Phương pháp phân tích theo phổ IR là một trong những kĩ thuật phân tích rất hiệu quả, nó sẽ cung cấp thông tin về cấu trúc phân tử nhanh mà không đòi hỏi các phương pháp tính toán phức tạp. Kỹ thuật này dựa trên cơ sở là các hợp chất hóa học có khả năng hấp thụ chọn lọc bức xạ hồng ngoại. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử của các hợp chất hóa học dao động với nhiều vận tốc khác nhau và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại, thường gọi đơn giản là phổ hồng ngoại.
Bảng 1.1 dưới đây sẽ chỉ ra tần số đặc trưng của một số nhóm nguyên tử thường gặp (cường độ vân phổ: m - mạnh, tb - trung bình, y - yếu, bđ - biến đổi). Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ FT-IR tương ứng với các nhóm chức đặc trưng và các liên kết có trong phân tử hợp chất hóa học. Từ đó, có thể căn cứ vào phổ FT-IR của một hợp chất hóa học để nhận dạng chúng.
Ở phổ FT-IR, trục nằm ngang biểu diễn bước sóng (tính ra μm) hoặc số sóng hay vẫn quen gọi là tần số (tính ra cm-1), trục thẳng đứng biểu diễn cường độ hấp thụ [7].
Bảng 1.1. Số sóng dao động hóa trị (cm-1) của các nhóm nguyên tử thường gặp
Nhóm Số sóng (cm-1)
- OH (tự do) - OH (liên kết hiđro)
- OH ( liên kết hiđro nội phân tử) C - H
C = C C = O - CH3
- CH3 (dao động biến dạng) - CH3 (dao động biến dạng đối xứng)
-NO3 Zr-O Zn-O 3650 - 3590, bđ 3600 - 3200, m 3200 - 2500, bđ 3300 - 2700, bđ ~ 1650, tb - y 1850 - 1650, m 2960 - 2850, m 1470 - 1430, tb 1390 - 1370, tb 1660 - 1610, m 800 - 680 670 - 776