- Nền kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm
phát, dân số... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Bối cảnh nền kinh tế hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp, sự bùng phát của dịch Covid-19 nằm ngoài kiểm soát của các nhà hoạch định chiến lược, các chuyên gia dự báo, vì vậy để đối phó với tác động tiêu cực do các yếu tố không lường trước được, các tổ chức cần đảm bảo lực lượng lao động có trình độ tốt, tối ưu chi phí lao động, giảm giờ làm việc, thực thi các chế độ nghỉ tạm thời, cắt giảm nhân sự hoặc giảm phúc lợi nhân viên. Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, công ty lại có
nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất đáp ứng nền kinh tế, tăng cường
đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm người có trình độ, phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều
kiện làm việc cho nhân viên.
- Ngoại giao, thương mại: Việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế là điều
kiện thuận lợi phát triển thị trường lao động Việt Nam, hoàn thiện quá trình đào tạo và nâng cao nguồn lực lao động. Chúng ta có thể nhận thấy rõ trong quá trình hội nhập, hiện nay và những năm tới, thị trường lao động (về nhu cầu việc làm) tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt nhu cầu việc làm chất lượng cao. Thời kỳ hội
nhập sẽ yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả
năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo hay trình độ tin học. Như vậy, muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, người lao động Việt Nam phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, áp dụng công nghệ mới không ngừng
đến tình trạng “chảy máu chất xám”. Đây sẽ là thách thức lớn cho các nhà quản lý nhân sự tại Việt Nam.
- Chính trị, pháp luật: Thị trường lao động của nước ta phải được hoạt động
theo Bộ luật lao động mới nhất đã được ban hành và áp dụng. Mọi tổ chức
đều không
được phép hoạt động vi phạm pháp luật, song song với việc tuân thủ luật
pháp của
các tổ chức, nhà nước cũng liên tục điều chỉnh, thay đổi luật để tạo ra môi
trường làm
việc thuận lợi nhất cho người lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc
trong nước.
- Thị trường lao động là nơi cung cấp sức lao động của những người có khả
năng lao động và mong muốn được làm việc trong một địa phương hoặc một quốc
gia cụ thể, là điều kiện cơ bản để lao động hợp lý và tổ chức lại sức lao động. Tuỳ
vào từng thời điểm khác nhau, thị trường lao động có thể cung cấp cho các
công ty
cần tuyển thêm nhân viên nguồn nhân lực khác nhau. Ví dụ thời điểm có thể
dễ dàng
tuyển dụng là tháng 6, tháng 7, khi sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học và đi tìm
việc làm hoặc thời điểm sau Tết, khi người lao động muốn thay đổi công việc thường
lấy Tết làm cột mốc. Hiện nay, dịch Covid-19 đã khiến cho hàng triệu lao
động thất
nghiệp, những người lao động đi làm cũng gặp nhiều khó khăn, công tác phát triển
nguồn nhân lực gặp nhiều trở ngại. Để đảm bảo các hoạt động phát triển
nguồn nhân
- Văn hoá, xã hội ngày nay không ngừng thay đổi khi chúng ta đang trên đà hội nhập. Điều này tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Thêm vào đó, mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra các giá trị phục vụ xã hội, vì vậy các nhà quản trị cần nghiên cứu khách hàng và điều chỉnh các sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra phải hợp xu thế, không bị lỗi thời, như vậy mới
mang lại doanh thu cao nhất cho công ty.