác định là nhiệm vụ chính trị phục vụ nhu cầu của Tập

đoàn, không mở rộng sang xuất khẩu các mặt hàng mà Tập đoàn không có nhu cầu. Đối với Nhà máy In: Tập trung duy trì nâng cao hiệu quả kinh doanh, sẵn sàng thực hiện các nội dung theo quyết định của Tập đoàn.

Phát triển ngành nghề mới cung cấp nhân sự OS chất lượng cao, trước mắt là nhân sự CNTT để triển khai các dự án CNTT của Tập đoàn (gia công phần mềm).

3.1.3. Chỉ tiêu tổng quát

Tổng doanh thu: 16.200 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình 9%/năm.

Lợi nhuận Trước thuế: Từ 490 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình 20%/năm. Nộp ngân sách Nhà nước: Từ 390-310 tỷ đồng

Năng suất lao động: Từ 33-35 triệu đồng/người/tháng, gấp khoảng 1,8 lần đầu nhiệm kỳ.

Trong đó cụ thể:

- Trung tâm bán lẻ: Trở thành Chuỗi bán lẻ - dịch vụ thiết bị đầu cuối, công

nghệ hàng đầu Việt Nam, giữ Top 3 tại Việt Nam, thị phần 10%, Doanh thu năm

2025 ước đạt 6.600 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình 8,4%/năm. Tỷ suất lợi nhuận

trước thuế/doanh thu đạt 3,8%/năm vào năm 2025.

- Trung tâm phân phối: Trở thành Công ty Phân phối số 1 Việt Nam về Điện

thoại, CNTT và Thiết bị số. Doanh thu đạt 7.500 tỷ đồng, chiếm 46% tổng doanh

thu, tăng trưởng 10%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu đạt 1,9% vào

năm 2025.

- Trung tâm dịch vụ CNTT: Tham gia các gói thầu gia công phần mềm từ đơn

giản đến phức tạp trong Tập đoàn. Từ năm 2022, Công ty sẽ mở rộng tham

gia thị

trường bên ngoài Tập đoàn với mục tiêu đến năm 2025 doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng,

LNTT 173 tỷ đồng (chiếm 26% tỷ trọng LN của Công ty), doanh thu từ thị trường

bên ngoài chiếm 30%. Quy mô nhân sự ~ 2.300 người.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL 3.2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán hiện tại của công ty nhìn chung đã được tổ chức khá hợp lý, trình độ của nhân viên đáp ứng đủ các nhiệm vụ kế toán. Tuy nhiên để góp phần giúp công ty phát triển tốt hơn thì vẫn phải chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên do phần lớn là nhân viên trẻ. Do đó công ty mên tăng cường công tác đào tạo nhân viên, khuyến khích tham gia các lớp

để thúc đẩy thời gian thanh toán là cần thiết. Cụ thể, công ty có thể định mức chiết khẩu dựa theo doanh thu tiêu thụ hoặc tham khảo một số tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp cùng loại hình kèm bổ sung thêm các kỳ hạn thanh toán thay vì chỉ có 6 tháng như hiện tại. Công ty có thể tham khảo các đề xuất sau:

- Bổ sung thêm các kì hạn trả góp: 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng

- Hợp tác với các công ty cho vay tín dụng, giúp khách hàng linh hoạt trong

việc thanh toán hằng tháng như: Home Credit, FE Credit, Mcredit,... thay vì

chỉ sử

dụng Alepay như hiện tại

- Linh hoạt trong việc thanh toán lần đầu tiên đối với từng loại mặt hàng: đóng

trước 30-50% giá trị đơn hàng

3.2.3 Hoàn thiện quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Do doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng phục vụ cho mục đích khác nhau nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ là khác nhau nhưng doanh nghiệp chưa phân loại rõ ràng khiến khó có thể xác định sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế cao hơn. Do đó công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 3 thay vì chỉ đến cấp 2 như hiện tại để tiện cho việc theo dõi lượng hàng hóa tiêu thụ, xác định mặt hàng đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm và đưa ra quyết định nên tiếp tục thúc đẩy hay ngưng việc kinh doanh.

3.2.4 Hoàn thiện các khoản giảm trừ doanh thu

Cùng một số lượng sản phẩm nhưng nếu công ty có thể phát triển thêm hình thức bán buôn thì đây sẽ là nguồn thu dồi dào do công ty đã có sẵn thương hiệu và độ tin cậy đối với người dùng. Do đó công ty có thể xem xét các khoản chiết khấu ưu đãi đối với nhóm khách hàng có thể hấp dẫn họ thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như thu hút một số lượng lớn khách hàng tiềm năng mới.

Trình tự hạch toán

Nợ 521: chiết khấu thương mại trên giá bán chưa có thuế VAT Nợ 3331: thuế VAT đầu ra phải nộp tương ứng

Có 111,112,131,...

3.2.5 Hoàn thiện các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

thể thực hiện được của hàng tồn kho ít hơn giá trị ghi trên sổ thì cần lập dự phòng giám giá hàng tồn kho theo công thức sau:

Mức trích lập dự phòng giám giá hàng tồn kho Lượng vật tư, sản phẩm thực tế tồn kho

tại thời điểm lập báo cáo tài chính Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho x

Nếu dự phòng giảm giá phải lập lớn hơn số đã trích từ kỳ trước thì phải trích lập

bổ dung thêm phần chênh lệch và ngược lại nếu dự phòng giảm giá phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập của kỳ trước thì kế toán cần phải hoàn nhập số chênh lệch.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Với ban lãnh đạo doanh nghiệp

Để thực hiện các giải pháp trên có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần có một đội ngũ kế toán có đầy đủ chuyên môn, tâm huyết với nghề, hết mình vì công ty. Nếu có đội ngũ cán bộ kế toán chuyên nghiệp thì không những công ty có thể thực hiện các giải pháp trên mà chính đội ngũ cũng có thể góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch, chỉnh sửa, phái triển để phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh việc công ty hỗ trợ, tạo điều kiện cho kế toán viên bồi dưỡng thêm kiến thức và nghiệp vụ thì bản thân người kế toán cũng cần phải luôn theo sát, cập nhật, tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực kế toán, liên tục rút kinh nghiệm trong quá trình hạch toán và đưa ra giải pháp khắc phục chính mình.

3.3.2. Với nhà nước

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế quốc gia và có ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để có thể giúp các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách phù hợp với nền kinh tế Việt Nam và quốc tế nhằm thúc đẩy, dễ dàng hòa nhập, thống nhất với thị trường quốc tế.

Đối với công tác kế toán, Nhà nước tiếp tục phát triển chuẩn mực kế toán, luật kế toán đi kèm với nghị định, thông tư hướng dẫn rõ ràng cho doanh nghiệp, cố

lớp đào tạo cho sinh viên, kế toán tại đơn vị để tăng tốc độ làm quen và kịp thời cập nhật các thông tư ban hành. Bên cạnh việc ban hành thông tư, nghị định mới thì Nhà nước cũng cần rà soát lại các văn bản ban hành cũ, tránh việc các văn bản sau lại phủ nhận các văn bản trước gây bối rối cho doanh nghiệp sử dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào sự so sánh giữa tình hình thực tế ở chưong 2 và lý luận chung ở chương 1, chúng ta có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Từ đó, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty TNHH Thưong mại và Xuất nhập khẩu Viettel với một số kiến nghị giúp công ty hoàn thiện hon.

KẾT LUẬN

Ke toán là ngôn ngữ chung cho tất cả các doanh nghiệp vì vậy công tác hạch toán kế toán là hết sức quan trọng. Việc tổ chức hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng và việc đưa ra thực hiện các biện pháp hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ này là rất cần thiết. Nó giúp doanh nghiệp phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hoá, cung cấp thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hon hoạt động bán hàng của mình, đảm bảo doanh nghiệp có lãi, từ đó thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.

Với đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty

TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel”, trong bài khóa luận cuối khóa

của mình, em đã hiểu rõ về tổ chức công tác kế toán, cách thức hạch toán ghi chép sổ sách kế toán và cách vận dụng trong thực tế. Dựa trên co sở lý luận kết hợp với thực tiễn, em đã đưa ra một số ý kiến cá nhân của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện thêm về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty.

Khóa luận này em xin được khép lại ở đây, là sinh viên thực tập ở Công ty TNHH Thưong mại và Xuất nhập khẩu Viettel, trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và cán bộ kế toán của công ty để khóa luận của em được hoàn thiện hon, thực sự có ý nghĩa trên cả lý luận và thực tiễn.

Em xin chân thành cảm on sự hướng dẫn tận tình của cô PGS.TS Phạm Thanh Thủy cùng toàn thể các thầy cô khoa kế toán và các anh chị trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Ke toán tài chính”, Học viện ngân hàng (2012), NXB Dân Trí

2. GS.TS Ngô The Chi; TS. Trương Thị Thủy, 2010, Giáo trình Kế toán Tài

chính, NXB Tài chính.

Một phần của tài liệu 657 kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w