Hiểu biết về dự phòng và điều trị khàn tiếng của đối tƣợng thăm dò

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường phú hội thành phố huế (Trang 32 - 33)

5. Tiếp xúc với chất độc hại, dị ứng

4.2.5.Hiểu biết về dự phòng và điều trị khàn tiếng của đối tƣợng thăm dò

Cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản thường do virus, làm cho dây thanh bị sưng phồng, giọng trở nên nhỏ, rè và khàn. Những lúc bị như vậy nên hạn chế nói to, nói nhiều. Nếu cần phải nói thì nói thật nhỏ, tránh nói lớn hoặc la hét. Nếu là giáo viên, rao bán hàng, diễn thuyết… thì nên dùng micro

Để phòng tránh khàn tiếng, nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản với những người có cơ địa dị ứng dễ viêm phù nề, mũi họng khi thay đổi thời tiết nên:

- Đừng hạ quá thấp máy điều hoà nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là bảo vệ mũi họng.

- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.

- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi bi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần mất tiếng, khàn tiếng.

- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh. Do đó, có 163 ý kiến cho rằng có thể phòng và điều trị được khàn tiếng chiếm tỷ lệ 74,4%. Không thể phòng và điều trị được chiếm tỷ lệ 25,6%. Điều này cũng phản ảnh thực tế là tại địa bàn mà chúng tôi thăm dò, điều tra có tỷ lệ ≥ Trung học phổ thông là khá cao (71%) nên những nhận thức, hiểu biết về thông tin khàn tiếng nói riêng và bệnh thanh quản nói chung hằng ngày qua những kênh tivi, báo chí, cán bộ y tế….

4.2.6. Thăm dò sự hiểu biết các yếu tố liên quan đến khàn tiếng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường phú hội thành phố huế (Trang 32 - 33)